Nữ nghị sĩ Cộng hòa muốn mang súng vào quốc hội
Nữ nghị sĩ Cộng hòa Lauren Boebert đăng video tuyên bố muốn mang theo súng ngắn trên đường phố Washington và khi vào họp trong tòa nhà quốc hội Mỹ.
“Chính phủ không có quyền bảo tôi hay những người ủng hộ của tôi cách để bảo vệ an toàn cho gia đình. Tôi cam kết sẽ luôn mạnh mẽ vì quyền lợi trong Tu chính án thứ hai của chúng ta”, hạ nghị sĩ Cộng hòa mới đắc cử Lauren Boebert đăng video lên Twitter hôm 4/1.
Boebert cho biết dù bà đang làm việc ở một trong những thành phố tự do nhất ở Mỹ, bà vẫn sẽ không từ bỏ các quyền của mình, đặc biệt là quyền sở hữu súng được quy định trong Tu chính án thứ hai của Hiến pháp. Nữ nghị sĩ khẳng định bà sẽ đem theo súng trên đường phố thủ đô Washington và cả khi vào trong quốc hội.
Hạ nghị sĩ Lauren Boebert trong video tuyên bố sẽ mang súng trên đường phố Washington và trong tòa nhà quốc hội hôm 4/1. Video: Twitter/ Lauren Boebert.
Nữ nghị sĩ giải thích với tư cách là một phụ nữ và là mẹ của 4 đứa con, bà chọn cách “bảo vệ gia đình mình bằng tất cả sức mạnh mà Hiến pháp cho phép”. Bà nói thêm thủ đô Washington cũng là một trong 10 thành phố nguy hiểm nhất, khi tỷ lệ giết người và tội phạm bạo lực đang gia tăng.
“Tôi không đi làm bằng mô tô hay xe bọc thép. Tôi không có cảnh sát hộ tống ở mọi nơi tôi đến. Tôi vốn đi bộ đến văn phòng một mình mỗi sáng. Do đó, tôi chọn cách bảo vệ mình hợp pháp vì tôi chính là sự đảm bảo nhất cho bản thân”, Boebert nói.
Nghị sĩ Cộng hòa khẳng định những người sở hữu súng được giáo dục và tuân thủ luật pháp chính là những người an toàn nhất ở Mỹ. “Bất cứ ai xâm phạm tới quyền và sự an toàn của tôi cùng gia đình, tôi sẽ cho họ biết bà mẹ này đang nghĩ gì”, Boebert nhấn mạnh.
Hạ nghị sĩ Lauren Boebert trong video tuyên bố sẽ mang súng trên đường phố Washington và trong tòa nhà quốc hội hôm 4/1. Ảnh: Twitter/ Lauren Boebert.
Video của Boebert được đưa ra sau khi bà gửi thư cho ban lãnh đạo Hạ viện cuối tuần qua, kêu gọi họ giữ quy tắc năm 1967, cho phép các nghị sĩ mang súng vào bên trong tòa nhà quốc hội.
Bức thư, gồm chữ ký của 82 nghị sĩ Cộng hòa, được đưa ra ba ngày sau khi 21 nghị sĩ Dân chủ đề nghị Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy thay đổi quy tắc năm 1967 để ngăn Boebert không mang súng vào quốc hội.
Boebert có thể đã chiến thắng khi các quy tắc mới được Chủ tịch Hạ viện Pelosi công bố dường như không bao gồm lệnh cấm mang theo vũ khí vào tòa nhà quốc hội.
Các hướng dẫn hiện tại về vấn đề vũ khí trong tòa nhà quốc hội do cơ quan cảnh sát phụ trách khu vực này đặt ra.
Cảnh sát trưởng Washington Robert Contee hôm 4/1 cho biết ông sẽ liên hệ với Boebert để hỏi về kế hoạch mang theo súng của bà và muốn đảm bảo “bà ấy hiểu rõ luật của thủ đô”. “Nữ nghị sĩ đó sẽ phải chịu hình phạt như bất cứ ai bị bắt gặp mang theo súng trên đường phố Washington”, Contee nói.
Trump muốn Pence giúp 'lật kèo' bầu cử
Trump hy vọng Pence "sẽ làm điều cần thiết" khi thảo luận về nỗ lực "lật kèo", ám chỉ vai trò của cấp phó khi chứng nhận bầu cử.
"Tôi kỳ vọng Mike Pence sẽ làm những điều cần thiết vì chúng ta. Tôi hy vọng Phó tổng thống tuyệt vời của chúng ta sẽ làm điều đó. Ông ấy là một người tuyệt vời", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với đám đông ủng hộ trong cuộc vận động cho các ứng viên đảng Cộng hòa tranh cử vào Thượng viện ở thành phố Dalton, bang Georgia hôm 4/1.
"Tất nhiên nếu ông ấy không làm, tôi sẽ không thích ông ấy lắm", Trump tiếp tục nói. "Không, Mike là người tuyệt vời. Ông ấy là một người đàn ông tuyệt vời, thông minh và là người mà tôi rất yêu mến".
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc vận động ở thành phố Dalton, bang Georgia hôm 4/1. Ảnh: AFP .
Trump không nói rõ ông muốn Pence làm gì. Bình luận của Tổng thống Mỹ được đưa ra khi ông đề cập cuộc bầu cử mà ông khẳng định mình đã thắng "long trời lở đất" và tuyên bố xảy ra "gian lận".
Phó tổng thống Pence, với tư cách là Chủ tịch Thượng viện, sẽ chủ trì phiên họp của lưỡng viện quốc hội chứng nhận kết quả phiếu đại cử tri, cho thấy Joe Biden giành chiến thắng, vào ngày 6/1. Theo quy định, vai trò của phó tổng thống chỉ mang tính hình thức và Pence không có quyền bác bỏ hoặc tác động đến kết quả phiếu đại cử tri.
Thẩm phán liên bang ở Texas tuần trước bác đơn kiện của một nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa, trong đó đòi tòa tuyên bố Pence là người duy nhất có quyền định đoạt phiếu đại cử tri nào được kiểm đếm của mỗi bang. Pence trước đó cũng gửi thư cho thẩm phán, yêu cầu bác vụ kiện vì cho rằng ông không phù hợp là bị đơn.
Tuy nhiên, một số nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện và Hạ viện đứng về phía Trump và cho biết họ có kế hoạch thách thức kết quả phiếu đại cử tri nhằm trì hoãn việc xác nhận chiến thắng của Biden.
Chánh văn phòng Marc Short của Pence cuối tuần trước cho biết Phó tổng thống "hoan nghênh những nỗ lực của các thành viên Hạ viện và Thượng viện trong việc sử dụng thẩm quyền mà họ có theo luật để phản đối và đưa ra bằng chứng trước quốc hội và người Mỹ vào 6/1". Trong khi đó, một số nghị sĩ Cộng hòa đã lên tiếng bác bỏ nỗ lực của đảng nhằm lật ngược kết quả bầu cử.
Trump nhiều lần tuyên bố xảy ra gian lận cử tri diện rộng sau khi Biden giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử của ông và các nghị sĩ Cộng hòa không đưa ra bằng chứng để chứng minh cho các tuyên bố và hầu hết đơn kiện của họ bị bác bỏ. Phó tổng thống Pence kêu gọi mọi "phiếu bầu hợp pháp" đều được tính nhưng không lặp lại những tuyên bố của Trump về gian lận bầu cử diện rộng.
Dược sĩ Mỹ phá hoại vaccine Covid-19 vì thuyết âm mưu Dược sĩ Brandenburg ở bang Wisconsin phá hỏng hơn 500 liều vaccine Covid-19 vì tin rằng chúng có thể thay đổi ADN của người. Cảnh sát thị trấn Grafton thuộc bang Wisconsin, Mỹ, tuần trước bắt dược sĩ Steven Brandenburg sau cuộc điều tra vụ 57 lọ vaccine Covid-19 do Moderna sản xuất bị hư hỏng. Giới chức cho biết số vaccine này...