Nữ phi công 19 tuổi hoàn tất chuyến bay vòng quanh thế giới một mình
Cô gái 19 tuổi mang quốc tịch Bỉ và Anh vừa hoàn tất chuyến bay vòng quanh thế giới, vượt 52.000 km và qua gần 30 nước.
Cô Rutherford trở thành người phụ nữ trẻ nhất bay vòng quanh thế giới một mình
Tươi cười vẫy tay trên không khi về đến sân bay gần thị trấn Kortrijk ở Bỉ vào ngày 20.1 (giờ địa phương), cô Zara Rutherford hoàn tất chuyến bay một mình vòng quanh thế giới với hy vọng được ghi vào sách kỷ lục.
“Đó là một hành trình khó khăn nhưng rất đáng làm”, theo AFP dẫn lời cô gái 19 tuổi mang quốc tịch Bỉ và Anh, người phụ nữ trẻ nhất từng bay vòng quanh thế giới một mình.
Tại sân bay, người thân, báo giới và nhiều người khác đến chúc mừng cô hoàn tất chuyến bay hơn 5 tháng, sau khi khởi hành vào ngày 18.8.2021.
“Cảm giác rất lạ khi tôi trở về đây. Tôi muốn không làm gì cả vào tuần tới, mọi việc khó hơn tôi tưởng”, cô phát biểu tại buổi họp báo sau chuyến hành trình với chặng dừng tại gần 30 nước.
Nữ phi công tuổi teen trên đường phá kỉ lục bay “solo” khắp thế giới
Video đang HOT
Bố và mẹ của Rutherford đều là phi công và bố cô từng lái máy bay cho Không quân Hoàng gia Anh.
Cô kể rằng vùng Siberia rộng lớn và băng giá của Nga là chặng đáng sợ nhất trong cuộc hành trình, khi phải vượt khoảng cách xa trong nhiệt độ âm 30 0C mới đến nơi có người ở.
“Tôi đã đi qua hàng trăm, hàng trăm kilomet mà không thấy bất cứ dấu vết gì của con người, không có đường dây điện, đường sá, con người. Và tôi nghĩ rằng nếu động cơ dừng lại thì tôi gặp rắc rối rất lớn”, cô nhớ lại.
Du hành thế giới với chiếc máy bay Shark UL chỉ nặng 325 kg được vay theo một thỏa thuận tài trợ, cô phải bay né các đám mây và không thể bay đêm.
Chiếc máy bay Shark UL chỉ nặng 325 kg đã đưa Rutherford bay vòng quanh thế giới
Điều này khiến cô nhiều lần phải chuyển hướng hoặc đáp vội để tránh điều kiện thời tiết xấu. Vào tháng 11.2021, cô phải chờ 3 tuần tại thị trấn Ayan ven biển phía đông Nga vì không thể cất cánh do thời tiết xấu. Tại đây, nhiều người địa phương tốt bụng sẵn sàng giúp đỡ bất cứ thứ gì cô cần.
Cô còn gặp trở ngại vì Covid-19 khi không thể bay vào không phận Trung Quốc, phải bay vòng qua không phận CHDCND Triều Tiên và bay suốt 6 giờ trên biển.
Cô phải xét nghiệm PCR thường xuyên để đáp ứng yêu cầu những nơi đến. Chặng đường 52.000 km cũng mang đến cho cô nhiều kỷ niệm có một không hai.
Cô từng bay qua tượng Nữ thần Tự do, chứng kiến cuộc phóng tàu vũ trụ của SpaceX ở California, bay qua Ả Rập Xê Út, dừng tại Colombia, ngắm những ngôi nhà trên đảo và bay qua những thung lũng xinh đẹp của Bulgaria.
Rutherford không phải là phi công trẻ nhất từng bay quanh thế giới một mình. Danh hiệu đó thuộc về nam phi công 18 tuổi người Anh Travis Ludlow hoàn tất chuyến bay vào tháng 7.2021.
Nữ phi công kể chuyện xoay xở đáp cường kích A-10 đang bung ra từng mảnh giữa không trung
Điều mà chẳng phi công nào muốn nhìn thấy là việc máy bay của mình tưởng chừng rã ra từng mảnh khi sắp hạ cánh. Nhưng đó lại chính là cơn ác mộng mà phi công Taylor "Petrie" Bye phải đối mặt khi lái cường kích A-10 năm ngoái.
Ngày 7.4.2020, nữ phi công Bye, 29 tuổi, thuộc Phi đội máy bay chiến đấu số 75 của không quân Mỹ đang thực hiện chuyến bay diễn tập như thường lệ tại căn cứ không quân Moody (bang Georgia).
Đột nhiên, khẩu pháo GAU-8/A Avenger 30 ly gắn ở mũi chiếc A-10C Thunderbolt II gặp trục trặc, kéo theo một loạt thảm họa liên hoàn và đẩy nữ phi công vào tình thế phải đáp máy bay trong tình cảnh không có mái che buồng lái, các tấm vách bị thổi bay và bộ phận đáp bị hỏng.
Theo trang Business Insider, mọi chuyện bắt đầu khi phi công Bye thử khai hỏa khẩu GAU-8/A trên máy bay. Bye nghe một tiếng động lạ, kế đến là đèn cảnh báo khẩu pháo đang trong tình trạng "không an toàn".
Nữ phi công nhanh chóng tăng độ cao của máy bay và đánh giá tình hình. Các đồng hồ đo cung cấp thông tin thiết yếu cho thấy máy bay vẫn đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên phi công từ một máy bay khác báo động rằng đã nhìn thấy một số tấm vách bị rơi mất hoặc còn treo lủng lẳng trên thân máy bay của Bye.
Chiếc A-10 hạ cánh bằng bụng trong tình trạng giảm thiểu mức độ tổn thất nhờ công của cô Bye KHÔNG QUÂN MỸ
Bye bắt đầu chuẩn bị hạ cánh, nhưng thời điểm đó vấn đề mới phát sinh. Một phần bộ phận đáp không hoạt động, đẩy cường kích vào tình trạng nguy hiểm nếu cố gắng đáp xuống.
"Khi điều đó xảy ra, tôi giữ bình tĩnh, không hoảng loạn...Adrenaline của tôi tăng tốc, tim tôi đập mạnh. Tôi biết mình đang trong tình thế hiểm nghèo. Tôi nghĩ rằng cơ thể mình được bật chế độ buộc phải "sống còn", nữ phi công kể lại.
Sau khi phân tích đủ dạng phương án, cô quyết định đáp máy bay bằng bụng. Dòng cường kích A-10 có thể làm được điều này nhờ thiết kế của nó, nhưng nguy cơ vẫn tiềm tàng.
Đột nhiên, mái che buồng lái phi cơ bất ngờ tách rời và bị thổi bay. Bye buộc phải hạ thấp ghế ngồi để tránh áp lực gió. "Đã đến lúc phải đáp ngay lập tức. Chiến đấu cơ của tôi đang rã ra từng mảnh xung quanh tôi", nữ phi công nói qua kênh vô tuyến.
Dù không quân Mỹ không chính thức huấn luyện phi công của họ đáp máy bay bằng bụng, cô Bye từng thử đáp máy bay kiểu này thông qua mô hình giả lập khi nhận nhiệm vụ đầu tiên ở căn cứ không quân Osan (Hàn Quốc).
Nhờ vào sự hỗ trợ và hướng dẫn của nhiều người, nữ phi công xoay xở vượt qua những nguy cơ tiềm tàng trước khi hạ cánh thành công.
Nhờ sự can trường và kỹ năng xuất sắc sau sự cố năm ngoái, cô Bye nhận được 2 giải thưởng của Không quân Mỹ.
Ấn tượng với video thử nghiệm thiết bị bay sử dụng hai cánh quạt khổng lồ Trông hơi cồng kềnh, nhưng trong thử nghiệm nó hoạt động khá ổn định và cho phép người dùng khả năng kiểm soát đáng ngạc nhiên. Copterpack là thiết bị hỗ trợ bay mới được thử nghiệm, sử dụng hai cánh quạt chạy điện khổng lồ. Về cấu tạo, nó sử dụng công nghệ giống với máy bay phản lực hơn là các...