Nữ phát xít giết người hàng loạt ở Đức
Những tình tiết của vụ án hình sự lớn nhất nước Đức trong hơn 20 năm qua cho thấy thực trạng đáng sợ về phong trào cực hữu tại đây.
Beate Zschpe (phải) xuất hiện tại tòa hồi đầu tháng 2 – Ảnh: AFP
Tòa án ở thành phố Munich, Đức đang tiến hành xét xử Beate Zschpe, nữ, 38 tuổi và 4 đồng phạm cùng thuộc nhóm cực hữu Quốc xã bí mật (NSU), vốn đã bị liệt vào dạng tổ chức khủng bố.
Theo tờ Sddeutsche Zeitung, những số liệu liên quan đến phiên tòa thể hiện rõ tính chất nghiêm trọng của vụ án: 5 bị cáo, 70 nguyên cáo, 50 luật sư, 600 nhân chứng và dự kiến thời gian xét xử có thể kéo dài đến 2 năm. Nhân vật trung tâm của vụ án là Zschpe cùng 2 nghi phạm Uwe Mundlos (38 tuổi), Uwe Bhnhardt (34 tuổi) bị cáo buộc thành lập NSU, gây ra 10 vụ án mạng và 2 vụ đánh bom từ năm 2000 – 2007. Ngoài một nữ cảnh sát bị giết năm 2007, 9 nạn nhân còn lại đều là người nhập cư (8 người Thổ Nhĩ Kỳ và 1 người Hy Lạp). Để có tiền duy trì những hoạt động bài ngoại, NSU đã thực hiện 15 vụ cướp ngân hàng.
Với những tội ác nghiêm trọng như vậy nhưng nhóm tội phạm này vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật hàng chục năm trời. Theo tờ Le Monde, cảnh sát chỉ “tình cờ” phá án vào ngày 4.11.2011 do Mundlos cùng Bhnhardt cướp ngân hàng và bị truy đuổi gắt gao nên đã tự sát tại thành phố Eisenach, miền trung nước Đức. Ngay sau đó, Zschpe cũng đốt căn hộ của bà ta rồi bỏ trốn nhưng đã ra đầu thú. Tại hiện trường 2 vụ cháy, cảnh sát phát hiện nhiều chứng cứ giúp làm sáng tỏ những án mạng bí ẩn trong giai đoạn 2000 – 2007.
Hàng xóm vui tính
Video đang HOT
Mundlos và Bhnhardt đã chết nên trong số 5 bị cáo hiện bị xét xử, chỉ có Zschpe là người tường tận toàn bộ sự việc. Bốn người còn lại chỉ đóng vai trò hỗ trợ, theo Le Monde. Từ khi ra trình diện cảnh sát đến nay, bà này hầu như không khai báo thêm bất kỳ thông tin gì. Tuy nhiên, qua lời kể của nhân chứng và những chứng cứ thu thập tại hiện trường, các nhà điều tra đã “phác thảo” phần nào quá trình phạm tội của NSU.
Zschpe, Mundlos và Bhnhardt là bạn từ thuở nhỏ ở bang Thuringe, đều tham gia các nhóm cực hữu trong thập niên 1990 và gây ra nhiều vụ gây rối trật tự công cộng. Từng bị bắt vì tội tàng trữ vũ khí, chất nổ vào năm 1998 nhưng đối với hàng xóm, cả ba là những người hết sức bình thường. Thậm chí, Zschpe còn được đánh giá là vui tính, mến trẻ con và hay giúp đỡ người khác. Bên cạnh đó, theo một số nguồn tin, bà này là “vợ chung” của Mundlos và Bhnhardt. Ngoài việc tham gia lên kế hoạch các vụ giết người, đánh bom, cướp ngân hàng, Zschpe đóng vai trò “bộ mặt thân thiện” của NSU để đánh lạc hướng người xung quanh và cảnh sát. Nhờ đó, nhóm NSU tạo được vỏ bọc là những người bình thường, thân thiện trong hàng chục năm trời.
Thủ tướng Đức xin lỗi Liên quan đến vụ án NSU, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chính thức xin lỗi gia đình các nạn nhân: “Tôi mong gia đình những nạn nhân từng bị nghi là tội phạm thứ lỗi”. Bà Merkel nhận định những tội ác do nhóm NSU gây ra là “điều hổ thẹn của đất nước” và khẳng định không để vụ việc tái diễn. Quốc hội Đức cũng đang mở cuộc điều tra về sai phạm của cảnh sát và ngành tình báo trong quá trình điều tra vụ án.
Sát nhân máu lạnh
Theo tờ The New York Times, cả 9 nạn nhân người nhập cư đều là nam giới, chủ yếu là chủ hoặc làm công cho các hộ kinh doanh nhỏ như bán hoa, bán tạp hóa. Tất cả đều bị bắn nhiều phát ở cự li gần vào đầu và mặt bằng súng lục CZ 83 7,65 mm. Kết quả điều tra cho thấy thủ phạm ra tay trực tiếp là Mundlos và Bhnhardt. Trong khi đó, vẫn chưa rõ động cơ trong vụ giết nạn nhân thứ 10 là nữ cảnh sát người Đức chính gốc Michèle Kiesewetter ở thành phố Heilbronn. Ngày 25.4.2011, cô cùng một đồng sự đang ngồi trong xe thì 2 tay súng tiếp cận từ 2 bên và cùng nổ súng bắn thẳng vào 2 người. Kiesewetter chết tại chỗ còn người đồng sự hôn mê trong nhiều tuần lễ nhưng cuối cùng đã sống sót. Các vụ án nói trên xảy ra tại 7 thành phố khắp nước Đức, chứng tỏ phạm vi hoạt động cực rộng của nhóm NSU.
Theo tờ Die Zeit, vụ án cho thấy ngành an ninh Đức vẫn còn xem nhẹ tội phạm cực hữu, cụ thể là các nhóm tân quốc xã. Nguyên nhân đầu tiên là từ sau vụ tấn công 11.9.2001, hầu hết các nước phương Tây chỉ tập trung đối phó Hồi giáo cực đoan. Thậm chí, trong các vụ sát hại người nhập cư nói trên, cảnh sát đều nghi ngờ các nạn nhân là tội phạm bị thanh toán. Bà Semiya Simsek, con gái nạn nhân Enver Simsek kể lại: “Sau khi cha tôi bị giết, cảnh sát không ngừng tra vấn gia đình tôi. Họ nghi ngờ cha tôi, vốn là chủ một cửa hàng bán hoa, đến Hà Lan không phải để lấy hoa mà để nhận ma túy”. Chưa hết, Cơ quan tình báo nội địa Verfassungsschutz của Đức từng nhiều lần bị chỉ trích vì sử dụng “cộng tác viên” là thành viên các tổ chức, đảng phái cực hữu. Tờ Bild dẫn nguồn tin riêng cho biết một cộng sự của cơ quan này từng xuất hiện gần hiện trường của 6 trong số 9 vụ giết người liên quan đến nhóm NSU.
Theo TNO
KCNA ví thủ tướng Nhật như 'Hitler châu Á'
Ngày 4.2, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải một bài xã luận ví Thủ tướng Nhật BảnShinzo Abe như "Hitler châu Á", cho rằng ông Abe dùng chiêu bài đảm bảo ổn định khu vực để có cơ hội bành trướng quân sự.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến viếng đền Yasukuni ngày 26.12.2013 - Ảnh: AFP
Theo AFP, ông Abe hồi tháng 1.2014 cho biết Hiến pháp Nhật Bản có thể được sửa đổi vào năm 2020.
Bài xã luận mang tựa đề Phải chăng đây là sự trỗi dậy của một Hitler châu Á? được KCNA đăng tải vào ngày 4.2.
Bài xã luận này cho rằng ông Abe, chẳng khác nào trùm phát xít Đức Hitler, khi cố tình làm dấy lên mối lo ngại của cộng đồng quốc tế về mối đe dọa tấn công hạt nhân từ Triều Tiên để Tokyo có cơ hội "thực hiện ý đồ" bành trướng quân sự.
Trước đó, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hồi tháng 1.2014 cũng đăng tải một bài xã luận ví ông Abe là "một người theo chủ nghĩa quân phiệt điên cuồng" định sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản.
Theo Hiến pháp Nhật Bản, hay còn gọi là hiến pháp hòa bình năm 1947, Nhật Bản từ bỏ quyền phát động chiến tranh chống lại một quốc gia khác, theo AFP.
Bài xã luận của KCNA cũng lên án chuyến thăm đền Yasukuni của ông Abe hôm 26.12.2013.
Đền Yasukuni trở thành một địa điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản mà còn cả ở một số quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc - những nước từng bị Nhật Bản xâm lược.
"Hành động táo tợn này đã làm khuấy động khu vực, làm nhớ lại Hitler", theo bài xã luận của KCNA.
Bài xã luận còn kêu gọi ông Abe hãy "tỉnh giấc" khỏi "cơn sốt của một người theo chủ nghĩa quân phiệt".
Không chỉ riêng KCNA, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ngày 23.1 cũng đăng tải bài viết với tựa đề "ADN của Hitler trong Abe", ví von ông Abe có gien di truyền của trùm phát xít Hitler.
Theo TNO
Vận động gỡ lệnh cấm nhập cư vào Úc đối với một du học sinh VN Một cảnh sát điều tra đã thỉnh cầu Bộ Nhập cư Úc nên xem xét gỡ bỏ lệnh cấm nhập cư vào Úc đối với một du học sinh Việt Nam. Du học sinh này là nạn nhân của một vụ hành hung phân biệt chủng tộc, sau đó bị cấm vào Úc, vì phía Úc cho rằng anh ta sử dụng thị...