“Nữ hoàng Văn hóa tâm linh” từ chức Phó Ban Phát triển Thương hiệu và Chống hàng giả
“ Nữ hoàng Văn hóa tâm linh Việt Nam” Phạm Nữ Hiền Ngân cho biết vừa gửi đơn từ chức Phó Trưởng Ban Phát triển thương hiệu và Chống hàng giả Việt Nam.
Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động qua điện thoại từ Nhật Bản, “Nữ hoàng Văn hóa tâm linh Việt Nam” Phạm Nữ Hiền Ngân cho biết bà vừa gửi đơn đến các cơ quan chức năng từ chức Phó Trưởng Ban Phát triển thương hiệu và Chống hàng giả Việt Nam. Tuy nhiên, bà Hiền Ngân từ chối thông tin nguyên nhân từ chức.
“Nữ hoàng Văn hóa tâm linh Việt Nam” Phạm Nữ Hiền Ngân. Ảnh: NVCC
“Sau khi được bầu giữ chức Phó Trưởng Ban Phát triển thương hiệu và Chống hàng giả Việt Nam, tôi thường xuyên đi diễn xướng hầu đồng ở nước ngoài. Hiện tôi đang dự liên hoan văn hóa Việt Nam – Nhật Bản tại Nhật Bản đến cuối tháng 7 này mới về. Tôi nghĩ rằng việc từ chức là để tập trung thời gian nhiều hơn cho những chuyến diễn xướng hầu đồng ở nước ngoài, qua đó mang văn hóa hầu đồng của dân tộc mình đi khắp thế giới”, bà Hiền Ngân chia sẻ.
Trước đó, ngày 26-6, Viện Công nghệ chống làm giả (Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam) thành lập Ban Phát triển thương hiệu và chống hàng giả Việt Nam tại TP HCM. Theo đó, “Nữ hoàng Văn hóa tâm linh Việt Nam” Phạm Nữ Hiền Ngân được bầu làm Phó Trưởng Ban Phát triển thương hiệu và Chống hàng giả Việt Nam.
Video đang HOT
Bà Phạm Nữ Hiền Ngân (người đứng thứ 3 từ trái sang) tại liên hoan văn hóa Việt Nam – Nhật Bản ở Nhật Bản vào ngày 5-7
Như đã thông tin, “Nữ hoàng Văn hóa tâm linh Việt Nam” Phạm Nữ Hiền Ngân sinh năm 1987, quê thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Mẹ mất sớm, ba làm công chức nhà nước nên từ nhỏ cuộc sống bà Phạm Nữ Hiền Ngân gặp nhiều khó khăn. Khi lớn lên, bà Hiền Ngân vào TP Quy Nhơn bươn chải với nhiều nghề rồi sau đó chuyển đến TP HCM sinh sống.
Khi vào TP HCM, bà Hiền Ngân được nhiều người biết đến với việc tham gia hầu đồng, một nghi lễ tâm linh trong các phủ, đền ở Việt Nam. Đến tháng 7-2018, bà Hiền Ngân được đăng quang danh hiệu “Nữ Hoàng Văn Hóa Tâm Linh Việt Nam” trong chương trình do Trung ương Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần XNK Ô tô Ngọc Minh tổ chức.
Theo Đức Anh (Người lao động)
Bộ trưởng Nội vụ: TP HCM nên xem xét nguyện vọng của ông Đoàn Ngọc Hải
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định, ông Đoàn Ngọc Hải-nguyên Phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM, có thể đề xuất nguyện vọng của mình, và "TP.HCM nên xem xét, để bố trí cán bộ cho phù hợp"
Bộ trưởng Nội vụ: TP HCM nên xem xét nguyện vọng của ông Đoàn Ngọc Hải
Nói lại cho rõ phát ngôn tại Quốc hội liên quan đến việc ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ngày 17/6 cho biết: "Tôi không có ý nói ông Đoàn Ngọc Hải không chấp hành theo sự phân công của tổ chức". Bộ trưởng Tân nhấn mạnh ba nguyên tắc chung của đảng viên sau khi được phân công nhiệm vụ: Phải chấp hành theo phân công; được quyền đề xuất; và tổ chức phải nghiên cứu đề xuất ấy.
"Khi được phân công nhiệm vụ, trước mắt đảng viên phải chấp hành quy định. Còn sau đó, đảng viên có thể tiếp tục đề xuất nguyện vọng của mình. Bên cạnh đó, tổ chức cũng nên nghiên cứu sắp xếp cho phù hợp. Đó là nguyên tắc chung, tôi cũng không có hồ sơ về trường hợp này (ông Đoàn Ngọc Hải-PV) và cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương", ông Tân nêu.
Về vấn đề sở trường chuyên môn của cán bộ, ông Lê Vĩnh Tân cũng lý giải, việc này tổ chức phải nghiên cứu đề nghị của ông Đoàn Ngọc Hải để sắp xếp công việc cho phù hợp. "Ông Đoàn Ngọc Hải chấp hành như vậy, nhưng cũng có quyền đề xuất nguyện vọng của mình với tổ chức", ông Tân nói.
Trả lời câu hỏi về việc Bộ Nội vụ có đề nghị nghị địa phương báo cáo vụ việc này, ông Tân một lần nữa khẳng định: "Theo phân cấp, việc này thuộc thẩm quyền của TP HCM".
Trước đó, trả lời PV bên hành lang Quốc hội đánh giá, có khả năng ông Đoàn Ngọc Hải thấy chuyên môn chưa hợp với công việc mới được phân công, chưa làm công việc này ngày nào, nên sợ có thể không hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy muốn để tổ chức chọn người khác làm tốt hơn. "Nếu thấy khả năng mình không hoàn thành thì họ từ chối", ông Tân cho hay.
"Nguyên tắc quan trọng là cán bộ Đảng viên phải chấp hành sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức. Việc ông Đoàn Ngọc Hải không chấp hành quyết định điều động sẽ phải được xem xét xử lý. Đương nhiên cơ quan sử dụng cán bộ phải xét đến nguyện vọng của người được điều động", ông Tân nói thêm.
Trước đó, chỉ vài giờ sau khi nhận quyết định bổ nhiệm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn, ông Đoàn Ngọc Hải đã nộp đơn từ chức. Trong đơn, ông Hải trình bày sau khi nhận quyết định, ông nhận thấy bản thân không có trình độ chuyên môn về ngành xây dựng, không phù hợp với năng lực, sở trường chuyên môn được đào tạo.
Nếu miễn cưỡng nhận nhiệm vụ trái với sở trường, chuyên môn và tâm huyết thì có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng do không có chuyên môn. Trong lúc đợi quy trình giải quyết chế độ nghỉ việc sớm 10 năm theo quy định, tôi sẽ xin nghỉ việc 2 tháng không hưởng lương", ông Hải nêu.
Được biết trước đó ông Đoàn Ngọc Hải có nguyện vọng được về công tác tại huyện Cần Giờ, có thể là công tác tại UBND huyện hoặc làm cán bộ MTTQ huyện, tuy nhiên nguyện vọng này chưa được chấp thuận.
Theo Luân Dũng (Tiền Phong)
Ông Đoàn Ngọc Hải : 'Tôi còn luyến tiếc một điều' Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Sài Gòn TNHH Một thành viên đã nộp đơn xin từ chức vào hôm qua 4.6. PV Thanh Niên đã phỏng vấn ông Hải xung quanh đơn xin từ chức này. Ông Đoàn Ngọc Hải tại buổi nhận quyết định điều động làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty...