Nữ nghị sĩ AIPA tìm giải pháp hỗ trợ lao động nữ
Cho rằng nữ giới chịu bất bình đẳng trong thị trường lao động, nữ nghị sĩ liên nghị viện ASEAN tìm giải pháp để không ai bị bỏ lại phía sau.
Chiều 8/9, hội nghị nữ Nghị sỹ AIPA (WAIPA) trong khuôn khổ Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41) được tổ chức với chủ đề “Tăng cường vai trò của nữ nghị sỹ trong việc đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nữ”. Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó Chủ tịch thường trực Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thúy Anh làm chủ toạ.
Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam cho biết, thúc đẩy việc làm bền vững, tạo thu nhập tốt hơn cho phụ nữ và nam giới trong môi trường tự do, bình đẳng, an toàn và tôn trọng nhân phẩm là một trong những thước đo sự tiến bộ xã hội của Quốc gia, được ghi nhận trong nhiều văn kiện của thế giới và khu vực.
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong 20 năm qua, nhưng theo báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận thị trường lao động vẫn còn tồn tại. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến lao động nữ. Tại bốn lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất có khoảng 510 triệu (40%) lao động nữ nhưng chỉ có 36,6% lao động nam.
“Việc xóa bỏ khoảng cách giới trong việc làm cần được ưu tiên hàng đầu nếu chúng ta muốn đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ, trẻ em gái vào năm 2030″, bà Phóng nói.
Với những nỗ lực trong việc cải thiện chính sách, tạo môi trường bình đẳng cho phụ nữ, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là ở lĩnh vực lao động, việc làm. Cụ thể, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Lao động, một số luật liên quan nhằm đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người lao động và nâng cao năng lực thực thi chính sách về việc làm, thu nhập đối với lao động nữ.
“Trong những năm tới, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và tăng cường giám sát để đảm bảo bình đẳng giới thực chất và không ai bị bỏ lại phía sau”, Phó chủ tịch Quốc hội thông tin.
Video đang HOT
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng (ngồi giữa) phát biểu tại hội nghị nữ Nghị sĩ AIPA (WAIPA) trong khuôn khổ Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 chiều 8/9. Ảnh: Hải Ninh
Tại hội nghị, đại diện các đoàn Nghị viện thành viên AIPA chia sẻ thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nữ tại đất nước mình. Ở một số nước, số nghị sĩ nữ đạt khoảng 30%, ngày càng nhiều phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo trong cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp. Đại diện Đoàn Nghị viện Malaysia cho hay, khu vực công tại quốc gia này đang có những tín hiệu tích cực trong thúc đẩy quyền phụ nữ khi vừa bổ nhiệm nữ Chánh án đầu tiên, nhiều nữ nghị sĩ cũng giữ vai trò quan trọng trong các ủy ban của Thượng viện và Hạ viện Malaysia.
Trong Covid-19, khi phụ nữ gặp nhiều rủi ro như mất việc làm, thu nhập, nhiều nước trong khu vực ASEAN đã và đang triển khai chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bị ảnh hưởng, trong đó có lao động nữ giới. Đại diện Đoàn Nghị viện Malaysia cho rằng, do nữ giới chịu tác động nhiều hơn nam giới nên các nghị sĩ nữ trong AIPA cần có vai trò tích cực hơn, đi đầu thực hiện phương châm “không để ai ở lại phía sau” được Quốc hội Việt Nam đưa ra tại Đại hội đồng AIPA 41.
Sau khi thảo luận, các Đoàn Nghị viện thành viên AIPA đã cho ý kiến và biểu quyết thông qua Nghị quyết của WAIPA 41. Chủ tọa Nguyễn Thúy Anh tin tưởng, với sự thống nhất cao, Nghị quyết sẽ giúp đem lại bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm và thu nhập, nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên ASEAN.
“Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam cam kết chung tay cùng các nữ nghị sĩ, nghị sĩ AIPA thúc đẩy hơn nữa các hoạt động nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, để phụ nữ và trẻ em gái được thụ hưởng tất cả thành quả của sự phát triển kinh tế của các quốc gia”, bà Thúy Anh nói.
Chiều cùng ngày, Hội nghị không chính thức của các nghị sĩ trẻ AIPA do ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam làm chủ tọa được tổ chức với chủ đề: “Sự tham gia của nghị sĩ trẻ AIPA vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN”.
Ngày 9/9, Đại hội đồng AIPA 41 tiếp tục ngày làm việc thứ hai. Buổi sáng là phiên họp của Ủy ban Chính trị, Ủy ban Kinh tế; buổi chiều là phiên họp của Ủy ban Xã hội, Ủy ban Tổ chức.
Thúc đẩy vai trò nữ nghị sỹ
Chiều 8/9, trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA 41 đã diễn ra Hội nghị Nữ nghị sỹ AIPA (WAIPA) với chủ đề "Thúc đẩy vai trò nữ nghị sỹ trong việc đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nữ". Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì Hội nghị.
Hội nghị Nữ nghị sỹ AIPA (WAIPA)
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch nhóm nữ Đại biểu Việt Nam nhấn mạnh, thúc đẩy việc làm bền vững và thu nhập tốt hơn cho phụ nữ và nam giới trong môi trường tự do, bình đẳng, an toàn và tôn trọng nhân phẩm, là một trong những thước đo sự tiến bộ xã hội của một quốc gia, được ghi nhận trong nhiều văn kiện thế giới và khu vực. Chương trình phát triển bền vững của thế giới cho giai đoạn 2015-2030 đặt ra mục tiêu: "Đến năm 2030, đạt được việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tử tế cho tất cả phụ nữ và nam giới.... và trả lương bình đẳng cho những công việc có cùng giá trị".
Theo bà Tòng Thị Phóng, mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong 20 năm qua, những số liệu mới cập nhật của ILO cho thấy vẫn tồn tại sự bất bình đẳng dai dẳng giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận thị trường lao động, tình trạng thất nghiệp và điều kiện làm việc. Đại dịch COVID-19 gây tác động nghiêm trọng đến đối tượng lao động nữ, gần 510 triệu người, tức 40% số lao động nữ toàn cầu hiện đang làm việc trong bốn lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi chỉ có 36,6% lao động nam đang làm trong các ngành nghề nêu trên. Xóa bỏ khoảng cách giới trong việc làm cần được ưu tiên hàng đầu nếu chúng ta muốn đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái vào năm 2030.
Với nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc cải thiện chính sách, tạo môi trường bình đẳng cho phụ nữ, với sự quan tâm của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, Việt Nam đã ban hành Luật Bình đẳng giới và đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là ở lĩnh vực lao động, việc làm.
"Năm 2019, chúng tôi đã tiến hành sửa đổi Bộ luật Lao động và một số luật liên quan để những quy định về lao động - việc làm đối với lao động nữ tập trung vào việc đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người lao động và nâng cao năng lực thực thi chính sách về việc làm, thu nhập đối với lao động nữ. Trong những năm tới, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và tăng cường giám sát để đảm bảo bình đẳng giới được thực hiện thực chất và "không ai bị bỏ lại phía sau" - bà Tòng Thị Phóng thông tin.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về kinh nghiệm của các Nghị viện thành viên và vai trò của nữ Nghị sỹ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong tiếp cận việc làm và thu nhập; đề xuất cơ chế hợp tác nghị viện ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng để thúc đẩy việc làm và thu nhập của lao động nữ, nhất là trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 toàn cầu.
Đại diện Đoàn Indonesia cho rằng, những thách thức của đại dịch COVID-19 đã chứng minh cần nỗ lực chung và cải thiện hệ thống y tế. COVID-19 ảnh hưởng đời sống, công việc nhiều người, đặc biệt là lao động nữ, họ ít được tiếp cận các biện pháp bảo vệ xã hội hơn. Để ứng phó tình hình này, nghị viện Indonesia đã có nghị quyết để kiểm soát ổn định dịch bệnh, khắc phục hậu quả kinh tế; cũng như cung cấp gói hỗ trợ tài khóa cho nhiều khu vực và ngành nghề, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Đại diện Đoàn Indonesia nhấn mạnh, trong điều kiện này, vai trò nghị viện quan trọng hơn bao giờ hết, phải thực hiện hiệu quả để thông qua các dự luật và cống hiến vào khắc phục hậu quả COVID-19 bằng bất cứ biện pháp nào có thể. Các Nghị viện và nữ nghị sĩ cần thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ, tăng cường bình đẳng giới. Hơn nữa, nữ nghị sỹ AIPA có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các đề xuất, ý tưởng để đảm bảo về thu nhập, việc làm cho phụ nữ trong các quốc gia thành viên viên ASEAN.
Đại diện Đoàn Việt Nam, bà Hoàng thị Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng chia sẻ, để ứng phó với đại dịch COVID-19, các nữ đại biểu Quốc hội và Nhóm nữ đại biểu Quốc hội đã tham gia quá trình xem xét và thông qua gói hỗ trợ tài chính cho người dân bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đảm bảo thu nhập cho người lao động và hộ gia đình; phát huy vai trò là người đại biểu của Nhân dân, kịp thời động viên cử tri và Nhân dân tích cực hưởng ứng, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; giám sát việc thực hiện các chính sách ứng phó với đại dịch và hỗ trợ hậu COVID...
Theo bà Hoàng Thị Hoa, cần tăng cường các hoạt động nghị viện, lập pháp, giám sát, quyết định ngân sách, thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ nâng cao năng lực của phụ nữ sẵn sàng ứng phó với đại dịch và thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong các tình huống khẩn cấp; tăng cường nguồn lực, thực hiện bình đẳng giới hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong đó có vấn đề việc làm bền vững, bảo đảm thu nhập đối với lao động nữ.
Với tinh thần phát huy quan hệ đối tác nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, Nghị viện các nước thành viên cần đoàn kết, hợp tác, cùng hành động, góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an sinh - xã hội cho người dân; đồng thời, cần có các biện pháp hỗ trợ cho lao động nữ và những người yếu thế trong xã hội trước ảnh hưởng của đại dịch.
"Các Nghị viện thành viên và các nghị sĩ cũng cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong việc hoạch định và hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ, mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ, tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoạch định chính sách" - bà Hoàng Thị Hoa đề xuất.
Sau khi thảo luận, Hội nghị đã thống nhất thông qua Nghị quyết "Thúc đẩy vai trò của nữ nghị sỹ nhằm bảo đảm việc làm bền vững và thu nhập cho lao động nữ".
Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam: Khởi đầu mới trong quan hệ giữa Việt Nam và EU Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier cho biết, EuroCham hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu tích cực cho hai Hiệp định EVFTA và EVIPA. Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier. Ảnh: TTXVN Ngay sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự...