“Nữ hoàng livestream” bán được cả… tên lửa lọt top 500 người giàu nhất Trung Quốc
Với số tài sản ước tính 1,4 tỉ USD, Vi Á (Viya), nữ hoàng livestream bán đồ của Trung Quốc đã chính thức gia nhập danh sách 500 người giàu nhất Trung Quốc năm 2021.
Viya bắt đầu được thế giới để mắt đến từ năm 2014, khi cô bán một tên lửa bằng hình thức livestream với giá 40 triệu NDT (5,6 triệu USD) khi chưa tròn 30 tuổi. Hồi tháng 5 vừa qua, một buổi livestream bán hàng của Viya thu hút hơn 37 triệu lượt xem, phá vỡ cả số người theo dõi tập cuối phim bom tấn Game of Thrones hay lễ trao giải Oscar danh tiếng.
Khởi đầu của 2 vợ chồng Vi Á là mở tiệm quần áo tại một chợ hàng sỉ ở Bắc Kinh vào năm 2003. Năm 2008, hai người tới Tây An mở 10 tiệm quần áo. Năm 2012, khi thương mại điện tử phát triển, hai người chuyển đến Quảng Châu, đăng ký cửa hàng online trên Taobao – bước ngoặt trong sự nghiệp của cả hai.
Hình ảnh Vi Á trong các buổi livestream bán hàng của mình
Hình ảnh vợ chồng Vi Á
Ngày 11/11/2014, cửa hàng online của Vi Á đạt doanh thu 10 triệu nhân dân tệ (1,55 triệu USD). Mọi sự đề thuận lợi cho đến năm 2015, khi cửa hàng của Viya thu về doanh số 10 triệu NDT nhưng vẫn gánh khoản lỗ 3 triệu NDT, khiến cô và chồng phải bán ngôi nhà ở Quảng Châu để tiếp tục kinh doanh.
1 năm sau đó, khi Taobao bắt đầu thử nghiệm ứng dụng phát trực tuyến, Viya tiếp tục là một trong những tân binh đầu tiên hưởng ứng. Từ đây, vận may đã mỉm cười. Thấy tiềm năng lớn, năm 2016, Vi Á bắt đầu livestream bán hàng trên Taobao. Một năm sau, cô nổi tiếng khắp Trung Quốc khi lập kỷ lục 5 giờ livestream đạt doanh số bán hàng 70 triệu nhân dân tệ (10,8 triệu USD).
Hồi tháng 3, khi livestream ủng hộ sản phẩm từ bông Tân Cương, Vi Á thu hút 12 triệu người theo dõi. Trong vòng một giờ, cô bán được số hàng hóa trị giá hơn 23 triệu nhân dân tệ, bao gồm khăn bông, tất, quần áo trẻ em.
Được biết, vào Ngày độc thân – một trong những sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm của Trung Quốc, Vi Á đã bán được hơn 3 tỉ nhân dân tệ.
Cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 không dập tắt chuỗi ngày huy hoàng của Viya, mà còn giúp cô kiếm thêm bộn tiền khi người tiêu dùng Trung Quốc buộc phải chôn chân tại nhà do lệnh phong tỏa, thúc đẩy số lượt xem livestream bán hàng tăng gần gấp đôi.
Theo Sohu, từng có tin đồn Vi Á có thể kiếm hàng trăm triệu nhân dân tệ mỗi tháng nhờ livestream bán hàng. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Tài Kinh, cô nói rằng chuyện này là “hoàn toàn không thể”.
Được biết, trong danh sách 500 người giàu nhất Trung Quốc được trang New Fortune công bố, ông Chung Thiểm Thiểm (Zhong Shan Shan), người sáng lập công ty nước uống đóng chai Nongfu Spring, là người đứng đầu. Ông có số tài sản hơn 504 tỉ nhân dân tệ (hơn 78 tỉ USD).
Tỉ phú Hoàng Tranh (Huang Zheng), người sáng lập công ty thương mại điện tử Pinduoduo, trở thành người giàu thứ hai Trung Quốc, vượt tỉ phú Mã Hóa Đằng (đứng thứ 3) và Jack Ma. Jack Ma đã rơi từ vị trí số 1 năm ngoái xuống vị trí số 7 năm nay.
Sự thật đằng sau buổi livestream chốt đơn "thoăn thoắt" ngàn view
Hiện nay, việc bán hàng online dưới hình thức livestream đã không còn xa lạ gì với người dùng mạng xã hội, nhất là giới trẻ.
Một điểm chung của nhiều video bán hàng kiểu này đó là lúc nào cũng đắt khách, liên tục "chốt đơn". Tuy nhiên, sự thật phía sau lại không hề đơn giản như vậy.
Livestream bán hàng là một hình thức quen thuộc hiện nay. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mới đây, một tài khoản TikTok đã đăng tải đoạn clip bóc trần sự thật phía sau màn chốt đơn "thoăn thoắt" của những livestream bán hàng trên mạng. Theo đó, anh chàng này đã thực hiện đúng như những gì mấy người bán hay làm, vẫn là câu nói quen thuộc: "Đọc tên chị nào là sẽ chốt đơn cho chị ấy nha" và động tác tay liên tục ném hàng qua một bên để giữ cho chị A, chị B.
Tuy nhiên ở cuối clip, trên màn hình điện thoại lại không phải là bình luận đặt hàng của khách, mà lại là một danh sách tên người "ảo" đã được định sẵn. Hoá ra, màn "chốt đơn" là một trong các chiêu trò tăng doanh thu. Sản phẩm sau khi ném sang một bên sẽ được gom lại và... xếp về chỗ cũ.
Đoạn clip đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Người bán hàng ôm sản phẩm, ngồi đọc tên khách và "chốt đơn". (Ảnh: TikTok)
Tuy nhiên tất cả đều đã được biên soạn sẵn, không hề có khách nào "lên đơn" ầm ầm ở đây. (Ảnh: TikTok)
Đằng sau những buổi bán hàng trực tiếp "chốt đơn" ầm ầm như trên, người mua còn dễ gặp phải các mánh khóe tinh vi khác, vì tất cả lượt xem, khách hàng, lượt bình luận, tương tác... đều có thể là ảo và được làm giả.
Comment trên bài đăng có hai kiểu: Bình luận từ khách hàng thật và do seeding của nhân viên phụ trách. Mỗi người bán luôn có cách để phân biệt hai loại bình luận này. Số lượt người xem cũng là một điều không đáng tin, bởi tương tác đều có thể mua qua các dịch vụ hỗ trợ. Đây đều là những dịch vụ được chia sẻ công khai trên mạng xã hội.
Tất nhiên, không phải shop nào cũng dùng mánh khóe để bán hàng. (Ảnh minh hoạ: Weibo)
Không chỉ vậy, nhiều khách hàng còn bị hấp dẫn bởi những dòng trạng thái "gọi mời" mua kèm giá hời, mua 1 được 2, mua 2 được 3 và miễn phí vận chuyển. Đã có rất nhiều người khi thấy số tiền bỏ ra không bằng một chai... dầu rửa bát đã nhanh chóng đặt mua mà không hề suy nghĩ cẩn thận.
"Số lượng có hạn", "Còn 1 chiếc xả rẻ cho ai nhanh tay chốt đơn" ... đều là những câu nói dễ tác động đến tâm lý khách hàng, thôi thúc người mua. Mấy ngày hôm sau, sản phẩm đó lại tiếp tục được bán với lý do khách hàng đặt nhiều, xưởng tiếp tục sản xuất... mà không ai biết sự thật phía sau.
Những lời quảng cáo kèm giá hời như trên đều rất hay ho, thế nhưng chất lượng sản phẩm lại là điều khó đánh giá được. Không ai biết, sản phẩm mình nhận được liệu có đúng và hữu dụng, chất lượng như trên trực tuyến hay không.
Người tiêu dùng rất khó để nhận biết các mánh khóe của người bán hàng online. (Ảnh minh hoạ: 24h)
Livestream bán hàng là một nghề đang rất hot hiện nay, đem lại thu nhập khủng cho nhiều người. Tuy nhiên, không phải sản phẩm được rao bán nào cũng chất lượng, uy tín, người tiêu dùng luôn phải đề cao cảnh giác với những mánh khóe, chiêu trò để tránh tình trạng mất tiền oan.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Livestream, Tiktok và mukbang vụt sáng trở thành "ngôi sao MXH" năm 2020 - trò tiêu khiển giúp kết nối con người nhưng ẩn chứa hệ lụy không ngờ Nhiều hoạt động livestream bị đánh giá là trái với thuần phong mỹ tục, cổ súy lối sống xa hoa, lãng phí, vô trách nhiệm. Vừa mở Facebook ra, đập vào mắt bạn có thể là video livestream của một người bạn nào đó, trong friendlist hoặc trong các hội nhóm mà bạn tham gia. Mở Youtube lên xem top trending, có thể...