Nữ phóng viên Charlie Hebdo thề ủng hộ tạp chí dù bị dọa giết
- Mặc dù nhận được những lời lẽ đe dọa đến tính mạng, nữ phóng viên này vẫn quyết tâm ủng hộ tạp chí Charlie Hebdo.
Theo tin tức trên Chicago Tribune, nữ phóng viê n Zineb El Rahzouni, 33 tuổi, đang trong kỳ nghỉ tại quê hương Morocco vào hôm 7/1, đúng ngày hai tay súng Hồi giáo có vũ trang tấn công tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo ở thủ đô Paris (Pháp), khiến 12 người thiệt mạng, bao gồm tổng biên tập tạp chí và họa sĩ vẽ tranh biếm họa Stephane Charbonnier.
Sau vụ xả súng, các nhân viên của tạp chí này vẫn tiếp tục phát hành ấn bản mới đăng hình nhà tiên tri Mohammed trên trang bìa kèm dòng chữ bên dưới (Tất cả đã được tha thứ). Khi đó, số mới phát hành đã bán được hơn 7 triệu bản và El Rhazoui cùng các biên tập viên khác trở thành mục tiêu của những mối đe dọa từ các phần tử Hồi giáo.
Tuần trước, Zineb đã được lực lượng vũ trang bảo vệ khi tới Đại học Chicago để nói về thảm kịch, sự châm biếm và tự do ngôn luận.
Được biết, Zineb cũng là một người sinh trưởng trong gia đình, xã hội Hồi giáo ở quê hương Morocco.
Phóng viên của tạp chí Charlie Hebdo Zineb El Rahzouni.
“Tôi nói tiếng Ảrập còn tốt hơn cả những kẻ khủng bố đã sát hại những đồng nghiệp của tôi. Tôi dạy tiếng Ảrập trong một trường đại học ở Cairo (Ai Cập). Tôi đã học về Hồi giáo khi còn là học sinh và thậm chí tôi cũng nghiên cứu về đạo Hồi trong trường đại học ở Pháp. Khi làm việc cho tạp chí Charlie Hebdo, tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu. Tôi biết, trong kinh Koran, không hề có câu nói đề cập tới việc cấm vẽ nhà tiên tri Mohammed hay bất kỳ ai khác”, nữ phóng viên chia sẻ.
Video đang HOT
Trước đó, Zineb từng nhiều lần nhận được những đe dọa từ những kẻ khủng bố Hồi giáo.
“Tôi nhận được nhiều lời đe dọa nhưng tôi không bận tâm. Đầu tiên là vào ngày 18/1, tôi nhận được lời đe dọa trên Facebook bằng tiếng Ảrập rằng, dù cô đã thoát chết trong cuộc tấn công đẫm máu ở Paris nhờ lúc đó cô ở Marroco để đón năm mới trong khi mà các đồng đội của cô đã thiệt mạng, nhưng chúng tôi sẽ không nhắm mắt bỏ qua cho cô trước khi khiến cô đầu lìa khỏi cổ”.
Tiếp đó, Zineb nhận được một video từ một nhóm tự xưng là Anonymous Youth of Islam nhưng phải đến 3, 4 ngày sau cô mới biết. Đoạn video miêu tả một tên đeo mặt nạ và buông lời đe dọa: “Hồi giáo là tôn giáo của hòa bình và tình yêu,… nhưng luật pháp của bọn ta nêu rõ, những kẻ xúc phạm nhà tiên tri đều phải chết. Bọn ta nói cho cô biết, Zineb, cô sẽ sớm bị xử tử”.
Đáng sợ nhất, hồi tuần trước, trên Twitter, nữ phóng viên cũng nhận được hai lời đe dọa như giết cô để báo thù cho nhà tiên tri và “định vị để kết liễu Zineb”. Bọn chúng cũng nêu ra địa chỉ văn phòng của chồng Zineb ở Morocco và bắt đầu định vị vị trí của cô ở Paris.
Không chỉ vậy, những kẻ Hồi giáo còn miêu tả cách giết Zineb theo những cách ghê rợn bao gồm đập đầu vào đá, cắt họng hay đốt nhà…
Trước những lời đe dọa đáng sợ từ các phần tử khủng bố, Zineb luôn tỏ ra bình tĩnh, dũng cảm và cô vẫn làm việc cũng như ủng hộ Charlie Hebdo.
“Tôi không cảm thấy sợ hãi. Tôi chỉ thấy sợ hơn cho cả thế giới này. Chúng ta đang sống trong thế giới nào đây?”.
Thay vì đi ở ẩn để đảm bảo an toàn, Zineb lại tiếp tục làm việc và tới Chicago để thực hiện kế hoạch đã định trước khi “làn sóng” đe dọa ập đến với cô.
“Tôi đã lên kế hoạch đến đây (Chicago) trước khi nhận được những lời lẽ đe dọa. Tôi không muốn hủy kế hoạch chỉ vì những kẻ khủng bố ngu ngốc đó”, Zineb phát biểu.
THIÊN BÌNH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
TBT Charlie Hebdo lý giải về biếm họa nhà tiên tri Mohammed
Ông Gerard Biard cho rằng, việc tạp chí Charlie Hebdo đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed cũng chỉ nhằm bảo vệ tự do tôn giáo.
Tuyên bố của ông Biard được đưa ra trong bối cảnh có những tranh cãi gay gắt về việc tạp chí Charlie Hebdo trong số mới nhất của mình kể từ sau vụ tấn công ngày 7/1 lại tiếp tục đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed (một hành động mà người Hồi giáo cho là xúc phạm đến họ).
Việc tạp chí Charlie Hebdo lại đưa hình ảnh nhà tiên tri Mohammed lên trang bìa của tạp chí này đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và nhiều nhà thờ tại Niger bị thiêu rụi trong ngày 17/1 trong một cuộc biểu tình phản đối hành động của tờ tạp chí này.
Tổng biên tập tạp chí Charlie Hebdo dự lễ tang của các đồng nghiệp
Nhiều quốc gia Hồi giáo cũng đã lên tiếng không đồng tình với quyết định của tạp chí Charlie Hebdo. Trong khi đó, các quốc gia châu Âu cũng đã phải tăng cường các biện pháp an ninh và đã bắt giữ rất nhiều kẻ được cho là lên kế hoạch tấn công "giống như vụ Charlie Hebdo".
Phát biểu trên kênh truyền hình NBC ngày 17/1, ông Biard nhấn mạnh: "Mỗi lần chúng tôi vẽ biếm họa nhà tiên tri Mohammed, mỗi lần chúng tôi vẽ ông hay vẽ đức Chúa trời là chúng tôi đang bảo vệ quyền tự do tôn giáo".
Ông Biard cũng nói thêm rằng: "Chúng tôi khẳng định Chúa không phải là một nhân vật chính trị hay một người nổi tiếng. Ông ấy là của riêng mọi người và vì thế việc chúng tôi làm là để bảo vệ quyền tự do tôn giáo".
"Đúng là việc vẽ tranh biếm họa cũng thể hiện quyền tự do ngôn luận, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh đến quyền tự do tôn giáo và các vấn đề tôn giáo không thể được coi là vấn đề chính trị", ông Biard nói.
Tuy nhiên, tuyên bố của ông Biard cũng vấp phải những phản ứng của những người xem truyền hình, những người muốn ông bàn về tuyên bố của Giáo hoàng Francis, người đã lên án việc giết hại người khác nhân danh Chúa nhưng cũng cho rằng tự do ngôn luận cũng phải có giới hạn và không được phép xúc phạm đến tôn giáo của người khác./.
Trần Khánh
Theo VOV
Pakistan chỉ trích việc đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Chaudhry Nisar Ali chỉ trích việc tạp chí Charlie Hebdo tiếp tục cho đăng hình nhà tiên tri Mohammed trên bìa báo. Người biểu tình Philippines đốt một trang báo thiết kế giống như tạp chí Charlie Hebdo (ảnh: Getty) Trong một tuyên bố trước báo giới hôm 17/1, Bộ trưởng Nội vụ Pakistan nói: "Nếu như không...