Nữ quái đất Cảng điều hành 7 công ty ‘ma’
Huyền (28 tuổi, ở Hải Phòng) điều hành 7 công ty khác nhau để mua bán trái phép hóa đơn thuế giá trị gia tăng với doanh số bán ra hơn 2.500 tỷ đồng.
Công an TP Hải Phòng đang tạm giữ Đinh Thị Huyền (28 tuổi, trú phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng) để làm rõ hành vi Mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Huyền cùng chồng là Bùi Minh Tiến (34 tuổi) bị cảnh sát bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi này ngày 28/11.
Lực lượng chức năng thu giữ hơn 100 triệu đồng, 2 hóa đơn giá trị gia tăng của Công ty TNHH dịch vụ Nguyễn Lê Phát xuất bán cho Công ty TNHH Phạm Tải, cùng một số tang vật liên quan.
Khám xét khẩn cấp chỗ ở, cơ quan công an thu giữ 3 máy tính xách tay, 7 con dấu của 7 công ty khác nhau, 10 quyển hóa đơn có liên quan.
Quá trình hoạt động, Huyền thuê Nguyễn Thị Phương Cúc và Vũ Thị Như Ý làm kế toán thực hiện viết nội dung hóa đơn, lưu giữ, bảo quản hóa đơn, con dấu của các công ty… Kết quả điều tra xác định 7 công ty “ma” do Huyền điều hành có doanh số bán ra hơn 2.500 tỷ đồng.
Ngoài Huyền, Cúc và Ý cũng bị cảnh sát tạm giữ để điều tra mở rộng vụ án.
Video đang HOT
Theo news.zing.vn
'Cần nhanh chóng khởi kiện nhà hàng Món Huế'
"Chủ nợ, nhà cung cấp, người lao động cần nhanh chóng khởi kiện, yêu cầu thanh toán nợ tại tòa án có thẩm quyền, thậm chí yêu cầu tuyên bố phá sản với công ty này", luật sư Vũ nói.
Ngày 22/10, tất cả chi nhánh Món Huế ở TP.HCM đã đóng cửa và treo biển thông báo trả mặt bằng.
Một số nhà cung cấp cho biết Món Huế nợ thanh toán đơn hàng từ tháng 4. Theo thống kê sơ bộ từ những nhà cung cấp, tổng số nợ đã lên đến gần 20 tỷ đồng.
Hiện tại, các nhà cung cấp đã nộp đơn tố cáo Công ty Huy Việt Nam (chủ sở hữu nhà hàng Món Huế) cho Công an phường Cô Giang (quận 1). Đại diện công an phường cho biết đã tiếp nhận và sẽ chuyển cho Công an quận 1 để giải quyết theo đúng trình tự.
Có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trao đổi về vụ việc, luật sư Kiều Anh Vũ (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định đây là quan hệ giữa công ty sở hữu chuỗi nhà hàng Món Huế (Công ty TMHH Món Huế; Công ty TNHH chế biến thực phẩm Huy Việt Nam) với các nhà cung cấp, người lao động,... Quan hệ này là hợp đồng giữa pháp nhân với nhà cung cấp, người lao động.
Do đó, việc công ty đóng cửa hàng loạt cửa hàng, nợ tiền nhà cung cấp, nợ lương người lao động,... thì đây vẫn là quan hệ pháp luật dân sự; chưa có dấu hiệu cho thấy yếu tố hình sự hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhà hàng Món Huế trên đường Huỳnh Thúc Kháng đóng cửa một ngày trước.
Theo luật sư Vũ, với thông tin hiện tại thì pháp nhân sở hữu chuỗi nhà hàng Món Huế vẫn đang tồn tại và có thể vẫn còn có tài sản. Do đó, chủ nợ, nhà cung cấp, người lao động cần nhanh chóng khởi kiện, yêu cầu thanh toán nợ tại tòa án có thẩm quyền.
"Trong quá trình khởi kiện, có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm cho khả năng thi hành án. Thậm chí có thể yêu cầu tuyên bố phá sản đối với công ty này nếu có những khoản nợ quá hạn thanh toán từ 3 tháng trở lên", luật sư Vũ phân tích. Khi đó, quyền lợi của chủ nợ sẽ được giải quyết trên cơ sở pháp luật về phá sản.
Quyền lợi giải quyết thế nào khi công ty phá sản?
Luật sư Võ Anh Loan (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định nếu nguyên nhân nhà hàng này đóng cửa bắt nguồn từ việc mất khả năng thanh toán do tình trạng kinh doanh sa sút thì các chủ nợ có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Món Huế, đề nghị tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản 2014.
Lúc đó, việc các chủ nợ đòi được tiền hay không, đòi được bao nhiêu... sẽ phụ thuộc vào số tài sản còn lại của nhà hàng Món Huế.
Theo Luật phá sản 2014, các tài sản còn lại của nhà hàng Món Huế sẽ phân chia theo thứ tự sau: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
Tiếp đó sẽ đến khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; Khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; Khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Chi nhánh Món Huế, Phở Ông Hùng trên đường Song hành Xa lộ Hà Nội, quận 2 đã đóng cửa nhiều tuần nay.
Còn trong trường hợp các chủ nợ có bằng chứng, chứng minh được các cá nhân cụ thể có dấu hiệu nhân danh nhà hàng Món Huế để chiếm đoạt tài sản thì lúc này, vụ việc có dấu hiệu hình sự, các chủ nợ có thể tố cáo các cá nhân đó ra cơ quan công an.
Luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết trường hợp chủ Công ty TNHH Món Huế vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Hoặc vay, mượn, thuê tài sản của người khác; nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì chủ doanh nghiệp có thể bị xử lý hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo luật sư Anh Loan, hiện nay, quy định về "chủ doanh nghiệp bỏ trốn" hay "đóng cửa hàng loạt" trong pháp luật hiện hành nói chung và Luật Doanh nghiệp nói riêng gần như đang bị bỏ ngỏ, chưa có các chế định cụ thể.
Chỉ có duy nhất Thông tư liên tịch của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế thì có nêu đến việc "chủ doanh nghiệp bỏ trốn".
Tuy vậy, lại chưa có văn bản pháp luật nào quy định về doanh nghiệp có chủ bỏ trốn. Từ khái niệm doanh nghiệp có chủ bỏ trốn đến quy trình tổ chức thanh lý tài sản, việc giải quyết chế độ chính sách cho người lao động; trả các khoản nợ có liên quan đến BHXH, BHYT, nợ các tổ chức tín dụng... trong trường hợp này ra sao cũng không được hướng dẫn. Chính điều này đã tạo ra kẽ hở để một số chủ doanh nghiệp lợi dụng, trốn tránh trách nhiệm tài chính với người lao động.
Theo Zing
Bắt giam Võ Anh Kiệt, chủ công ty Golux Ngày 28/9, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Võ Anh Kiệt để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Võ Anh Kiệt (37 tuổi, hộ khẩu thường trú tại tỉnh Trà Vinh), là chủ của Công ty TNHH...