Nữ nhân viên y tế tại An Giang qua đời sau khi tiêm vaccine COVID-19
Tối 7/5, Bộ Y tế thông tin về trường hợp đầu tiên tại Việt Nam chết sau khi tiêm vaccine COVID-19 tại An Giang.
Cụ thể, theo bác sĩ Từ Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Y tế An Giang, ngày 7/5 trên địa bàn tỉnh ghi nhận một trường hợp tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng vaccine COVID-19 của AstraZeneca. Người tử vong là nữ nhân viên y tế 35 tuổi đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu.
Báo cáo cho thấy, trước khi tiêm vaccine tại điểm tiêm ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu sáng 6/5, nữ nhân viên y tế này được khám sàng lọc và giải thích về các phản ứng sau tiêm.
Hiện công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Việt Nam vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch.
Video đang HOT
Sau khi tiêm, bệnh nhân có phản ứng sốc và được Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu xử lý theo đúng phác đồ. Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu đã kết nối hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang và Bệnh viện Chợ Rẫy để kịp thời được tư vấn xử lý.
Ngay sau khi bệnh nhân được chuyển về tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cử các chuyên gia hồi sức tích cực đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang để hỗ trợ cấp cứu.
Tuy nhiên, bệnh nhân đã tử vong ngày 7/5.
Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế An Giang, nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid (giảm đau kháng viêm). Đây là trường hợp rất hiếm gặp trong thực tế tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Ngay khi biết tin, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã gọi điện chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình, người thân của nữ nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch y tế tỉnh An Giang.
An Phú đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo trẻ em và bình đẳng giới
Những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện An Phú (An Giang) luôn được quan tâm. Từ năm 2016 đến nay, thông qua công tác tư vấn, hướng nghiệp, địa phương đã giới thiệu giải quyết việc làm cho 31.300 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 41%. Cùng với đó, công tác chăm lo cho người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho phụ nữ, trẻ em... luôn được đặc biệt chú trọng.
Qua đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nâng thu nhập bình quân từ 22,3 triệu đồng tăng lên 40 triệu đồng/người/năm.
Tặng quà học sinh nghèo ở huyện An Phú
Chi hội Phụ nữ ấp Hà Bao 1 (xã Đa Phước) là điển hình thực hiện hiệu quả việc vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Hà Bao 1) cho biết, bằng cách tiếp cận trực tiếp, cán bộ chi hội phụ nữ đã tích cực tuyên truyền, vận động, giúp người dân hiểu rõ quyền lợi khi tham gia BHYT; có nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền, vận động, tiết kiệm để mua BHYT cho nhau tại các chi, tổ phụ nữ. Trong các buổi sinh hoạt chi, tổ hội đều lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia BHYT.
Đội ngũ cán bộ hội là cánh tay "nối dài" đưa chính sách BHYT đến với cộng đồng xã hội... Toàn ấp có hơn 2.000 hội viên phụ nữ, hiện có hơn 95% tích cực tham gia BHYT. Chi hội phụ nữ quản lý chặt chẽ, sâu sát việc hội viên tham gia, chưa tham gia BHYT hoặc rà soát thẻ BHYT sắp hết hạn... kịp thời giúp hội viên tham gia liên tục để đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT.
Thực hiện nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐTTg, đã cất mới 426 căn, sửa chữa 338 căn, với tổng trị giá 28 tỷ đồng; cất nhà theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được 141 căn cho hộ nghèo. Phối hợp UBMTTQVN huyện, các ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty Điện lực Miền Nam, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết An Giang cất mới và bàn giao hơn 400 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, tổng trị giá hơn 16 tỷ đồng...
Trong công tác đảm bảo an sinh xã hội, việc tập trung triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là rất quan trọng. Toàn huyện An Phú có 180.153 người, với 45.448 hộ gia đình, trong đó đồng bào DTTS Chăm có 9.309 người (2.358 hộ), chiếm 5,17% dân số của huyện. Huyện An Phú đã huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các DTTS trên địa bàn (trong đó có đồng bào DTTS Chăm). Qua đó, tạo động lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực, giai đoạn 2015-2020 đã giải quyết việc làm cho 31.299 lao động. Toàn huyện An Phú đã cấp phát trên 61.500 thẻ BHYT cho hộ nghèo, cận nghèo và người dân có hoàn cảnh khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo từ 17,64% (đầu năm 2016) giảm còn 4,51% (năm 2021). Các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương thường xuyên quan tâm đẩy mạnh phong trào chăm lo cho người có công, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, dự án giảm nghèo ở địa phương. Các chính sách hỗ trợ về tín dụng, giáo dục, y tế... cho người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội luôn được đảm bảo kịp thời, đầy đủ.
Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em luôn được các cấp, ngành quan tâm thực hiện. Trẻ em được bảo vệ an toàn và tạo điều kiện phát triển toàn diện. Thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích, bảo vệ tính mạng trẻ em, nhất là phòng tránh đuối nước. Mỗi năm, huyện đều tổ chức hàng chục điểm giữ trẻ trong mùa lũ và phổ cập bơi cho trẻ từ 6-11 tuổi tại hồ bơi của huyện và 4 hồ bơi di động. Đây là mô hình rất thiết thực, được huyện duy trì, nhân rộng từ nhiều năm nay.
Phải tỉnh táo chống dịch COVID-19 kể cả ngày nghỉ lễ Tình hình dịch ở các nước láng giềng đang rất phức tạp, vì thế sức ép lên khu vực biên giới Tây Nam và Tây Nam bộ những ngày này rất lớn. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế liên tục có những cảnh báo về nguy cơ xuất hiện đợt dịch thứ tư ở Việt Nam. Đây...