Nữ MTQ lên tiếng khi bị nói tự ý dùng tiền ủng hộ thầy giáo bị bệnh
Trong câu chuyện giúp đỡ thầy giáo Trương Kiệt An – người thầy bị bệnh nặng phải rời bục giảng, thì Nguyễn Đỗ Trúc Phương là một trong những ngày nhiệt tình nhất khi thường xuyên cập nhật tình hình về thầy trên trang cá nhân.
Trúc Phương vốn được mệnh danh là “ cô tiên Sài Gòn”, người bạn của bà con nghèo nên chẳng quá ngạc nhiên khi trong ít giờ kêu gọi, cô đã nhận được số tiền 300 triệu đồng ủng hộ thầy An.
Trúc Phương đã đến gặp gỡ và nói chuyện với thầy An. (Ảnh: FB Nguyễn Đỗ Trúc Phương)
Tuy nhiên, mới đây Trúc Phương đã phải lên tiếng giải thích vì có ý kiến cho rằng cô đã tự ý sử dụng số tiền ủng hộ cho thầy An mà chưa hỏi qua thầy.
Một người nêu ý kiến khá dài về quyết định của Trúc Phương nên cô đã hồi đáp lại. (Ảnh: FB Nguyễn Đỗ Trúc Phương)
Cụ thể, sau khi đến thăm thầy An, Trúc Phương biết thầy được khá nhiều người giúp. Hơn nữa, thầy cũng ngỏ ý muốn nhường lại khoản tiền đó cho những hoàn cảnh khó khăn hơn nên Trúc Phương đã xin phép các mạnh thường quân cho mình được dùng số tiền này để góp xây trường học cho trẻ em vùng cao Hà Giang.
Thầy An trong buổi nói chuyện Trúc Phương. (Ảnh: FB Nguyễn Đỗ Trúc Phương)
Rất nhiều người đã đồng tình với việc làm này của Trúc Phương. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn có một người có quan điểm khác. Cụ thể tài khoản T.D. viết: “Chị không có quyên góp được gì nhưng có chút ý kiến xíu. Biết rằng thầy ấy không nhận nhưng em cũng nên trao cho thầy ấy một ít, vì em đã nói lúc trước quyên cho thầy ấy nên dù sao cũng cần đưa thầy chút em nhé, chị nghĩ nói quyên cho thầy thì mình nên trao mới trọn.
Hình ảnh thầy đi xin cơm từ thiện khiến nhiều người xót xa. (Ảnh: Thanh Niên)
Nếu thầy không cần thì phải xin từ thiện làm gì, biết rằng có chỗ cho thuốc, nhưng cũng phải cần chút chứ em (vì mang tiếng xin cho chú mà), còn lại phần thừa của chú mình sửa lại trường cũng được vậy. Dù xã đó có nghèo đến mấy chuyện xây nhà trường là chuyện của cơ quan chức năng. Có chút ý kiến vậy thôi chứ không ý gì mong đừng bị gạch đá. Tiền em xin được em nói sao ai cũng đồng tình nhưng chị thấy hơi bị kỳ vì chú ấy mang tiếng được mạnh thường quân giúp.”
Video đang HOT
Đồng cảm với thầy, rất nhiều người đã gửi tiền ủng hộ. (Ảnh: Thanh Niên)
Đáp lại ý kiến này, Trúc Phương lập tức trả lời thẳng thắn. Cô cho biết mình cũng đã định trao cho thầy một ít nhưng thầy không nhận và ý nguyện của thầy là muốn chia sẻ cho người khác. Đồng thời, cô cũng khẳng định cuộc sống của thầy bây giờ đã ổn nhờ có mạnh thường quân giúp đỡ.
Trúc Phương khẳng định mình trao tiền cho ai, trao bao nhiêu đều có lý do. (Ảnh: FB Nguyễn Đỗ Trúc Phương)
“Có quá nhiều tiền với một người đôi khi không phải là tốt. Ai cũng nên biết đủ, và biết cố gắng tự lực thì mới có thể tự đứng vững được. Với quan điểm của em giúp ai cũng là giúp.
Em muốn thì em có thể quyên góp riêng cho trường học ở miền núi và chắc chắn mạnh thường quân sẽ ủng hộ, nhưng vì cùng là thầy cô giáo, tại sao mình phải phân chia ra người nào đáng giúp người nào không. Trong khi thầy cô trên núi quá khổ, còn thầy An bây giờ nhờ mạnh thường quân cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi chị. Mong chị nhìn nhận lại vấn đề và mong chị hiểu!”, Trúc Phương nói.
Trúc Phương được mệnh danh là “cô tiên” của bà con nghèo ở TP.HCM. (Ảnh: FB Nguyễn Đỗ Trúc Phương)
Lời giải thích của Trúc Phương ngay lập tức nhận được sự đồng tình của rất nhiều người. Đa phần đều cho rằng nếu không trực tiếp đến gặp thầy, lắng nghe tâm tư của thầy thì không nên nói những điều làm ảnh hưởng đến nhiều người như vậy.
Thầy An rời bục giảng sau nhiều năm gắn bó vì bệnh tật. (Ảnh: Thanh Niên)
Về phía thầy An, được biết hiện tại thầy đã được một nơi nhận dạy online cho các bé miền núi. Ngoài ra, còn có nhà hảo tâm hỗ trợ thầy thuốc và điều trị gout miễn phí.
Nhớ lại những ngày còn được đi dạy, thầy lại bật khóc. (Ảnh: Thanh Niên)
Trước đó, câu chuyện thầy Trương Kiệt An bị bệnh nặng rời bục giảng sau hơn 30 năm gắn bó đã khiến nhiều xót xa. Vì không còn thu nhập nên 2 năm qua thầy sống rất vất vả, phải đi xin cơm từ thiện trước cổng bệnh viện và ở nhờ nhà một người dân tốt bụng. Qua bao khó khăn, có lẽ những ngày tháng sau này của thầy An sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi đã có rất nhiều nhà hảo tâm cùng đồng hành.
“Lá lành đùm lá rách” là truyền thống muôn đời của người Việt Nam. Đó là đạo lý tốt đẹp, dù trong hoàn cảnh nào thì cũng đáng được tôn vinh. Tuy nhiên đúng như Trúc Phương nói, giúp thì cũng chỉ nên giúp đủ. Đôi khi cho quá nhiều sẽ khiến một số người ỷ lại, trông chờ vào những sự hỗ trợ từ cộng đồng. Thay vì chỉ tập trung cho một hoàn cảnh, chúng ta có thể san sẻ nó ra để ai cũng được quan tâm, bởi thực sự trên đời này vẫn có rất nhiều người khó khăn.
Thầy giáo rời bục giảng vì bệnh nặng được MTQ kêu gọi quyên góp
Câu chuyện người thầy Trương Kiệt An (53 tuổi, sống tại TP.HCM) phải rời giảng đường vì bệnh tật khiến nhiều người xót xa.
Nhiều người đã nỗ lực kêu gọi và quyên góp để cuộc sống của thầy dễ dàng hơn.
Thầy Kiệt An phải nghỉ dạy vì bệnh nặng liên quan giọng nói. (Ảnh: Thanh Niên)
Mới đây nhất, Trúc Phương đã kêu gọi ủng hộ thầy Kiệt An trên trang cá nhân. Cô viết: "Em Phương xin phép mở quyên góp giúp đỡ cho thầy giáo khó khăn. Phương cũng đã từng là học sinh dưới mái trường, thật sự biết ơn sự vất vả và cống hiến của các thầy cô giáo. Hy vọng có thể giúp đỡ để cuộc sống của thầy sẽ đỡ vất vả hơn".
Trúc Phương kêu gọi quyên góp số tiền lớn cho thầy. (Ảnh: Chụp màn hình Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Thầy từng là người đạt nhiều thành tích trong giảng dạy. (Ảnh: Thanh Niên)
Chỉ sau 2 tiếng kêu gọi quyên góp, số tiền ủng hộ thầy Kiệt An đã lên tới 300 triệu đồng. Trúc Phương thông báo trên trang cá nhân: "Em Phương ngưng quyên góp nha mọi người ơi. Sau 2 tiếng đã quyên góp được 300 triệu đồng rồi ạ. Mình để dành cho những trường hợp sau nghen. Em Phương xin chân thành cảm ơn mạnh thường quân rất nhiều. Trân trọng".
Hàng ngày thầy sống nhờ vào cơm từ thiện. (Ảnh: Thanh Niên)
Trước đó, Thanh Niên đã đưa tin về câu chuyện của Kiệt An. Thầy đi dạy được 34 năm nhưng phải xin nghỉ vì bệnh nặng đột nhiên ập đến. Cuộc sống của thầy rơi vào bế tắc khi chưa đủ tuổi nhận lương hưu sớm và chưa đến thời điểm nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Thầy đi xin đồ ăn từ thiện để sống qua ngày. (Ảnh: Thanh Niên)
Thầy tâm sự: "8 tháng trời không có thu nhập, không đóng được tiền nhà trọ, tôi xách đồ ra trước cổng bệnh viện chưa biết đi đâu về đâu thì gặp cô Hường - vợ chồng cô đều bị tai biến cũng đang chờ xin cơm từ thiện nói về cô cho ở nhờ. Từ tháng 7/2022 tới nay, nhờ vậy tôi có chỗ che nắng, mưa, ngày 2 lần sáng, chiều ra xin cơm trước cổng bệnh viện".
Người phụ nữ cho thầy ở nhờ vì hoàn cảnh quá khó khăn. (Ảnh: Thanh Niên)
Niềm mong mỏi duy nhất của thầy đó chính là được đến trường gặp học sinh, gặp đồng nghiệp nhưng điều đó chẳng thể thực hiện. Dù được trường gửi giấy mời về tham dự ngày 20/11 nhưng thầy từ chối vì sợ bản thân làm ảnh hưởng tới không khí. Thầy xúc động nói: "Mình làm gì làm cũng có lòng tự trọng của bản thân, mình tự biết điều gì mình có thể làm được, những điều gì mình không làm được. 20/11 năm nay tôi cũng không mong ước điều gì, chỉ xem báo đài chúc mừng ngày này, buồn quá thì nằm khóc một mình, chứ tôi cũng ngại các em học sinh tới lui đến thăm, phiền các em".
Thầy được mời về tham dự ngày Nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: Thanh Niên)
Cuộc sống tạm bợ của thầy khiến nhiều người xót xa. (Ảnh: Thanh Niên)
Với số tiền 300 triệu đồng, mong rằng thầy Kiệt An sẽ có thêm chi phí chữa bệnh và ổn định cuộc sống. Đồng thời, khao khát trở lại giảng đường của thầy có thể sớm được thực hiện.
Dạy học luôn là nghề cao quý khi đào tạo, nuôi dưỡng mầm non tương lai. Những người làm và muốn gắn bó lâu với nghề phải thật sự tâm huyết và có niềm đam mê. Chính vì vậy, việc một người thầy phải rời giảng đường vì lý do bất khả kháng là điều khó khăn và đau khổ. Không còn gì để diễn tả được niềm hụt hẫng khi công việc gắn bó hàng chục năm bỗng nhiên mất đi. Ngày 20/11 đang đến gần, chúc cho tất cả các thầy cô luôn mạnh khỏe đến lên giảng đường, mãi là người lái đò tận tâm đưa các em sang sông.
Học online, thầy giáo già vẫn kiên trì lên bục giảng dù chỉ có 1 mình Lên đại học, việc học cũng sẽ thay đổi hoàn toàn, khối lượng kiến thức lớn đòi hỏi sinh viên phải chủ động nhiều hơn trong học tập. Với một số môn học, sinh viên có thể không cần phải đến giảng đường mà có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau như online hoặc đi thực tế. Hình ảnh người thầy...