Nữ phi hành gia đầu tiên kể phút hiểm nguy trong vũ trụ
Nữ phi hành gia đầu tiên của Liên Xô và thế giới Valentina Tereshkova kể những giờ hiểm nguy trong vũ trụ khi con tàu gặp sự cố.
Valentina Terescova là nữ Thiếu tướng Không quân – Anh hùng Phi công Vũ trụ, Phó Tiến sỹ Khoa học – Kỹ thuật, Đại biểu Xô viết tối cao Liên Xô, Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới. Bà là người phụ nữ nổi tiếng nhất Liên Xô, thế kỷ XX.
Nữ phi hành gia Valentina Vladimirovna Tereshkova trong chuyến bay đâu tiên vào vũ trụ
Nữ phi hành gia xinh đẹp có biệt danh “Traika” (Hải Âu) này đã kể về sự cố đặc biệt nghiêm trọng mà thật may là nếu không khắc phục được, bà đã vĩnh viễn ở lại trên không gian bao la trong chuyến bay lên vũ trụ khi xưa và những bí mật cuộc đời mình sau hơn 40 năm giữ trong im lặng.
Tin đồn về “ Người đẹp vũ trụ”
Sau những năm tháng luôn nổi tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng, đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Valentina Terescova đột nhiên ngừng tiếp xúc với giới báo chí. Bà không trả lời bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào và cũng không cho biết lý do.
Vào thời gian ấy, ở Liên Xô có nhiều tin đồn thổi thất thiệt đã làm giảm uy tín và thanh danh của nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên.
Nào là Valentina Terescova đã hoảng sợ khi không thể mở cửa con tàu vũ trụ để nhảy dù trở về trái đất; nào là Terescova đồng ý lấy chồng là Phi công Vũ trụ số 3 Andrian Nikolaev theo chỉ thị của Bí thư thứ nhất Khrusev.
Nào là cô con gái Alena duy nhất của cặp vợ chồng phi công vũ trụ này mắc bệnh bẩm sinh và họ đã tìm mọi cách để giấu giếm dư luận… Vậy sự thật thế nào?
Từ công nhân dệt đến phi công vũ trụ
Tem Liên Xô in năm 1963 với hình Valentina Tereshkova
Valentina Tereshkova sinh ra và lớn lên ở một làng quê nhỏ bé của nước Nga có tên Maslennikovo, thuộc vùng Iaroslavsk. Bố cô đã hy sinh trong chiến tranh.
Video đang HOT
Mẹ cô một mình nuôi 3 con nhỏ. Vì gia đình khó khăn nên mới 17 tuổi, Valia (tên gọi thân mật của Valentina Tereshkova) đã phải đi làm thợ dệt giúp mẹ, nuôi em.
Tuy cuộc sống vất vả nhưng cô gái trẻ, khỏe mạnh và xinh đẹp này vẫn không từ bỏ niềm đam mê đặc biệt của mình là bầu trời.
Vào những giờ nghỉ, ngày nghỉ, không bao giờ Valia vắng mặt trong các buổi luyện tập tại câu lạc bộ Hàng không địa phương. Cô là vận động viên nhảy dù nhiều triển vọng. Ở tuổi 25, Valia được tuyển thẳng vào Trường đào tạo Phi công Vũ trụ.
Sau thành công vang dội của phi công vũ trụ đầu tiên Yuri Gagarin, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô lúc ấy là Nikita Khrusev đã chỉ thị: Liên Xô cũng phải là nước đầu tiên trên thế giới có nữ phi công bay vào vũ trụ.
Các tuyển trạch viên thay nhau đi khắp tất cả mọi miền đất nước để tìm cho ra những nữ ứng cử viên sáng giá.
Đợt đầu, Trung tâm đào tạo các nhà du hành vũ trụ tuyển chọn được 5 người xuất sắc nhất: Nữ phi công giàu kinh nghiệm Ponomarieva đã tham gia và giành nhiều giải thưởng trong những cuộc thi bay trên các máy bay thể thao toàn Liên bang. Nữ kỹ sư Bách khoa Solovieva là kiện tướng thể thao đã có hơn 700 lần nhảy dù…
Trong số các nữ học viên đó, chỉ có Valentina Tereshkova lúc ấy chưa có bằng Đại học và thành tích trong tập luyện cũng không hơn các nữ phi hành khác.
Thế nhưng, cuối cùng, người ta đã chọn Valentina làm nữ Phi công Vũ trụ số 1. Lý do: Cũng giống Yuri Gagarin, nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới sẽ phải đi nhiều, tuyên truyền và tuyên truyền hay về tính ưu việt của chế độ Xã hội Chủ nghĩa Liên Xô.
Valentina đã là một cán bộ Đoàn lâu năm, giàu kinh nghiệm. Chị có đầy đủ những khả năng ấy.
Ngoài ra, Tổng Công trình sư kiêm Tổng Chỉ huy các chuyến bay vũ trụ – Viện sỹ Korolev đã lập kế hoạch rõ ràng: Trong chuyến bay lần sau, sẽ có nữ phi hành gia lần đầu tiên rời con tàu, bước vào khoảng không vũ trụ.
Theo ông, nhiệm vụ rất nặng nề, khó khăn ấy chỉ những nữ phi công giàu kinh nghiệm như Ponomarieva và Solovieva mới có thể hoàn thành được.
Bí mật hơn 40 năm…
Ngày 15/6/1963, con tàu Vũ trụ “Phương Đông-6″ mang theo nữ phi công vũ trụ đầu tiên trên thế giới Valentina Tereshkova, đã cất cánh tại sân bay Vũ trụ Baikonuar.
Tem Liên Xô in hình Andrian Grigoryevich Nikolayev, người chồng 19 năm chung sống của bà Valentina
Theo những thông báo chính thức của các phương tiện thông tin đại chúng của Liên Xô lúc ấy thì sau 3 ngày bay nhiều vòng thành công quanh trái đất, con tàu đã hạ cánh, trở về mặt đất an toàn.
Không một ai (trừ một số rất ít người trong cuộc) biết được rằng đã có một sự cố rất nghiêm trọng xảy ra trong quá trình hạ cánh và thật may là đã khắc phục được. Hơn 40 năm sau, tức là tháng 3/2007, được phép của cấp trên, Tereshkova mới cho biết toàn bộ sự thật:
Chương trình tự động điều khiển của con tàu đã lập trình sẵn ở trên mặt đất.
Thế nhưng, không hiểu vì sao lại xảy ra một trục trặc vô cùng nghiêm trọng trong chương trình này: Đáng lẽ, sau khi kết thúc vòng bay cuối cùng, tàu vũ trụ “Phương Đông-6″ phải bay tiến tới gần trái đất.
Nhưng, thực tế diễn ra ngược lại: Sau mỗi vòng bay, con tàu lại càng rời xa trái đất hơn. Ngay lập tức, Tereshkova báo cáo sự cố đặc biệt này với Tổng công trình sư Korolev.
Tại Trung tâm chỉ huy mặt đất, kíp chỉ huy toát mồ hôi vì lo lắng. Mọi biện pháp xử lý đều được khẩn trương áp dụng để cứu con tàu…
Cuối cùng, sau những cố gắng không mệt mỏi và liên tục, đến ngày thứ hai kể từ khi sự cố xảy ra, các lệnh điều khiển mới có tác dụng. Quỹ đạo bay của tàu được điều chỉnh lại đúng theo yêu cầu.
Sau khi sự cố xảy ra, Tổng công trình sư Korolev đề nghị Tereshkova phải giữ kín điều bí mật ấy và chị đã nghiêm chỉnh thực hiện chỉ thị đó trong suốt hơn 40 năm qua.
Chưa hết. Trong chuyến bay kéo dài 3 ngày trên tàu “Phương Đông-6″ còn vài trục trặc khác.
Thời gian ấy, bộ quần, áo giáp phi công vũ trụ rất nặng nhưng để bảo đảm an toàn tuyệt đối, dù đã ở trong khoang tàu kín, phi công cũng không được phép cởi bỏ ra.
Ngày thứ hai khi đang bay, chân phải chị đột nhiên thấy đau buốt. Đến ngày thứ 3 thì cảm giác nặng nề, đau đớn khi mặc bộ quần, áo giáp càng tăng.
Chiếc mũ to và nặng trịch siết chặt lên 2 vai. Đầu ngứa…Trong lúc tập luyện trên mặt đất, lúc đói, chị ăn những đồ ăn dành riêng cho phi công vũ trụ một cách ngon lành.
Thế nhưng, trong tình trạng không trọng lượng trên vũ trụ, việc ăn uống không dễ dàng như vậy. Chị đã nôn một lần không phải vì rối loạn tiền đình mà chính vì những đồ ăn đó.
Một sự cố nữa xảy ra khi nhảy dù trở về trái đất. Chị kể: “Lúc bật dù, rời con tàu từ độ cao 4.000 mét, tôi đã thật sự lo lắng vì ngay phía dưới mặt đất là một cái hồ rất lớn.
Tuy đã được huấn luyện bơi rất tốt để phòng trường hợp phải hạ cánh bắt buộc trên biển nhưng trong tình trạng mỏi mệt về thể lực và ở độ cao như vậy với bộ quần, áo giáp nặng nề, phi công không thể điều khiển được dù theo ý muốn và rất khó xoay xở khi tiếp nước.
Bà Valentina Tershkova vào năm 2002
Thật may là gió trên mặt đất lúc ấy rất mạnh đã thổi chiếc dù bay vèo qua hồ. Sau vài cú va đập khá mạnh, Tereshkova bị dù kéo lê đi một quãng ngắn rồi ngã lăn xoài trên mặt đất.
Cuộc nhảy dù đã thành công. Mặc dù trên sống mũi người đẹp có một vết bầm tím do va đập vào mũ áo giáp nhưng chị đã an toàn. Các nhân viên cứu hộ và y tế đã kịp thời chạy tới giúp đỡ chị…
Lấy chồng là theo lệnh Khrusev?
Tereshkova cho biết: Thật ra, Andrian Nikolaev – Phi công Vũ trụ số 3, đã quen và “tán” nữ phi công Tereshkova từ lâu, trước khi chị bay lên vũ trụ.
Theo vietbao
TQ sắp phóng tàu vũ trụ Thần Châu 10
Trung Quốc sẽ phóng tàu vũ trụ Thần Châu 10 đưa 3 nhà du hành vũ trụ vào quỹ đạo trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay, cơ quan phụ trách chương trình không gian của Trung Quốc hôm 28/2 cho biết.
Tàu vũ trụ sẽ đưa phi hành đoàn đến làm việc tại khoang thí nghiệm Thiên Cung 1. Ba nhà du hành vũ trụ sẽ tiến hành các thí nghiệm về hệ thống hạ cánh của trạm, hệ thống hỗ trợ sự sống và các nghiệm vụ khoa học khác.
Hai tàu vũ trụ của Trung Quốc, một có người lái, một không người lái đã tới Thiên Cung 1 kể từ khi được phóng vào tháng 9/2011.
Trạm vũ trụ này sẽ được thay mới vào năm 2020 bằng một trạm vũ trụ vĩnh viễn khác nặng khoảng 60 tấn, nhẹ hơn trạm Skylab của NASA của thập niên 70 và bằng khoảng 1/6 kích thước Trạm Vũ trụ Quốc tế của 16 nước.
Tàu vũ trụ Thần Châu 9 của Trung Quốc
Trung Quốc bị cấm tham gia vào Trạm Vũ trụ Quốc tế, chủ yếu do Hoa Kỳ phản đối do sự khác biệt về chính trị và do các chương trình không gian của Trung Quốc có liên hệ chặt chẽ với quân sự nước này.
Trung Quốc lần đầu tiên đưa nhà du hành Yang Liwei vào không gian vào năm 2003 và trở thành quốc gia thứ ba sau Nga và Mỹ đạt được thành công đó. Và tương lai, Trung Quốc cũng sẽ là nước thứ ba đưa trạm vũ trụ độc lập vào quỹ đạo.
Theo 24h
Trung Quốc sắp phóng tàu vũ trụ Thần Châu-10 Trung Quốc sẽ đưa 3 phi hành gia lên vũ trụ trong tháng này để kết nối với một mô-đun không gian thí nghiệm, bước đi cuối cùng tiến tới tham vọng xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình. Tàu Thần Châu-9 được phóng lên hồi tháng 6/2012. Tàu vũ trụ Thần Châu-10 đã bước vào "giai đoạn đoạn chuẩn bị cuối...