Nữ nhà báo xin Taliban tị nạn được phép trở về New Zealand
Nữ nhà báo Charlotte Bellis, người phải nhờ đến sự giúp đỡ của Taliban để ở lại nước này sau khi không được trở về quê nhà New Zealand vì quy định chống dịch nghiêm ngặt, sắp được trở về nước.
Bellis ngày 1/2 cho biết cô sẽ trở lại New Zealand vào tháng 3 tới để sinh con (Ảnh: Instagram).
Theo Straits Times, nhà báo Charlotte Bellis hôm 1/2 cho biết cô sẽ trở lại New Zealand vào tháng 3 tới để sinh con, sau khi được cấp quyền trở về nước theo yêu cầu và được sắp xếp cách ly nghiêm ngặt tại một phòng ở khách sạn. Trước đó, câu chuyện éo le của Bellis đã gây xôn xao trên báo chí tại New Zealand cũng như truyền thông quốc tế.
“Tôi sẽ trở về quê hương New Zealand vào đầu tháng 3 để sinh con. Chúng tôi rất vui mừng được trở về nhà với gia đình và bạn bè vào một thời điểm đặc biệt như vậy”, Bellis nói trong một tuyên bố, đồng thời cảm ơn sự hỗ trợ của người dân New Zealand.
Biên giới của New Zealand đã bị đóng cửa trong gần 2 năm qua nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 bùng phát. Chỉ có 800 phòng cách ly mỗi tháng dành cho công dân New Zealand và những người có thị thực cần trở về gấp.
Trường hợp của nữ nhà báo trên cho thấy hoàn cảnh khó khăn của người dân New Zealand bị mắc kẹt ở nước ngoài do các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, và gây áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Jacinda Ardern.
Sau khi biết tin mang thai với bạn trai Huylebroek, cô Bellis đã xin nghỉ việc ở tòa báo Al Jazeera vào tháng 11/2021 và cặp đôi chuyển đến quê nhà Bỉ của bạn trai Huylebroek. Nhưng cô không thể ở lại lâu vì không phải là công dân.
Video đang HOT
Cô muốn trở về quê nhà nhưng giới chức New Zealand thông báo Bellis không đủ điều kiện được nhập cảnh theo các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt tại biên giới của nước này. Do đó, cô phải nhờ tới sự trợ giúp của Taliban để được ở lại Afghanistan.
Sau khi Bellis công khai trường hợp của mình, giới chức New Zealand đã xem xét lại đơn xin nhập cảnh. Phó thủ tướng New Zealand Grant Robertson sau đó thông báo đảo ngược quyết định, cho phép Bellis nhập cảnh và cung cấp chỗ cách ly trong khách sạn cho cô.
Phó Thủ tướng Grant Robertson cũng nhấn mạnh, Bellis đã được cho phép trở về hoàn toàn là do các giới chức xem xét lại hoàn cảnh của cô chứ không phải vì áp lực dữ dội từ công chúng trong vụ việc này.
Theo người đứng đầu Cơ quan kiểm dịch của New Zealand, Chris Bunny, họ quyết định đảo ngược quyết định với trường hợp của Bellis bởi Afghanistan là nơi vô cùng nguy hiểm và có nguy cơ khủng bố.
Tuy nhiên, Bellis cũng bày tỏ thất vọng vì quyết định mở đường hồi hương của giới chức New Zealand chỉ dành cho riêng cô, thay vì hỗ trợ cả những thai phụ đang ở nước ngoài khác.
Gia đình 16 người Afghanistan chen trong phòng tắm trốn Taliban
Khi Taliban gõ cửa căn hộ ở Kabul, gia đình 16 người chen chúc trong phòng tắm, tắt đèn, điện thoại, bịt miệng trẻ con để không bị phát hiện.
Họ không biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng không muốn hứng chịu bất kỳ rủi ro nào. Hai thành viên gia đình này bị giết vài năm gần đây và họ đã chứng kiến làn sóng giết chóc khắp Afghanistan trong 12 tháng qua. Chính phủ Afghanistan bị lật đổ cáo buộc Taliban đứng sau những vụ đó.
Riêng tại Kabul, hồ sơ của đại sứ quán Mỹ cho thấy 152 người chết trong các vụ giết người có chủ đích từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 7 vừa qua. Hồ sơ không nêu thủ phạm, trong khi Taliban bác bỏ liên quan đến những vụ này.
"Gia đình tôi sợ hãi. Cứ mỗi giây thấy một chiếc ôtô chạy trên đường, họ lại chạy vào nhà vệ sinh trốn", một thành viên gia đình hiện ở nước ngoài cho biết. "Thực phẩm có hạn và giá cả tăng cao. Tình cảnh nhà tôi thật khủng khiếp".
Người này đang cố đưa gia đình rời khỏi Afghanistan và kêu gọi nhiều chính phủ cấp thị thực cho họ. Tình cảnh gia đình anh cũng là tình cảnh chung của nhiều gia đình trên khắp Afghanistan từ khi Taliban lần lượt chiếm đóng nhiều thành phố trong chiến dịch quân sự chớp nhoáng.
Lính Taliban tại Herat, Afghanistan ngày 19/8. Ảnh: AFP
Các nhà hoạt động, phụ nữ, cựu quan chức, nhà báo, cựu quân nhân và thành viên các cơ quan tình báo tin rằng họ có lý do để lo sợ cho sự an toàn của mình, dù Taliban đảm bảo không tìm cách trả thù và sẽ trao quyền cho phụ nữ. Việc Taliban thực thi luật Hồi giáo Sharia hà khắc khi lần đầu nắm quyền cách đây 20 năm cũng là lý do khiến nhiều người lo sợ.
Video trên mạng xã hội cho thấy những người đàn ông có vũ trang lục soát nhà hoặc đánh đập người dân trên phố. Reuters không thể xác minh độc lập các video, nhưng chúng làm tăng thêm nỗi sợ hãi của những người mắc kẹt trong nhà và chỉ có thể biết được thông tin bên ngoài qua mạng xã hội.
Phát ngôn viên Taliban chưa phản hồi yêu cầu bình luận về các cuộc khám xét nhà trong tuần này cũng như những chiến thuật đe dọa.
Tại cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền, Taliban cho biết phụ nữ sẽ được phép làm việc theo luật Hồi giáo, các tổ chức phi chính phủ phải tiếp tục hoạt động và Taliban sẽ không trả thù bất cứ ai.
Tuy nhiên, những cam kết đó không làm yên lòng một số người Afghanistan. Reuters đã trò chuyện với 4 gia đình đang trốn ở Afghanistan. Một trong hai quan chức chính phủ giấu tên cho biết ông và gia đình đã cố đáp chuyến bay ra khỏi Kabul cuối tuần trước khi Taliban áp sát thành phố, nhưng bất thành.
"Chẳng có gì đáng tin", ông nói, đề cập những cam kết của Taliban hồi đầu tuần.
Một cựu quan chức chính phủ khác nói rằng Taliban dường như đã biết rõ công việc và tài sản của ông khi đến thẩm vấn. Xe của ông bị đưa đi và kể từ đó ông đã cố lẩn tránh.
"Những gì chúng tôi thấy là một chiến dịch đe dọa mọi người bằng cách đến nhà và tìm kiếm họ", Thomas Ruttig, đồng Giám đốc Mạng lưới các nhà phân tích Afghanistan (AAN), cho biết. "Không nhất thiết để bắt hoặc giết, nhưng điều đó đã đủ đáng sợ. Nó cũng cho thấy Taliban đã chuẩn bị danh sách và biết rõ những người họ đang tìm kiếm".
Theo Ajmal Omar Sinwari, phát ngôn viên lực lượng an ninh Afghanistan của chính quyền cũ, những người đối mặt nguy cơ cao nhất là lính đặc nhiệm, cảnh sát và lực lượng chống khủng bố. Một báo cáo tình báo của Na Uy được chia sẻ với Liên Hợp Quốc cho biết Taliban đang vây bắt quan chức quân đội, cảnh sát và tình báo, đồng thời sẽ bắt người thân của bất kỳ ai không tới thẩm vấn.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng một cuộc điều tra cho thấy Taliban đã sát hại 9 người đàn ông dân tộc Hazara sau khi giành quyền kiểm soát tỉnh Ghazni tháng trước, làm dấy lên lo ngại Taliban, với các thành viên chủ yếu là người Hồi giáo dòng Sunni, sẽ nhắm vào người Hazara theo dòng Shiite.
Đài truyền hình Đức DW cũng nói rằng Taliban đang săn lùng một nhà báo của họ và đã bắn chết một thành viên trong gia đình anh, làm bị thương nặng một người khác. Nhà của ba nhà báo khác cũng bị đột kích.
Taliban hiện chưa bình luận về các thông tin trên.
Một nhà hoạt động nữ quyền sống ở Kabul nói rằng hầu hết những phụ nữ mà cô biết đều đã cố gắng rời khỏi đất nước hoặc đang lẩn trốn. Họ cũng cố xóa dấu vết hoạt động trên mạng xã hội. Chỉ trong vài ngày, phụ nữ đã ngừng giao tiếp, kể cả nhắn tin riêng, xóa thông tin cá nhân trên Facebook và rời khỏi các nhóm WhatsApp. "Họ nghĩ Taliban có thể đang kiểm tra", nhà hoạt động cho hay.
Facebook công bố các biện pháp chống lại các cuộc tấn công vào nhà báo và người nổi tiếng Ngày 13/10, hãng công nghệ Facebook đã công bố các biện pháp bảo vệ mới để chống lại các cuộc tấn công trực tuyến nhằm vào các nhà báo và người nổi tiếng, trong bối cảnh hãng này đang phải đối mặt cuộc khủng hoảng nặng nề trước những cáo buộc nền tảng này không quan tâm đến lợi ích người dùng. Biểu...