Nữ phiên dịch tiếng Trung trong ổ nhóm tội phạm “ngoại” lĩnh án
Sở hữu vốn tiếng Trung hơn người, song Ngọc không dùng nó vào việc có ích. Trái lại, cô gái 9X này lại ra nhập ổ nhóm tội phạm có yếu tố nước ngoài và trở thành “mắt xích” rất quan trọng.
Sau phiên tòa bị hoãn hồi cuối tháng 4, ngày 19-5, TAND TP Hà Nội đã mở lại phiên xét xử đối với Trần Thị Minh Ngọc (SN 1990, trú ở phường Phù Liễu, quận Kiến An, TP Hải Phòng) về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số chiếm đoạt tài sản”, theo Điều 226b-BLHS.
Cùng nữ bị cáo trước vành móng ngựa là Vũ Đức Hiếu (SN 1992, ở xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) và cùng bị truy tố theo Điều 226b-BLHS. Liên quan đến vụ án còn có hàng loạt đối tượng người Việt Nam và người nước ngoài, nhưng được tách rút hồ sơ xử lý sau.
Bị cáo Trần Thị Minh Ngọc cùng đồng phạm tại tòa
Kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa cho thấy, năm 2013, Trần Thị Minh Ngọc làm quen với đối tượng tên A Béo (người Đài Loan- Trung Quốc) qua mạng Internet. Biết Ngoc thông thạo tiếng Trung nên sau một thời gian kết bạn, A Béo rủ Ngọc ra nước ngoài làm phiên dịch cho hắn với tiền công 15 triệu đồng/tháng.
Nhận lời, Ngọc nhanh chóng sang huyện Đông Hưng, Trung Quốc (khu vực giáp ranh cửa khẩu Móng Cái, nơi có vùng phủ sóng của mạng di động Mobifone) và được A Béo thuê nhà cho ăn ở tại đây. Tiếng là làm phiên dịch cho A Béo, song thực chất công việc của Ngọc lại là chuyên gọi điện về Việt Nam gạ gẫm để lừa đảo mọi người.
Theo đó, hàng ngày, Ngọc cùng đồng bọn được A Béo giao nhiệm vụ dùng số điện thoại của mạng Mobifone gọi vào số máy bất kỳ của một chủ thuê bao nào đó trong nước. Khi đầu bên kia bắt máy, đối tượng sẽ mạo danh là nhân viên của một công ty tài chính sẵn sàng cho họ vay vốn với lãi suất thấp để kinh doanh.
Video đang HOT
Nếu chủ thuê bao ở Việt Nam đồng ý, Ngọc lập tức hướng dẫn họ mở tài khoản ở ngân hàng, làm thẻ Visa debit, Master, mua sim Mobifone và đăng ký dịch vụ Internet banking (dịch vụ chuyển tiền qua Internet). Tiếp đến, đối tượng sẽ yêu cầu người muốn vay tiền thông báo lại toàn bộ thông tin về tài khoản, thẻ, đồng thời gửi kèm bản CMND (photo) cho người của A Béo.
Thế nhưng sau gần 2 tháng đồng lõa với ổ nhóm tội phạm người nước ngoài do A Béo cầm đầu, Ngọc không lừa đảo được trường hợp nào.
Giữa lúc Ngọc loay hoay lừa đảo nhưng bất thành thì Vũ Đức Hiếu cũng bị lôi kéo sang Trung Quốc tham gia vào ổ nhóm tội phạm công nghệ cao của A Béo. Chiêu lừa vay tiền không kết quả, tháng 8-2014, theo chỉ đạo của A Béo, Ngọc bảo Hiếu quay về Việt Nam thuê một số người mở hàng loạt tài khoản cùng thẻ rút tiền tự động (ATM) ở nhiều ngân hàng khác nhau, rồi thông báo lại đầy đủ thông tin cá nhân của các chủ tài khoản.
Thực hiện tội phạm, ngày 29-8-2014, một nữ đồng bọn của Ngọc (chưa xác định được lai lịch) gọi điện vào số máy cố định của gia đình bà Tạ Thị V (SN 1957, trú ở quận Đống Đa) và tự xưng là nhân viên của công ty viễn thông. Nói chuyện với bà V, nữ nhân viên viễn thông rởm cho gia chủ biết khách hàng còn nợ 8 triệu đồng tiền cước điện thoại.
Hoảng hồn, bà V thanh minh thì được đồng bọn của Ngọc hướng dẫn trình báo cơ quan công an, đồng thời kết nối cho người phụ nữ ở quận Đống Đa nói chuyện trực tiếp với đối tượng giả danh là Đại tá công an, ở TP Hồ Chí Minh. Qua nói chuyện với Đại tá công an rởm, bà V bị dọa nạt đã vướng vào một vụ án ma túy đặc biệt lớn.
Nhận thấy người phụ nữ ở Đống Đa tỏ ra sợ hãi, tên tội phạm giấu mặt liền yêu cầu bà V phải ra ngay ngân hàng chuyển toàn bộ 200 triệu đồng trong tài khoản sang một tài khoản do đối tượng giả mạo công an cung cấp với lý do để cơ quan chức năng kiểm tra. Tưởng thật, bà V tức tốc làm theo, trong khi đó Ngọc đã thông báo cho Hiếu phục sẵn ở máy ATM để rút tiền ra chiếm đoạt hết.
Tương tự, trước khi lừa bà V 2 ngày, Ngọc và nhóm tội phạm “ngoại” cũng đã dựng nên câu chuyện y chang đối với bà Hoàng Thị T (SN 1954), trú ở quận Ba Đình. Cũng chính vì thế mà người phụ nữ ở quận Ba Đình cũng đã bị mất 333 triệu đồng. Ngày 25-11-2014, nữ phiên dịch 9X và bị cáo đồng phạm lần lượt bị bắt giữ.
Tổng cộng, Ngọc, Hiếu và ổ nhóm tội phạm “ngoại” đã chiếm đoạt được 533 triệu đồng của hai người bị hại. Tuy nhiên, trong tổng số tiền hơn nửa tỷ đồng ấy, nữ phiên dịch tiếng Trung cùng đối tượng quê Nam Định chỉ được hưởng lợi bất chính một phần nhỏ. Phần lớn số tiền còn lại, Hiếu gửi theo đường xe khách lên cửa khẩu Móng Cái cho nhóm A Béo.
Với hành vi phạm tội rất tinh vi nêu trên nên kết thúc phiên xử, TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Trần Thị Minh Ngọc, Vũ Đức Hiếu cùng mức án 7 năm tù giam, theo đúng tội danh bị đưa ra xét xử.
Theo_An ninh thủ đô
Nữ phiên dịch tham gia ổ nhóm tội phạm "ngoại"
Thông thạo tiếng Trung, Ngọc bị lôi kéo ra nước ngoài hoạt động phạm pháp. Và rồi nữ phiên dịch này nhanh chóng biến thành một "mắt xích" quan trọng trong đường dây tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia.
Trần Thị Minh Ngọc cùng đồng phạm tại tòa
Ra nước ngoài nhập hội
Ngày 22-4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử đối với Trần Thị Minh Ngọc (SN 1990, trú ở phường Phù Liễu, quận Kiến An, TP Hải Phòng) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số chiếm đoạt tài sản", theo Điều 226b-BLHS. Tòng phạm của bị cáo này là Vũ Đức Hiếu (SN 1992, ở xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) cũng bị xem xét về cùng tội danh. Liên quan đến vụ án còn có nhiều đối tượng là người Việt Nam và nước ngoài, nhưng được tách rút hồ sơ xử lý sau do chưa làm rõ được.
Tài liệu truy tố các bị cáo thể hiện, năm 2013, thông qua phần mềm Wechat trên điện thoại iPhone, Trần Thị Minh Ngọc làm quen với đối tượng A Béo, người Đài Loan (Trung Quốc). Biết thiếu nữ này thông thạo tiếng Trung nên sau một thời gian kết bạn, A Béo rủ Ngọc ra nước ngoài làm phiên dịch cho hắn với thù lao 15 triệu đồng/tháng. Nhận lời, Ngọc sang huyện Đông Hưng, Trung Quốc (khu vực giáp ranh cửa khẩu Móng Cái, nơi có vùng phủ sóng của mạng di động Mobifone) và được A Béo thuê nhà cho ăn ở tại đây. Trong những ngày ở nước ngoài làm phiên dịch cho A Béo, thực chất công việc của Ngọc là gọi điện về Việt Nam gạ gẫm lừa đảo.
Cụ thể, theo chỉ đạo của A Béo, hàng ngày, Ngọc cùng đồng bọn dùng số điện thoại của mạng Mobifone gọi vào số máy bất kỳ của một chủ thuê bao nào đó trong nước. Khi đầu bên kia bắt máy, Ngọc mạo nhận là nhân viên của một công ty tài chính sẵn sàng cho họ vay vốn lãi suất thấp để kinh doanh. Nếu chủ thuê bao nào đồng ý, Ngọc lập tức hướng dẫn họ mở tài khoản ở ngân hàng, làm thẻ Visa debit, Master, mua sim Mobifone và đăng ký dịch vụ Intenet banking (dịch vụ chuyển tiền qua Internet). Sau đó, Ngọc yêu cầu người có nhu cầu vay tiền thông báo lại toàn bộ thông tin về tài khoản, thẻ, đồng thời gửi kèm thêm cả bản photo CMND cho người của A Béo. Tuy nhiên, sau gần 2 tháng đồng lõa với ổ nhóm tội phạm người nước ngoài, Ngọc vẫn không lừa đảo được bất kỳ trường hợp nào.
"Sập bẫy" vì thiếu hiểu biết
Giữa lúc Ngọc đang loay hoay lừa gạt nhưng chưa thành thì Vũ Đức Hiếu cũng được lôi kéo sang Trung Quốc tham gia vào ổ nhóm tội phạm của A Béo. Không thể áp dụng chiêu lừa cũ, tháng 8-2014, Ngọc bảo Hiếu quay về Việt Nam thuê một số người mở hàng loạt tài khoản cùng thẻ rút tiền tự động (ATM) ở nhiều ngân hàng khác nhau, rồi thông báo đầy đủ thông tin cá nhân của chủ tài khoản cho A Béo.
Thực hiện tội phạm, ngày 29-8-2014, một nữ đồng bọn của Ngọc (chưa xác định được lai lịch) gọi điện vào số máy cố định của gia đình bà Tạ Thị V (SN 1957, trú ở quận Đống Đa) và tự xưng là nhân viên của công ty viễn thông.
Nói chuyện với bà V, nữ nhân viên viễn thông rởm này nói gia chủ còn nợ 8 triệu đồng tiền cước điện thoại. Hoảng hồn, bà V thanh minh thì được đầu dây bên kia hướng dẫn trình báo cơ quan công an, đồng thời kết nối cho bà nói chuyện trực tiếp với đối tượng giả danh là Đại tá công an, ở TP.HCM. Sau đó, bà V bị đồng bọn của Ngọc dọa nạt đã vướng vào một vụ án ma túy đặc biệt lớn. Tiếp đến, tên tội phạm giấu mặt yêu cầu bà V phải ra ngay ngân hàng chuyển toàn bộ 200 triệu đồng trong tài khoản sang một tài khoản do đối tượng giả mạo công an cung cấp với lý do để cơ quan chức năng kiểm tra. Tưởng thật, bà V tức tốc làm theo và bị Ngọc thông báo cho Hiếu dùng thẻ ATM chiếm đoạt hết.
Tương tự, trước khi lừa đảo bà V 2 ngày, Ngọc và nhóm tội phạm nước ngoài cũng đã gọi điện vào số điện thoại cố định của gia đình bà Hoàng Thị T (SN 1954, trú ở quận Ba Đình) với màn kịch tương tự. Từ đó, người phụ nữ này cũng bị Ngọc cùng đồng bọn chiếm đoạt 333 triệu đồng. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt của các bị hại, Hiếu chỉ được hưởng lợi bất chính một phần nhỏ, còn phần lớn thì gửi theo đường xe khách lên cửa khẩu Móng Cái cho Ngọc và ổ nhóm tội phạm ở nước ngoài.
Ngày 25-11-2014, Ngọc về Việt Nam thì bị cơ quan công an bắt giữ và Hiếu cũng lập tức sa lưới pháp luật... Với nội tình vụ án như trên, TAND TP Hà Nội đã mở tòa xét xử các bị cáo. Tuy nhiên, do vắng mặt một số người liên quan nên phiên xử buộc phải hoãn lại.
Theo_An ninh thủ đô
Nghẹt thở phút giải cứu cô gái trẻ nghi bị người yêu bán sang TQ May mắn khi gặp chú công an ven đường và chị đồng hương người Việt Nam, cô gái trẻ được giải cứu khỏi tay nhóm buôn người trong tích tắc. Mới đây, trên facebook G.T.V. vừa đăng tải đoạn clip dài gần 1 phút ghi lại đoạn hội thoại giữa một cô gái người Việt Nam cầu cứu người phụ nữ đồng hương...