‘Nữ quái’ lừa cả bố đẻ lẫn bố chồng
Học hành dở dang nhưng Lan lại thừa mưu mẹo khi liên tiếp qua mặt nhiều cơ quan, tổ chức để lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỷ đồng, không từ bất kỳ ai kể cả người thân.
Bố đẻ không tha
Theo tin tức nhận được ngày 8/8, TAND TP Hà Nội mở phiên hình sự sơ thẩm đối với Cao Thị Lan (SN 1977, ở xã Phương Đình, huyện Đan Phượng) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cáo buộc từ cơ quan công tố cho hay, từ tháng 12/2010 đến tháng 10/2012, với chiêu bài giả mượn “sổ đỏ” của người quen, thân để làm thủ tục vay vốn ngân hàng, “siêu lừa” giả chữ ký của các chủ sở hữu, sau đó thế chấp hoặc chuyển nhượng cho nhiều người khác, chiếm đoạt hơn 2,1 tỷ đồng.
Bị cáo khóc lớn ngay sau khi nghe tòa tuyên án
Trong số những nạn nhân, Lan không chừa cả bố đẻ – ông Cao Hòa Bình (SN 1953, ở xã Phương Đình). Khoảng tháng 4/2011, Lan mượn sổ đỏ của ông Bình với lý do thế chấp vay tiền hùn vốn làm ăn. Qua trung gian, Lan biết chị Lê Thị Mỹ Hạnh (ở quận Đống Đa, Hà Nội) chuyên cho vay tiền. Lan liên hệ với người phụ nữ này vay tiền, hứa sẽ sang tên sổ đỏ lô đất của ông Bình.
Ngân hàng “chống lệnh” cơ quan điều tra
Trong vụ án, có nhiều sổ đỏ đã được thế chấp tại các ngân hàng. Cơ quan công an đã có văn bản đề nghị những ngân hàng này nộp lại sổ đỏ để phục vụ điều tra, song những đơn vị này khước từ. Tại tòa, chủ tọa Ngô Tự Học khẳng định: “Đó là tang vật vụ án, những giao dịch trên là bất hợp pháp, do vậy, cần tuân thủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền”.
Video đang HOT
Dù không nghề nghiệp, không được học hành đến nơi đến chốn, song Lan lắm mưu nhiều kế, nắm vanh vách thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Để phục vụ cho kế hoạch lừa đảo, Lan đi mua 5 bản mẫu hợp đồng chuyển nhượng “sổ đỏ”, tài sản gắn liền với đất… rồi đưa cho chị Hạnh ký vào mục “bên B” – bên nhận chuyển nhượng.
Cuối phiên xử hôm qua, tòa tuyên 18 năm tù đối với bị cáo Cao Thị Lan.
Chị Hạnh ký xong, Lan mang toàn bộ hồ sơ đến gặp ông T. (Phó Chủ tịch UBND xã Phương Đình) chứng thực. Trước khi cầm bộ hồ sơ lên gặp một cán bộ ở Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đan Phượng để làm thủ tục sang tên, Lan khai không quên “cảm ơn” vị Phó Chủ tịch xã 2 triệu đồng.
Nhưng khi vừa cầm trong tay tấm bìa mới coóng, chị Hạnh lại thoái thác, nói không đủ tiền, nhờ một trung gian tên Hậu và anh này đồng ý cho vay tiền. Lan tiếp tục quay lại gặp vị lãnh đạo xã đã giúp mình lần trước để hoàn thiện hồ sơ. Xong việc, anh Hậu giao cho Lan 430 triệu đồng, rồi cầm sổ đỏ đi thế chấp tại Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bố chồng không thoát
Cũng với chiêu thức tương tự, Cao Thị Lan đã đưa cả bố chồng vào danh sách những bị hại của vụ án.
Khoảng tháng 6/2011, Lan gọi bố chồng – ông Nguyễn Tiến Tâm (SN 1947, ở xã Phương Đình) đến mượn sổ đỏ lô đất diện tích 451m2. Qua mối quan hệ làm ăn, Lan biết chị Tạ Thị Chi (SN 1973, ở xã Mễ Trì, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là người chuyên cho vay tiền. Cũng với lý do “vay hộ”, Lan gọi điện cho chị Chi nói: “Bố chồng em muốn vay 600 triệu, và sẽ chuyển nhượng sổ đỏ cho chị”.
Chị Chi đồng ý, nhưng yêu cầu sang tên sổ đỏ cho một người tên Tuyết ở quận Hà Đông. Lan tiếp tục phô tô 5 bản hợp đồng chuyển nhượng, tiến hành hoàn thiện thủ tục sang tên như các trường hợp trước đó. Sau khi nhận sổ đỏ mới, chị Tuyết mang thế chấp tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Quang Trung, Hà Đông, vay 2 tỷ đồng.
Trong vụ án, cơ quan chức năng đã xem xét đến trách nhiệm của ông T. – Phó Chủ tịch UBND xã Phương Đình. Lan khai từng nhiều lần đưa tiền “cảm ơn” ông T. khi nhờ chứng thực hồ sơ chuyển nhượng. Tuy nhiên, ông Phó Chủ tịch xã không thừa nhận lời khai của Lan, và cho rằng không trực tiếp nhận hồ sơ của Lan, bản thân chưa được tập huấn về công tác chứng thực… Do vậy, cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự với vị cán bộ xã này.
Dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
Liên quan vụ án, có tình huống vay tiền của một người tên Trần Văn Quyết khi mang sổ đỏ của bố mẹ đến gặp Lan để vay 200 triệu đồng. Tại đây, Quyết giả chữ ký của bố mẹ trong hợp đồng chuyển nhượng theo yêu cầu của Lan. Trong phiên xử, thẩm phán Ngô Tự Học cho rằng, Quyết có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đề nghị Viện kiểm sát làm rõ.
Theo báo Tiền Phong
Hà Nội "làm tới" sau tai nạn thang máy chết người
Phó UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa yêu cầu kiểm tra, xử lý trách nhiệm trong việc sử dụng kinh phí bảo trì trong quá trình vận hành thang máy và việc không thành lập Ban Quản trị nhà chung cư...
Theo đó, Phó Chủ tịch Thành phố yêu cầu Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra, báo cáo tình trạng an toàn của tất cả các thang máy trong các tòa nhà chung cư tái định cư; tình hình thành lập Ban Quản trị nhà chung cư và việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư tái định cư được UBND Thành phố bố trí tại Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 24/1/2014, Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 5/5/2014; xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc sử dụng kinh phí bảo trì trong quá trình vận hành thang máy và không thành lập Ban Quản trị nhà chung cư, báo cáo kết quả về UBND Thành phố trước ngày 15/7.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn quy trình bảo trì thang máy trong các tòa nhà chung cư, đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng của người dân.
Sở Xây dựng cũng phải trực tiếp làm việc với cơ quan thông tin đại chúng về tình hình thành lập Ban Quản trị, việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư tái định cư và công tác quản lý nhà nước về quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã rà soát tất cả các nhà chung cư trên địa bàn Thành phố kiểm tra, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc chậm thành lập Ban Quản trị nhà chung cư, báo cáo kết quả về UBND Thành phố trước ngày 20/7/2014, đồng thời có biện pháp yêu cầu các chủ đầu tư, người quản lý, sử dụng nhà chung cư thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý nhà chung cư.
Cư dân tòa nhà NA5 Trung Hòa, Nhân Chính đã phải tự quyên góp tiền để sửa thang máy, nhưng đúng ngày có thợ đến sửa thì xảy ra sự cố chết người - ảnh: Tuệ Khanh
Tiền 2% được sử dụng như thế nào?
Sở dĩ có sự quyết liệt này của UBND thành phố Hà Nội là bởi hôm 30/6, một vụ tai nạn thang máy đã xảy ra tại tòa chung cư tái định cư NA5 (Trung Hòa, Nhân Chính), khiến một bảo vệ tử vong. Theo người dân ở tòa nhà này thì thang máy bị hỏng từ nhiều tháng nay, cư dân tòa nhà đã kêu cứu khắp nơi nhưng không được giải quyết. Nguyên nhân được cho là thang máy đã hết thời hạn bảo hành mà tiền duy tu, vận hành thang máy thì không có. Do vậy, cư dân tòa nhà đã phải tự đôn đốc nhau thu tiền thuê thợ đến sửa chữa. Trớ trêu thay, người bảo vệ tòa nhà đã bị thiệt mạng trong lúc đi thang máy từ tầng 7 xuống tầng 1 để đón thợ đến sửa chiếc thang máy bị hỏng.
Luật Nhà ở hiện tại quy định phí bảo trì mỗi căn hộ chung cư bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán căn hộ đó. Số tiền này, chủ đầu tư phải lưu giữ trong tài khoản riêng. Sau khi thành lập Ban quản trị chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển cả vốn và lãi cho Ban quản trị để sửa chữa, tu bổ kết cấu công trình và hệ thống máy móc vận hành tòa nhà khi hết hạn bảo hành.
Tuy nhiên, từ hàng chục năm nay, việc thành lập Ban quản trị không hiểu vì lý do nào đã gần như không thể thực hiện được và cuộc chiến giành số tiền khổng lồ 2% này giữa cư dân các tòa nhà và Chủ đầu tư diễn ra hết sức căng thẳng. Cho tới nay, việc phân định vẫn chưa ngã ngũ, trong khi trên thực tế, cũng chỉ mới có khoảng 5 Ban quản trị được thành lập trong tổng số mấy trăm nhà chung cư trên địa bàn toàn Thành phố.
Trao đổi với VnMedia, ông Nguyễn Mạnh Lân, cư dân sinh sống tại tầng 9 tòa nhà NA5, nguyên là Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ phường Nhân Chính (N1) và cũng nguyên là Phó ban quản trị HTX thí điểm của Thành phố cho biết, cư dân tòa nhà NA5 đề nghị Thành phố kiểm tra Công ty TNHH Một thành viên quản lý và phát triển nhà ở về việc thực hiện quy định sử dụng quỹ 2% đó như thế nào và việc này phải được "Thành phố thực hiện ráo riết".
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Loại bỏ ô dù, vùng cấm trong chống tham nhũng Sau khi khởi đăng "Diễn đàn Tuyên chiến với tham nhũng, lãng phí", Báo đã nhận được những chia sẻ thẳng thắn của ông Mai Thế Dương - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) về những vấn đề xung quanh cuộc chiến chống giặc "nội xâm" đầy cam go và thách thức...