Nữ nhân viên taxi bị ám ảnh vì phó TGĐ VietABank chĩa súng vào mặt
Liên quan đến vụ ông Trần Thái Hòa (47 tuổi) – Phó Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) chĩa súng vào mặt nữ nhân viên taxi Mai Linh, trao đổi với Thanh Niên Online sáng 12.4, chị Huỳnh Thị Thanh Vy cho biết vẫn chưa đi làm lại vì vẫn còn bị ám ảnh.
Súng và giấy phép sử dụng súng bị công an tạm giữ – Ảnh: Mã Phong
“Hình ảnh cây súng chĩa thẳng vào miệng vẫn ám ảnh tôi nên tôi xin nghỉ ở nhà”, chị Vy nói. Cũng theo chị Vy, từ khi vụ việc xảy ra, công an vẫn chưa mời chị lên làm việc lần nào.
Sau khi vụ việc xảy ra, ngày 11.4, đại diện VietABank thông tin: Ông Hòa có ý muốn đỗ ô tô trên đường Phạm Văn Nghị (quận 7, TP.HCM), nhưng nhân viên Mai Linh yêu cầu đi nơi khác vì cho rằng khu vực này chỉ cho taxi đậu. Lúc tranh cãi, do có nhiều nhân viên Mai Linh nên ông Hòa trong lúc hoảng loạn đã mang súng bắn đạn cao su ra.
Liên quan đến khẩu súng này, theo đại diện VietABank, súng này VietABank cấp hỗ trợ ông Hòa, do đặc thù công việc được phân công. Sau vài phút, khi ý thức được việc rút súng ra là không đúng, ông Hòa đã nhanh chóng cất súng vào.
Video đang HOT
Theo luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Đoàn luật sư TP.HCM, súng cao su mà ông Trần Thanh Hòa sử dụng là công cụ hỗ trợ được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh này, người sử dụng phải có đủ tiêu chuẩn: có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe phù hợp; được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng vũ khí và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí.
Về quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ được quy định chi tiết tại Điều 24 Nghị định 25/2012/NĐ-CP ngày 5.4.2012 quy định: “Cơ quan, đơn vị khi được phép trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ phải mở hồ sơ, sổ sách theo dõi. Công cụ hỗ trợ khi mang ra sử dụng phải được thủ trưởng cho phép và ghi vào hồ sơ của cơ quan, đơn vị”; “người được cơ quan, đơn vị giao công cụ hỗ trợ phải được tập huấn về tính năng, tác dụng, kỹ năng sử dụng. Khi đi công tác có mang theo công cụ hỗ trợ phải kèm giấy phép sử dụng. Trường hợp do yêu cầu công tác, chiến đấu, được cơ quan, đơn vị cho phép mang về nhà riêng phải cất giữ cẩn thận, bảo đảm an toàn. Khi hoàn thành nhiệm vụ, người được giao công cụ hỗ trợ phải bàn giao cho người có trách nhiệm bảo quản công cụ hỗ trợ…”.
Như vậy, theo luật sư Hưng để có cơ sở xác định trách nhiệm, trước hết cần làm rõ ông Hòa có đủ tiêu chuẩn sử dụng súng, có quản lý, sử dụng theo đúng quy định hay không. Từ đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Cá nhân vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Công Nguyên – Phan Thương
Theo Thanhnien
Điều 60 Luật BHXH đảm bảo lợi ích cho người lao động khi về già
"Chúng ta sửa đổi điều 60 Luật BHXH là hướng tới chính sách hưu trí khi hết tuổi lao động và tránh rủi ro khi về già", ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - chia sẻ tại Hội thảo "Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân: Triển vọng và thách thức" diễn ra ngày 10/4, tại Đà Nẵng.
Theo ông Lợi, sửa đổi điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là một việc hết sức tiến bộ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tránh rủi ro khi về già.
Trong văn kiện của Đảng có một mục tiêu đặt ra là chúng ta phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội, tức là khoảng 28 triệu lao động và 35% lực lượng lao động tham gia vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Nhưng đến nay, chúng ta mới được 11,6 triệu người tham vào bảo hiểm xã hội bắt buộc, chiếm hơn 20% tổng lực lượng lao động xã hội. Đây là một chỉ tiêu rất khó khăn.
"Hàng năm, chúng ta có khoảng 500 ngàn người ra khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội và hơn 600 ngàn người tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội. Số ra và số vào tương đương nhau. Như vậy, chúng ta có đạt được mục tiêu theo tinh thần nghị quyết của Đảng hay không? Đó là lý do chúng ta sửa đổi luật bảo hiểm xã hội. Thứ hai, chúng ta sửa luật bảo hiểm xã hội là cũng nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Chúng ta sửa đổi điều 60 là hướng tới chính sách hưu trí khi hết tuổi lao động và tránh rủi ro khi về già. Điều mà chúng ta thấy, bài học sâu sắc đó là quyết định 176 về giải quyết chính sách thôi việc một lần cho người lao động. Chúng ta để 500 ngàn người ra khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội, bây giờ đối tượng này rất khó khăn. Nhiều người muốn trả lại tiền bảo hiểm xã hội đã nhận một lần để tiếp tục đóng, hưởng chính sách lâu dài nhưng không được", ông Lợi nói.
Quang cảnh hội thảo
Nói về những thách thức khi triển khai Luật Bảo hiểm xã hội 2014, ông Lợi cho biết, thách thức đầu tiên và trước mắt là điều 60 ra đời không được sự ủng hộ của người lao động (vừa qua công nhân Cty TNHH PouYuen Việt Nam ở TPHCM đã tập trung phản đối quy định tại điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định khi công nhân nghỉ việc sẽ không được nhận bảo hiểm xã hội một lần như trước).
"Rõ ràng trong quá trình lấy ý kiến, chúng ta làm hết sức chặt chẽ nhưng đến bây giờ vẫn xảy ra tình trạng như vậy. Tuy nhiên, không phải tất cả người lao động phản đối mà chỉ có 2 đối tượng là lao động làm trong ngành giày da và ngành may mặc. 80% công nhân trong khu công nghiệp là nông dân. Người ta tràn vào đô thị làm việc với mong muốn là sau khi nghỉ việc, nhận bảo hiểm xã hội một lần, đem số tiền đó về quê hương tiếp tục sinh kế. Đó là rất đúng với thực tế cuộc sống hiện nay. Nhưng về mặt lâu dài thì nó không đảm bảo được lợi ích của người lao động. Hai mươi năm sau họ sẽ sống bằng gì? Bảo hiểm xã hội là của để dành do Nhà nước quản lý, bảo trợ. Vì thế, chúng ta không còn cách nào khác là phải tuyên truyền giải thích cho người lao động được hiểu", ông Lợi nói.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, sửa đổi điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là một việc hết sức tiến bộ
Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - số người tham gia bảo hiểm xã hội đều tăng qua các năm (bình quân khoảng 5%) nhưng số người tham gia còn thấp hơn so với số thực tế phải tham gia và tốc độ tăng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng trốn đóng BHXH vẫn còn phổ biến ở tất cả các địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý doanh nghiệp và lao động trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, liên tục; chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe...
Khánh Hồng
Theo Dantri
Nguồn phóng xạ nguy hiểm đã bị mất cách đây... 5 tháng? Liên quan đến việc nguồn phóng xạ Co-60 của nhà máy thép Pomina 3 bị thất lạc, PV Dân trí đã trao đổi với ông Đào Đức Hùng, nguyên là nhân viên an toàn bức xạ Nhà máy thép Pomina 3, người đã báo sự cố mất nguồn phóng xạ lên lãnh đạo nhà máy. Ông Đào Đức Hùng (54 tuổi) tưng la...