Nữ phi hành gia trở về Trái đất sau khi xác lập kỷ lục ngoài không gian
Phi hành gia Christina Koch đã trở về Trái đất an toàn vào thứ Năm sau khi phá vỡ kỷ lục bay vào vũ trụ đối với nữ giới, sau khoảng thời gian lưu trú gần 11 tháng trên Trạm vũ trụ quốc tế.
Christina Koch được chăm sóc sau khi bay trở về Trái đất. Ảnh: AP
Koch đã đáp xuống một thảo nguyên phủ đầy tuyết ở Kazakhstan sau 328 ngày trên vũ trụ, cùng với hai phi hành gia Luca Parmitano của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Alexander Skvortsov của cơ quan vũ trụ Nga.
Sau khi đáp xuống mặt đất, Koch tỏ ra hết sức tỉnh táo và mỉm cười với đội cứu hộ, trong khi Parmitano giơ nắm đấm lên không trung còn Skvortsov được bắt gặp đang ăn một quả táo.
“Ngay bây giờ, tôi rất choáng ngợp và hạnh phúc”, Koch chia sẻ cảm nghĩ sau khi trở về Trái đất, cô đã thực hiện sứ mệnh ngoài vũ trụ kể từ ngày 14/3 năm 2019.
Koch, một kỹ sư người Mỹ 41 tuổi, vào ngày 28/12 năm ngoái đã phá kỷ lục của một nữ phi hành gia ở ngoài vũ trụ (289 ngày), do cựu phi hành gia Peggy Whitson thiết lập trong giai đoạn 2016-2017.
Video đang HOT
Nữ phi hành gia Christina Koch được đưa ra khỏi tàu vũ trụ. Ảnh: AFP
“Đối với tôi, Whitson là người hùng và là cố vấn cho nhiệm vụ du hành ngoài không gian. Tôi mong muốn truyền cảm hứng cho những phi hành gia trong tương lai”, Koch cho biết.
Trước cuộc hành trình kéo dài ba giờ rưỡi trở lại Trái đất, Koch nói với đài truyền hình NBC vào thứ Ba rằng cô sẽ nhớ môi trường phi trọng lực.
“Một lần nữa, nó rất vui khi được ở một nơi mà bạn có thể nhảy nhót xung quanh giữa trần nhà và sàn nhà bất cứ khi nào bạn muốn”, Koch cho biết.
Trước khi trở lại trụ sở Nasa ở Houston, nhóm phi hành gia sẽ được đưa tới thành phố Karaganda của Kazakhstan và Cologne của Đức để kiểm tra y tế.
Ba phi hành gia được vây quanh bởi người dân Kazakhstan và đội cứu hộ của NASA. Ảnh: Reuters
Dữ liệu y tế của Koch, sẽ đặc biệt có giá trị đối với các nhà khoa học Nasa khi cơ quan vũ trụ này lên kế hoạch cho một nhiệm vụ có người lái tới Sao Hỏa.
Người phụ nữ đầu tiên bay ra ngoài vũ trụ là nhà du hành vũ trụ Liên Xô Valentina Tereshkova vào năm 1963, đây là nhiệm vụ duy nhất trong lịch sử do một mình nữ phi hành gia thực hiện.
Hiện phi hành gia Scott Kelly của NASA vẫn đang giữ kỷ lục ở lại vũ trụ lâu nhất với 340 ngày trên trạm vụ trụ quốc tế ISS trước khi trở về Trái đất vào năm 2016.
Bắc Hiệp
Theo ngaynay.vn/SCMP
Trái đất bước vào "Kỷ băng hà mini", nhiệt độ bắt đầu giảm ngay từ 2020?
Một chuyên gia khoa học đã đưa ra cảnh báo rằng Trái Đất có thể sẽ hứng chịu một "kỷ băng hà mini" kéo dài hơn 30 năm, khiến nhiệt độ giảm mạnh và lương thực có thể trở nên khan hiếm.
Trái Đất sẽ bước vào "kỷ băng hà" trong thời gian tới? (Ảnh: Getty)
Theo giáo sư Valentina Zharkova từ Đại học Northumbria, Mỹ, Mặt Trời sẽ sớm bước vào "thời kỳ ngủ đông", tức chu kỳ solar minimum (tạm dịch là cực tiểu) của mình. Điều này sẽ khiến nhiệt độ trung bình trên Trái Đất giảm 1 độ C vào năm 2020, và khiến mùa hè trở nên ẩm ướt và mát mẻ hơn.
Dù đây được coi là chu kỳ tự nhiên trong vòng đời của Mặt Trời, cứ sau 11 năm lại xuất hiện một lần, nhưng chu kỳ này lại đặc biệt đáng lo ngại khi nó đánh dấu sự khởi đầu cho một sự suy giảm nhiệt lượng lớn hơn nhiều trên Trái Đất.
Giáo sư Zharkova cảnh báo tình trạng lạnh giá và mùa hè ẩm ướt hơn có thể kéo dài đến tận năm 2053. Bà cho biết các đợt rét đậm gần đây ở Canada, nơi có khu vực nhiệt độ giảm xuống tận -50 độ C, là biểu hiện đầu tiên của chu kỳ cực tiểu của Mặt Trời.
"Mặt Trời đang tiến gần tới chu kỳ ngủ đông của mình", giáo sư Zharkova cho biết, "Các vết đen sẽ hình thành ít hơn trên bề mặt của Mặt Trời và do đó, nhiệt lượng và bức xạ từ nó sẽ ít lan tỏa hơn tới Trái Đất và các hành tinh khác thuộc hệ Mặt Trời. Nhiệt lượng giảm sẽ dẫn đến thời tiết trên Trái Đất trở nên lạnh giá, mùa hè ẩm ướt và lạnh hơn.
Những đợt rét đậm vừa qua tại Canada chính là ví dụ cụ thể, nhưng đó mới chỉ là khởi đầu, nhiều hiện tượng khác sẽ còn xảy đến trong vòng 33 năm tới."
Chu kỳ cực tiểu gần nhất của Mặt Trời gây ảnh hưởng Trái đất kéo dài từ năm 1645 đến 1715, khiến các kênh đào của sông Thames tại Anh và Amsterdam tại Hà Lan, cũng như các tuyến đường thủy khác thường xuyên rơi vào tình trạng đóng băng. Các chuyên gia từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dự đoán những đợt đóng băng tương tự có thể sẽ xảy ra vào năm 2025.
"Chúng tôi chỉ có thể hy vọng rằng kỷ băng hà mini này sẽ không nghiêm trọng như thời kỳ gần nhất" giáo sư Zharkova cho biết, "Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc thu hoạch thực phẩm ở các khu vực nằm trên các đường vĩ độ trung bình, vì rau củ và trái cây ở những khu vực đó không có đủ thời gian để phát triển.
Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung lương thực cho người và động vật, như những gì chúng ta đã thấy trong vài năm trở lại đây, khi hiện tượng tuyết rơi ở Tây Ban Nha và Hy Lạp vào tháng Tư và tháng Năm đã phá hủy các vụ hoa màu của 2 nước này, còn nước Anh thì bị thiệt hại đáng kể số lượng bông cải xanh, trái cây và rau. "
Dù vậy, các chuyên gia khác lại cho rằng chu kỳ cực tiểu của Mặt Trời chỉ gây tác động rất nhỏ đến Trái Đất, và sự ấm lên toàn cầu sẽ giúp tăng nhiệt độ và chống lại bất kỳ ảnh hưởng nào từ hiện tượng này
Nhà khoa học năng lượng mặt trời Mathew Owens cho biết những tác động của con người, như thải khí CO2 ra ngoài khí quyển, sẽ "bù đắp rất nhiều" sự thiếu hụt nhiệt lượng tỏa ra từ Mặt trời.
"Do đó, tình trạng của Mặt Trời sẽ không gây tác động đáng kể nào đối với khí hậu toàn cầu," ông Owens nói thêm.
Theo danviet.vn
NASA tắt kính viễn vọng sau 16 năm làm nhiệm vụ, đưa vào trạng thái ngủ đông vĩnh viễn Spitzer là kính viễn vọng cuối cùng trong bốn đài quan sát của NASA có các thiết bị hồng ngoại và cảm biến nhiệt phát ra từ các thiên thể. NASA tắt các bộ điều khiển mặt đất của Spitzer để đưa kính viễn vọng vũ trụ già cỗi này vào trạng thái ngủ đông vĩnh viễn. Spitzer ban đầu được thiết kế...