Nữ nhiếp ảnh gia Italy dành nửa đời chụp mafia và những vụ giết người
Nhiếp ảnh gia gốc Sicily, Letizia Battaglia, bắt đầu sự nghiệp chiến đấu trọn đời với mafia khi lần đầu tiên bà dám hướng máy ảnh vào một nạn nhân bị giết hại tàn nhẫn.
Letizia Battaglia đam mê theo đuổi sự nghiệp đến nỗi bà từ bỏ gia đình để trở thành phóng viên ảnh trong thập niên 1970. Battaglia chụp lại cuộc sống hàng ngày của người Sicily từ đám cưới, đám tang cho đến những vụ giết người man rợ.
Quê hương Palermo của bà phải khốn đốn vì Cosa Nostra (tiếng Italy của mafia) hoành hành. Nhiều bức ảnh đen trắng của nhiếp ảnh gia 84 tuổi, được hé lộ qua bộ phim Shooting the Mafia, đã phần nào cho thấy sự tàn bạo của mafia Italy trong những thập niên 1970-1980.
Letizia Battaglia vẫn nhớ xác chết đầu tiên bà chụp được: một người đàn ông nằm dưới gốc cây ô liu trên cánh đồng ở vùng nông thôn Sicily. Viên cảnh sát xử lý thi thể với ánh mới cam chịu. Nạn nhân là một mafia bị sát hại trong cuộc thanh trừng địa phương.
Trong một bức ảnh ảm đạm năm 1982 là 3 thi thể – một gái mại dâm và hai khách hàng của cô – gục xuống ghế. Họ bị giết vì sử dụng heroin không được cung cấp bởi mafia. “Đó là một căn phòng nhỏ”, bà Battaglia nhớ lại. “Và khi tôi đến, ở đó có rất nhiều người: cảnh sát, bác sĩ, quan tòa. Tôi phải đợi cho đến khi từng người một rời đi và tôi chỉ còn lại một mình với các thi thể”.
Video đang HOT
Battaglia tham gia vào đời sống chính trị- xã hội của thành phố. Bà nói “kho lưu trữ máu của mình” là sự kết hợp của chủ nghĩa khắc kỷ, sự giận dữ và niềm hối tiếc. “Nhiếp ảnh không thay đổi”, bà nói. “Chỉ có bạo lực vẫn tiếp tục, nghèo đói vẫn tiếp diễn, trẻ em vẫn đang bị giết trong những cuộc chiến ngu ngốc”.
Tác phẩm đầu tay của bà được đăng trên tờ báo cánh tả của Palermo, L’Ora, trong đó các mafia ngồi la liệt trong phòng xử án. Người trẻ nhất ngạo nghễ nhìn về phía máy ảnh của bà, một ngón tay chỉ vào miệng hắn và nói: “Tao sẽ thổi bay bộ não của mày!”, bà Battaglia kể lại. Trong suốt 2 thập kỷ, bà thường xuyên bị dọa giết.
“Những bức ảnh của Letizia chống lại mafia”, ông Kim Longinotto, đạo diễn bộ phim tài liệu sắp ra mắt kể về cuộc đời phi thường của nhiếp ảnh gia Battaglia, nói. “Bà ấy biết rõ rằng mình phải đối mặt với nỗi sợ hãi. Nhưng bà ấy đã không sợ ngay cả khi có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình”.
Một phụ nữ Sicily thóc thương cho một nạn nhân bị mafia bắn chết trong bức ảnh chụp năm 1980 của Letizia Battaglia. Battaglia là chủ đề của bộ phim tài liệu Shooting the Mafia, được công chiếu vào ngày 29/11.
Những năm 1980, Battaglia và bạn bè của bà đã tổ chức cuộc triển lãm tự phát để giới thiệu những bức ảnh của bà tại làng Corleone, một thành trì của mafia. Người dân địa phương ban đầu chăm chú quan sát những bức ảnh nhưng sau đó lặng lẽ bỏ đi. “Đây là biểu hiện của sự dũng cảm đáng kinh ngạc, bất chấp mọi thứ”, đạo diễn Longinotto cho biết. “Letizia đã buộc họ (người dân) nhìn thẳng vào những gì mafia đang làm. Nhưng mọi người thậm chí còn sợ khi nhìn vào những bức ảnh. Đó là nỗi sợ hãi từ trong sâu thẳm”.
Tinh thần nổi loạn của Battaglia được thể hiện qua nhiếp ảnh. Tham vọng của Battaglia là trở thành một nhà văn, nhưng sự nghiệp báo chí non trẻ của bà ấy đã đột ngột dừng lại khi lần đầu tiên bà ấy cầm máy ảnh ở tuổi 40. “Tôi nghĩ, với thứ này trong tay, tôi có thể nhìn thấu cả thế giới”, bà nói.
“Khi bạn bị bắn chết, màu đen và trắng thể hiện sự tinh tế, tôn trọng. Nó tạo ra sự im lặng của riêng nó. Điều đó rất quan trọng đối với tôi”, bà nói về việc dùng ảnh trắng đen.
Theo news.zing.vn
Phát hiện bí mật lớn của người Maya trong rừng rậm Guatemala
Một nhóm các nhà thám hiểm đang bắt đầu giải mã bí ẩn về một kim tự tháp của người Maya từ lâu ẩn sâu trong rừng rậm Guatemala, được cho là còn lớn hơn Kim tự tháp Giza vĩ đại của Ai Cập
Tàn tích còn lại của kim tự tháp được cho là lớn nhất thế giới của người Maya trong rừng rậm Guatemala
El Mirador - một khu định cư của người Maya thời tiền Columbus, nằm ở El Peten, cực Bắc Guatemala lần đầu tiên được chụp lại từ trên không vào năm 1930, nhưng vị trí xa xôi, hẻo lánh của khu vực này đồng nghĩa là việc thăm dò bị hạn chế đáng kể.
Kim tự tháp chỉ còn lại một phần nhỏ
Năm 2003, Richard D. Hansen, một nhà khảo cổ học từ Đại học Idaho đã khởi xướng một cuộc điều tra quy mô lớn và mặc dù nhóm của ông phát hiện ra rằng, khu vực này chứa nhiều dấu ấn nổi bật của nền văn minh Maya, song vị trí xa xôi của El Mirador vẫn ngăn họ mở rộng điều tra.
16 năm trôi qua, công ty truyền thông kỹ thuật số Yes Theory đã vượt qua khó khăn về mặt địa lý để khám phá El Mirador và phát hiện ra hai kim tự tháp lớn trong khu vực này.
Thomas Brag, Ammar Kandil và Matt Dajer đã đi bộ 4 ngày bằng cách đi bộ qua rừng rậm Guatemala, cùng với 7 nhà thám hiểm khác để thực hiện giấc mơ leo lên một kim tự tháp.
Ghi lại từng bước trải nghiệm, các nhà thám hiểm đã đăng tải Tìm kiếm Kim tự tháp lớn nhất thế giới bị thất lạc trên trang web của họ và sau đó đăng tải lên YouTube vào ngày 15/9/2019.
Lần đầu tiên phát hiện ra kim tự tháp khổng lồ, ông Dajer đã thốt lên: "Có lẽ chúng tôi đã đến tháp rất rất thấp của một kim tự tháp. Nhưng đây chỉ là một phần của kim tự tháp. Bạn thậm chí không thể tưởng tượng được khi nguyên vẹn trông nó thực sự to lớn thế nào".
Sau đó, đoàn thám hiểm đã leo lên đỉnh của kim tự tháp. Lúc này, phát biểu cảm nghĩ, nhà thám hiểm Kandil đã thốt lên rằng: "Đây là toàn bộ giấc mơ mà tôi đã có".
Theo danviet
Trùm buôn người khét tiếng thế giới sa lưới Cảnh sát liên bang Brazil cho biết đã bắt giữ Saifullah Al-Mamun, gốc Bangladesh, một trong số những tên buôn người khét tiếng thế giới. Theo Reuters, trong một chiến dịch được tiến hành hôm 30/10, với sự phối hợp của Lực lượng Hải quan và Nhập cư (ICE) của Mỹ, cảnh sát Brazil đã bắt các thành viên của một nhóm được...