Nữ nhân khiến Hoàng đế Khang Hi cả đời không thể quên: 10 tuổi được chọn nhập cung, chết trẻ vì bị băng huyết khi hạ sinh Phế Thái tử
Cái chết của Nhân Hiếu Hoàng hậu đã ảnh hưởng nặng nề đến Hoàng đế Khang Hi, khiến ông phải phá lệ với Thái tử.
Nữ nhân này chính là Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý thị. Nàng là Hoàng hậu đầu tiên và chính hậu duy nhất của Thanh Thánh Tổ Hoàng đế Khang Hi, thân mẫu (mẹ ruột) của Phế Thái tử Dận Nhưng.
Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý thị sinh năm Thuận Trị thứ 10, thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ. Hách Xá Lý thị là một dòng dõi cao quý cổ xưa từ thời nhà Đường và có liên quan đến Hung Nô, Mông Cổ.
Vào thời điểm đó, khi Hoàng đế Khang Hi vừa đăng cơ không lâu, quyền lực trong tay vẫn chưa được củng cố, Tổ mẫu của Hoàng đế Khang Hi là Hiếu Trang Thái hoàng thái hậu muốn chọn cho Hoàng đế một nữ nhân xuất thân từ các quý tộc cổ xưa.
Tham gia tuyển tú lập Hoàng hậu có nhiều nữ nhân dòng dõi hiển hách, trong đó có con gái của 2 Phụ chính đại thần Ngao Bái, Át Tất Long và cháu gái của Phụ chính đại thần Sách Ni Hách Xá Lý thị.
Thế lực của Ngao Bái ngày càng hùng mạnh, uy hiếp đến hoàng vị của Hoàng đế Khang Hi. Trong khi đó, Sách Ni và Át Tất Long lại chọn đứng ngoài cuộc chiến quyền lực. Chính vì thế Hách Xá Lý thị và con gái của Át Tất Long là Nữu Hỗ Lộc thị đã được chọn nhập cung. Hách Xá Lý thị trở thành Hoàng hậu còn Nữu Hỗ Lộc thị được phong thành phi tần. Lúc này Hách Xá Lý thị chỉ khoảng 10 tuổi.
Hoàng hậu Hách Xá Lý thị trong phim Long Châu Truyền Kỳ.
Năm Khang Hi thứ 4, Đại hôn điển lễ được cử hành, ban chiếu cáo thiên hạ Hách Xá Lý thị được sách lập thành Hoàng hậu. Năm đó bà 13 tuổi, Hoàng đế Khang Hi 12 tuổi.
Mặc dù cuộc hôn nhân giữa họ được tiến hành với mục đích chính trị nhưng sự lựa chọn của Hiếu Trang Thái hoàng thái hậu không hề sai lầm. Đế – Hậu sống bên nhau rất ngọt ngào và hạnh phúc.
Hoàng hậu Hách Xá Lý thị ra sức quản lý hậu cung, hỗ trợ Hoàng đế Khang Hi không ít việc chính sự, cung kính hiểu chuyện nên được Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu và Nhân Hiến Hoàng thái hậu yên lòng. Nàng đã từng bước có được sự tín nhiệm của Hoàng đế Khang Hi.
Năm Khang Hi thứ 8, Hoàng hậu Hách Xá Lý thị hạ sinh ra Hoàng tử Thừa Hỗ nhưng không may chết yểu, khiến Hoàng đế Khang Hi đau lòng suốt một thời gian dài.
Video đang HOT
Năm Khang Hi thứ 13, Hoàng hậu Hách Xá Lý thị hạ sinh Hoàng tử Dận Nhưng. Nhưng lúc này một biến cố đã xảy ra khiến nàng mất mạng. Do di chứng khó sinh dẫn đến băng huyết rồi qua đời. Lúc đấy Hoàng hậu Hách Xá Lý thị chỉ mới 21 tuổi.
Hoàng hậu Hách Xá Lý thị trong phim Long Châu Truyền Kỳ.
Từ không khí vui mừng đón Hoàng tử ra đời, Khôn Ninh cung nơi Hoàng hậu Hách Xá Lý thị ở tràn ngập sự đau thương. Hoàng đế Khang Hi cho nghỉ triều 5 ngày, lệnh các chư vương, đại thần, công chúa, vương phi và mệnh phụ Bát kỳ từ Nhị phẩm trở lên phải đến khóc tang. Liên tiếp nhiều ngày, Hoàng đế Khang Hi đích thân đến tế rượu. Sau đó, đưa Đại hành Hoàng hậu (là Hoàng hậu khi mất chưa có thụy hiệu) đến Củng Hoa thành.
Cùng năm đó, Hoàng đế Khang Hi tuyên sách tặng cho thụy hiệu Nhân Hiếu Hoàng hậu. Nhiều năm sau, Hoàng đế vẫn thường xuyên đến Củng Hoa thành trò chuyện với vong linh của Nhân Hiếu Hoàng hậu. Dù nổi tiếng chăm chỉ giải quyết chính sự nhưng Hoàng đế Khang Hi vẫn có thể dùng cả ngày để ở bên cạnh mộ của Nhân Hiếu Hoàng hậu.
Theo gia pháp tổ tông của người Mãn Châu, tránh việc công khai lập Thái tử nhưng cái chết của Nhân Hiếu Hoàng hậu đã ảnh hưởng nặng nề đến Hoàng đế Khang Hi, khiến ông phá lệ, xin Hiếu Trang Thái hoàng thái hậu đưa Dận Nhưng về nuôi ở Càn Thanh cung. Năm Khang Hi thứ 14, Hoàng đế công khai lập Dận Nhưng chưa tròn 3 tuổi làm Thái tử.
Sau này, trong một lần mắc lỗi, Thái tử Dận Nhưng đã bị phế bỏ.
Hoàng hậu Hách Xá Lý thị trong phim Long Châu Truyền Kỳ.
Sau này, Hoàng đế Khang Hi có lập Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị (con của phụ chính đại thần Át Tất Long), Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu Đông Giai thị cũng đều mất sớm nhưng họ chưa từng được ông đối đãi như Nhân Hiếu Hoàng hậu.
Năm Khang Hi thứ 16, Hoàng đế tự mình duyệt bản phác thảo vị trí mộ cung của Nhân Hiếu Hoàng hậu trong Cảnh lăng. Năm Khang Hi thứ 20, linh cữu của Nhân Hiếu Hoàng hậu được chuyển từ Củng Hoa thành đến nhập táng ở Cảnh lăng.
Năm Khang Hi thứ 61, Hoàng đế Ung Chính kế vị, truy thụy hiệu mới cho Nhân Hiếu Hoàng hậu là Nhân Hiếu Cung Túc Chính Huệ An Hòa Lệ Thiên Tương Thánh Hoàng hậu.
Năm Ung Chính nguyên niên, Hoàng đế Ung Chính dâng thêm Đế thuỵ “Nhân” của Hoàng đế Khang Hi khiến thụy hiệu của nàng trở thành Nhân Hiếu Nhân Hoàng hậu. Tuy nhiên, về sau thấy thụy hiệu này có chữ “Nhân” trùng lặp không hay nên đã thay đổi từ “Nhân Hiếu” thành “Hiếu Thành”, đầy đủ là Hiếu Thành Cung Túc Chính Huệ An Hòa Lệ Thiên Tương Thánh Nhân Hoàng hậu.
Các đời Hoàng đế Càn Long, Hoàng đế Gia Khánh tiếp tục dâng tôn thụy cho các Tiên Hoàng hậu, thụy hiệu đầy đủ của nàng trở thành Hiếu Thành Cung Túc Chính Huệ An Hòa Thục Ý Khác Mẫn Lệ Thiên Tương Thánh Nhân Hoàng hậu.
Những lý do khiến Hoàng đế Trung Quốc qua đời khi chưa đến tuổi 50
Hoàng đế không thọ thường có rất nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó lại bắt nguồn từ chính hậu cung toàn các phi tần mỹ nữ của họ.
Chuyện đa thê của Hoàng đế có nguồn gốc từ thời xa xưa (ảnh minh họa)
Lao lực vì những thủ đoạn tranh sủng của mỹ nữ
Vào thời nhà Tấn, có một vị Hoàng đế mỗi lần chuẩn bị thị tẩm đều thích cưỡi xe dê đi quanh hậu cung, xe dừng ở đâu thì qua đêm ở đó. Có vị mỹ nhân vì muốn được nhà vua ân sủng, biết dê thích ăn lá trúc tẩm nước muối nên đã hắt nước muối vào lá cây trước cửa.
Xe dê của Hoàng đế dừng lại ở chỗ của nàng rất nhiều lần. Phi tần đó nhờ vậy mà được ân sủng trong thời gian dài.
Thế nhưng, mỹ nữ trong cung nhiều vô số kể, mà Hoàng đế lại chỉ có một. Ai cũng tìm cách tranh sủng, ắt sẽ khiến nhà vua hao tổn tinh lực, suy giảm tuổi thọ.
Chuyện đa thê của Hoàng đế có nguồn gốc từ thời xa xưa
Bên cạnh các vị Hoàng đế luôn có hàng trăm đến hàng ngàn cung tần mĩ nữ khác nhau và điều này hoàn toàn được cho phép dưới thời phong kiến Trung Hoa, bởi niềm tin mãnh liệt rằng càng có nhiều người tình xung quanh thì tuổi thọ của hoàng thượng sẽ ngày càng được kéo dài.
Truyền thuyết từng đồn đại rằng, vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, thủy tổ của dòng dõi người Hán hiện nay, đã từng giao hoan với hàng nghìn cô gái còn trinh trắng - một việc làm trái với luân thường đạo lý thời đó.
Vào thời xưa, các gia đình thường dân bách tính không thiếu những bậc cao niên sống tới hơn trăm tuổi. Nhưng trong hoàng cung, đa số các vị vua thường rất vắn số, thậm chí phần đông không thọ quá tuổi 50.
Hoàng đế không thọ thường có rất nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó lại bắt nguồn từ chính hậu cung toàn các phi tần mỹ nữ của họ.
Tiệc rượu và thứ độc tố "rút lõi" tuổi thọ của nhà vua
Phụ nữ cổ đại thường học cầm, kỳ, thi, họa. Không ít phi tử còn luyện thêm ca hát và vũ đạo để lấy lòng Hoàng đế.
Đương nhiên, cơ hội để các nàng phô diễn tài năng của mình chính là những bữa yến tiệc trong hoàng cung. Nhưng chính điều này lại ảnh hưởng trực tiếp tới long thể của nhà vua.
Bởi việc uống rượu trong một thời gian dài với cường độ liên tục sẽ làm tổn thương lục phủ ngũ tạng, gây suy giảm sức khỏe và sinh ra nhiều bệnh tật.
Mỹ phẩm cổ đại vô tình trở thành công cụ hại người
Sử cũ từng viết, mỹ nhân thời xưa vì mong Hoàng thượng để mặt nên thường tắm cánh hoa để cơ thể có mùi hương quyến rũ.
Tương truyền rằng, năm xưa có hai chị em họ Triệu được nhập cung, trên cơ thể vốn có sẵn mùi hương mê người, nhưng hằng ngày vẫn chăm chỉ tắm nước từ cánh hoa táo.
Nhưng các vị mỹ nữ này không hề biết rằng, quá nhiều mùi thơm hòa chung một chỗ sẽ khiến người ta dễ choáng váng đầu óc.
Nếu như đó là mùi hương mà Hoàng đế bị dị ứng, ảnh hưởng đối với cơ thể là điều khó có thể tưởng tượng nổi.
Chưa dừng lại ở đó, nữ nhi cổ đại mỗi ngày còn dùng một số loại đồ trang điểm như phấn, son, chì kẻ. Nhưng kỹ thuật làm mỹ phẩm thời xưa còn chưa phát triển, việc khử trùng và loại bỏ chất độc đều không mấy hiệu quả.
Nhà vua hàng ngày gần cận phi tần đều phải tiếp xúc với những thứ này lại càng có nguy cơ cao bị nhiễm độc.
Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng (Kỳ 1): Đội quân đất nung nghìn năm Triều đại hưng suy thay đổi, nhân gian vật đổi sao dời, nhưng dưới lòng đất, lăng mộ ngầm ngàn năm của Tần Thủy Hoàng trải qua phong sương vẫn không bị xói mòn. Vinh quang và trí tuệ của đế chế cổ đại đã khép lại nhưng vô số điều vẫn còn là ẩn đố với hậu thế. Cái tên Tần Thủy...