‘Nữ hoàng nhạc đồng quê’ làm gì với 650 triệu USD?
Dolly Parton không chỉ thành công trong sự nghiệp ca hát, bà còn được biết đến là ngôi sao điện ảnh, nhà đầu tư bất động sản có tiếng.
Theo SCMP , Dolly Parton – ca sĩ gắn liền với biệt danh “Nữ hoàng nhạc đồng quê” – có cát-xê lên tới hàng trăm nghìn USD cho mỗi show diễn. Tuy nhiên, Dolly Parton không chỉ có một nguồn thu từ việc ca hát mà còn kiếm được nhiều hơn thế từ kinh doanh bất động sản. Hiện tại, khối tài sản của Parton được dự đoán lên tới 650 triệu USD.
Kiếm được hàng triệu USD từ bản quyền
Trong lĩnh vực âm nhạc, Dolly Parton chủ yếu kiếm được tiền từ bản quyền của những bài nhạc hit. Bài hát bà viết để đánh dấu sự “chia tay”, I Will Always Love You , đã bán được 20 triệu bản, thu về 10 triệu USD, khi Whitney Houston thu âm vào năm 1992. Đáng kinh ngạc hơn, Dolly đã nói không với Elvis, người muốn thu âm bài hát nhưng chỉ khi Elvis sở hữu 50% giá trị bản quyền.
Hiện tại, mỗi lần ca khúc của “Nữ hoàng nhạc đồng quê” phát trên đài phát thanh, bà sẽ nhận được 0,08 USD. Với mỗi album bán ra, Parton thu về 2 USD. Năm 2017, Forbes ước tính Dolly Parton là phụ nữ được trả lương cao thứ sáu trong làng nhạc vào thời điểm đó, với thu nhập 37 triệu USD.
Dolly Parton được mệnh danh là “Nữ hoàng nhạc đồng quê”. Ảnh: SCMP.
Không chỉ thành công trong lĩnh vực ca hát, Dolly Parton còn được biết tới là ngôi sao điện ảnh. Năm 1980, bà nhận vai chính trong bộ phim 9 to 5. Từ sản phẩm này, Parton kiếm được 103 triệu USD (giá trị tiền vào thời điểm đó). Tới năm 1989, “Nữ hoàng nhạc đồng quê” tiếp tục vào vai Julia Roberts trong Steel Magnolias – bộ phim có doanh thu 100 triệu USD tại phòng vé.
Hiện tại, khi đã ngoài 70 tuổi, Parton vẫn là cái tên được nhiều đạo diễn nhắm tới. Năm 2020, nữ nghệ sĩ xuất hiện trong một bộ phim phát sóng trên Netflix có tên Dolly Partons Christmas on the Square.
Dolly Parton sinh năm 1946 ở Locust Ridge, Tennessee, Mỹ. Ảnh: SCMP.
Sở hữu khối tài sản khổng lồ
Chia sẻ với truyền thông, Parton cho hay nhiều doanh nhân từng nhận định rằng việc mở công viên giải trí Dollywood vào năm 1986 của bà là sai lầm lớn. Chia sẻ với Reuters , nữ ca sĩ cho biết đó là ấp ủ nhiều năm của bà và chắc chắn phải làm, nên vẫn quyết định tiếp tục theo đuổi đam mê.
“Không có gì phải bàn cãi, đó là khoản đầu tư lớn nhất và tốt nhất mà tôi từng thực hiện”, Parton nói.
Nhờ việc mở công viên giải trí, quê hương Tennessee của Parton đã thu hút được ba triệu du khách và kiếm được khoảng 118 triệu USD mỗi năm. Từ đây, nữ ca sĩ tạo ra công ăn việc làm cho hơn 4.000 người ở Tennessee.
Điểm đặc biệt trong công viên Dollywood là mô hình bản sao của căn nhà mà Parton từng sống với cha mẹ và 11 anh chị em của bà khi còn nhỏ.
Từ năm 2013 tới 2019, dự án của Parton đã mở rộng với kinh phí 300 triệu USD. Nữ ca sĩ cho biết trong thập kỷ tới, bà sẽ tiếp tục phát triển công viên bằng việc mở một khu nghỉ dưỡng có tên HeartSong nằm gần công viên nước Dollywoods Splash Country và DreamMore Resort.
Năm 1999, để tiện cho việc quản lý công viên, nữ ca sĩ đã mua ngôi nhà hiện tại của bà ở Brentwood, Tennessee với giá 400.000 USD.
Dolly Parton là phụ nữ được trả lương cao thứ sáu trong giới âm nhạc vào năm 2017. Ảnh: SCMP.
Thường xuyên làm từ thiện
Năm 1988, Parton thành lập Quỹ Dollywood nhằm hỗ trợ trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn. Đến năm 1995, bà thành lập Thư viện Imagination. Tại đây, nữ ca sĩ tổ chức chương trình tặng sách cho trẻ em từ sơ sinh cho đến khi chúng bắt đầu đi học. Chia sẻ với truyền thông, “Nữ hoàng nhạc đồng quê” cho biết ngày nhỏ, cha của bà không có cơ hội đi học. Vì thế, nữ ca sĩ muốn giúp đỡ trẻ em khó khăn có cơ hội tiếp cận với sách vở, trường lớp.
Năm 2016, nữ ca sĩ tổ chức cuộc thi nhỏ nhằm quyên góp tiền ủng hộ những gia đình bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở quê hương Tennessee. Cuộc thi đã nhận được tổng cộng 9 triệu USD. Tháng 4/2020, Parton đã quyên góp 1 triệu USD cho Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt để ủng hộ vào quỹ Vắc-xin phòng ngừa Covid-19.
Tới ngày 2/3/2021, nữ ca sĩ thay thế từ “Jolene” thành “Vaccine” trong bài hát Jolene – ca khúc làm nên tên tuổi của bà nhằm cổ động cộng đồng tham gia tiêm phòng vắc-xin.
Thay vì hát “Jolene, Jolene, Jolene, Jolene/ Im begging of you please dont take my man/ Jolene, Jolene, Jolene, Jolene/ Please dont take him just because you can (Jolene, Jolene, Jolene, Jolene/ Tôi cầu xin bạn, xin đừng lấy người đàn ông của tôi/ Jolene, Jolene, Jolene, Jolene/ Xin đừng lấy chỉ vì bạn có thể), Parton đã đổi thành: “Vaccine, vaccine, vaccine, vaccine/ I’m begging of you, please don’t hesitate. Vaccine, vaccine, vaccine, vaccine/ Because once you’re dead, then that’s a bit too late” (Vaccine, vaccine, vaccine, vaccine/ Xin đừng ngần ngại. Vaccine, vaccine, vaccine, vaccine/ Vì khi bạn đã chết, điều đó sẽ là quá muộn).
Dolly Parton là mẹ đỡ đầu của Miley Cyrus. Ảnh: SCMP.
Ca khúc 'I Walk The Line': Johnny Cash - Tiếng hát của lòng đất triệu năm
Với nhiều người, có một chất giọng được coi là biểu trưng cho dòng nhạc đồng quê Mỹ và chất giọng đó thuộc về Johnny Cash.
Trong gần 50 đã biểu diễn và ghi âm rất thường xuyên, một làn sóng mới những người yêu nhạc trẻ lại phát hiện ra Cash thật tuyệt vời làm sao - điều vốn không có gì xa lạ với những người đã nghe ông từ thập niên 1950.
Hit lớn đầu tiên của Johnny Cash xuất hiện vào năm 1956. I Walk The Line (Thẳng đường mà đi) rạng danh trên cả BXH đồng quê lẫn pop. Nhưng quan trọng hơn, ca khúc đã tạo dựng nên giọng hát và cá tính định hình lịch sử của Cash, đồng thời tạo ảnh hưởng lên cuộc đời của nhiều nhạc sĩ trẻ.
Tới từ lòng trái đất
Tuổi thơ của Johnny Cash bình yên ở Dyess, Arkansas (Mỹ) hồi thập niên 1930. Thời đó, cha mẹ ông - những nông dân trồng bông -thường giữ cho những khúc gỗ mại châu xanh âm ỉ cháy ngày đêm trong nhà xông khói. Trong cuốn hồi ký của mình, Cash nhớ lại: "Hương khói mại châu là một ký ức nữa đã ăn sâu vào xương tủy tôi". Và làn khói đó dường như cũng đi sâu vào chất giọng của ông. Nhưng nếu nhờ các nhạc sĩ đồng nghiệp miêu tả "chất giọng" đó, họ sẽ tìm tới những thứ vĩ đại hơn: "Chất giọng của sự thật, của trí tuệ, của sấm sét, của Mỹ, một thứ gì đó cổ xưa, không tuổi, tới từ lòng của trái đất".
"Giọng của Johnny Cash, mọi người biết đấy, nếu núi Rushmore có thể mở miệng - bất cứ tượng điêu khắc nào trên núi Rushmore có thể mở miệng và hát - thì âm thanh sẽ giống như thế" - nhạc sĩ Rodney Crowell cảm thán. Crowell là nhạc sĩ được kính trọng bậc nhất ở Nashville và từng kết hôn với Rosanne Cash, con gái Johnny Cash. Nhưng mối liên hệ của ông với Cash đi xa hơn thế nhiều.
Bìa đĩa đơn giản của "I Walk The Line"
Crowell nhớ lần đầu tiên nghe I Walk The Line là lúc ngồi ở ghế sau chiếc xe bố mượn để đi câu, khi mới 5 tuổi. Ca khúc đã khiến cậu bé 5 tuổi khi đó mờ mắt đi và sau này, chỉ có thể miêu tả trải nghiệm đó là "thế giới bên kia".
"Khi lớn lên, tôi thật sự suy ngẫm xem ca khúc đó có thể bắt nguồn từ đâu? Tôi không thể tìm thấy trong nhạc của Roy Acuff hay Jimmie Rodgers dù nó cùng từ nền nhạc đồng quê. Tuy nhiên, ca khúc này lại giống jazz nữa. Nó như Charlie Parker phiên bản người đàn ông da trắng miền Nam".
Các hợp âm của I Walk The Line khá kỳ lạ khi thay đổi, đi lên rồi đi xuống. Mà đó là vào những năm 1950, thời trước Bob Dylan. Crowell luôn kinh ngạc trước điều này và do đó, luôn mở to mắt mọi lúc có thể để dõi theo Cash, chứng kiến những đỉnh cao mà ông vươn tới.
Khởi đầu một huyền thoại
Nếu đọc đủ nhiều các bài báo, các cuộc phỏng vấn hay dòng ghi chú, người hâm mộ có thể lờ mờ chắp nối để ra câu chuyện về những gì đã truyền cảm hứng cho I Walk The Line , nhưng Johnny Cash là bậc thầy về kể chuyện. Ngay cả người bạn thân Kris Kristofferson cũng nói ông nửa thật, nửa hư cấu.
Tiếng ngâm nga ở đầu mỗi phiên khúc? Cash nói mình nhặt được nó đâu đó từ Hollingsworth, một bác sĩ ở quê ông, người lúc nào cũng ngân nga. Rồi về ca từ "Tôi luôn luôn mở to mắt" thì Cash tiết lộ là dựa vào lời khuyên từ khóa học kinh doanh của Dale Carnegie. Giai điệu ư? Chà, trong cuốn tự truyện của mình, Johnny Cash giải thích rằng khi ông ở trong lực lượng không quân ở Đức, ông đặt một cuộn băng vào máy ghi âm và nghe thấy "một chiếc máy bay không người lái với những hợp âm thanh đôi kỳ lạ đầy ám ảnh, thứ gì đó nghe như âm nhạc nhà thờ ma quái". Hóa ra đó là một bản ghi âm của ban nhạc của ông, Landsberg Barbarians, nhưng bị phát ngược.
Johnny Cash bên trong nhà tù Folsom, chuẩn bị biểu diễn buổi thứ tư cho tù nhân ở đây
Nhưng theo Rodney Crowell: "Một lần khác, tôi đã tới nói chuyện với Johnny. Chúng tôi nói về thời ông ở trong quân đội - ông thuộc Lực lượng Không quân. Và công việc của ông ở Lực lượng Không quân là ngồi bên tai nghe, cố nhặt nhạnh, tôi nghĩ, là mã morse của Đức. Mọi người hiểu cảm giác khi mã morse chạy qua tai nghe suốt 8 tiếng làm việc đấy. Tôi nói: Này, tôi thấy như đó là nơi giai điệu của ông sinh ra. Và ông ấy đáp: Rõ ràng. Ông nói: Khi tôi bắt đầu viết nhạc, tôi thường giữ một cuốn sổ nhỏ và ghi chép mọi thứ quanh mình với mã morse chạy qua đầu".
Xuất ngũ, Cash trở thành nhân viên bán thiết bị tận nhà nhưng tình yêu âm nhạc không bao giờ gián đoạn. Ông thu âm vài đĩa đơn với nhà sản xuất nhạc phúc âm Sam Phillips. Và không lâu sau đó, ông trở thành người hát mở màn cho Elvis Presley 20 tuổi, người đang trên đà trở thành... Elvis. Bất cứ nơi nào Elvis tới, các cô nàng đáng yêu đều chạy theo. Cash khi đó 23 tuổi và đã cưới vợ đầu, Vivian Liberto.
Trong chuyến lưu diễn, Cash vấp phải vô vàn cám dỗ và điều đó khiến ông viết I Walk The Line như một tuyên ngôn về lòng chung thủy, rằng dù thế nào thì vì cô gái, chàng trai cũng thẳng đường mà đi, không xao lòng dù vì bất cứ điều gì."Ca khúc như một lời nhắc nhở với bản thân tôi: Thẳng thớm nào, Johnny" - Cash nói về I Walk The Line.
Ban đầu, Cash chơi với tốc độ chậm nhưng Sam Phillips lại muốn tăng tốc. Ông còn nhét cả giấy vào thùng đàn để tạo nên tiếng nhiễu. Dù vậy, khi nghe ca khúc trên đài phát thanh, Cash không thích nó và gọi cho Phillips xin đừng gửi bản thu đi nữa. "Hãy cho nó một cơ hội" - Phillips trả lời. Và chỉ với vài ngày cơ hội, I Walk The Line đã kịp thành hit toàn quốc.
Nghịch lý thú vị là thành công khiến Cash càng khó mà sống như chàng trai trong ca khúc: "Cậu trai quê trong tôi cố gắng thoát khỏi vòng vây và trở lại với đồng quê, nhưng âm nhạc mạnh hơn. Sự cám dỗ của phụ nữ, những cô gái tôi thích, rồi thuốc kích thích ít lâu sau đó".
Cuộc đấu tranh chống lại mặt tối của Cash giờ đã trở thành huyền thoại, nhưng xem ra nó không khiến ông mất đi người hâm mộ nào. Ngược lại, còn được coi là một nét quyến rũ riêng có, như Crowell nói: "Johny Cash là sự kết hợp tuyệt vời của một tối thứ Bảy và sáng Chủ nhật, tất cả hòa làm một". Và cả 2 mặt này, nếu nghe kỹ, sẽ thấy đều có ở I Walk The Line.
Từ I Walk The Line , bừng nở ra ở Cash những cuộc đấu tranh với ác quỷ - của những người say rượu, kẻ giết người, hay kiểu không trung thực - nhưng không bao giờ bị quỷ ám. Đôi khi nó khiến Cash xa lạ với những khán giả đồng quê vốn quen với sự an toàn, không khó chịu. Dù vậy, Cash không bao giờ cúi đầu. Ông làm nhạc mình thích. I Walk The Line, từ một tình khúc về chung thủy, trở thành phương châm sống dũng cảm, không lùi bước của Cash.
Cash, tới cuối cùng, là một tâm hồn sâu sắc và cao thượng, nhưng cũng là một người đàn ông mà không ai muốn gây chuyện, một người sống ở cả 2 phía. Trên thực tế, ngôi nhà mà Johnny Cash lớn lên ở Arkansas nằm ngay bên cạnh đường ray. Khó có một ẩn dụ nào tốt hơn thế.
Ca khúc "I Walk The Line" của Johnny Cash:
Lady Gaga tiết lộ ca khúc "ghét" nhất trong sự nghiệp Nữ ca sĩ Lady Gaga đã nói về ca khúc mà cô cảm thấy "ghét" nhất trong sự nghiệp ca hát của mình. Trong chương trình giao lưu trực tuyến với người hâm mộ mới đây, Lady Gaga đã chia sẻ về ca khúc mà cô "ghét" nhất: đó là "Telephone", do mang đến cho bản thân cảm giác chán nản bởi những...