Nữ hoàng khí đốt không muốn làm thủ tướng Ukraine
Lãnh đạo phe đối lập Ukraine Yulia Tymoshenko hôm qua cho biết bà không tìm kiếm cơ hội trở thành thủ tướng trong chính phủ liên minh mới thành lập.
Bà Yulia Tymoshenko phát biểu sau khi được trả tự do hôm 22/2. Ảnh: Reuters
“Thông tin cho rằng tôi được xem xét đưa lên làm thủ tướng Ukraine thật sự là một điều bất ngờ”,AFP dẫn thông cáo chính thức của bà Tymoshenko. “Vấn đề này chưa được đồng ý hay thảo luận với tôi. Xin cảm ơn sự tôn trọng của các bạn, nhưng tôi yêu cầu các bạn không coi tôi như ứng viên cho vị trí người đứng đầu chính phủ”.
Khi được hỏi về khả năng tranh cử vào vị trí tổng thống trong cuộc bầu cử 25/5, bà Natalia Lysova, phát ngôn viên của Tymoshenko, cho biết “đây không phải là thời điểm thích hợp cho điều này” và chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Trong cuộc điện đàm hôm qua với Thủ tướng Đức Angela Merkel, bà Tymoshenko tranh thủ sự ủng hộ của Berlin và tuyên bố sẽ sớm gặp nữ thủ tướng Đức.
Thủ tướng Merkel bày tỏ tin tưởng rằng sự quay trở lại của bà Tymoshenko là nhân tố quan trọng cho sự ổn định của Ukraine, duy trì thống nhất đất nước và giúp Kiev đi theo lộ trình cải cách của châu Âu.
Cũng hôm qua, bà Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Lãnh đạo hai nước đạt được đồng thuận về việc đảm bảo “toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine.
“Cả hai đều đồng ý rằng Ukraine cần nhanh chóng thành lập một chính phủ có khả năng hành động và sự toàn vẹn lãnh thổ phải được đảm bảo”, ông Steffen Seibert, người phát ngôn chính phủ Đức, cho biết. “Họ nhấn mạnh lợi ích chung của mình trước sự ổn định của Ukraine trên cả khía cạnh chính trị lẫn kinh tế”.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, đã có lệnh bắt giữ cựu Bộ trưởng Thu nhập Ukraine Oleksander Klimenko và cựu Tổng công tố Viktor Pshonka. Quyền Bộ trưởng Nội vụ mới Arsen Avakov cho biết thêm cảnh sát đang làm việc với cơ quan an ninh nhà nước và văn phòng công tố để điều tra “những tội ác nghiêm trọng chống lại người dân Ukraine của một số nhà lãnh đạo nhà nước trước đây”.
Theo Xahoi
Ukraine bên bờ vực nội chiến, Nga sẽ không khoanh tay đứng nhìn
Cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, người vừa được giải phóng khỏi tù vào ngày 22-02 tuyên bố bà có ý định tham gia cuộc bầu cử tổng thống được dự kiến vào ngày 25-5 tới. Trong khi đó, Tổng thống Yanukovych đã bác bỏ những nỗ lực lật đổ ông và gọi đây là một cuộc đảo chính.
Ukraine đứng trước nguy cơ nội chiến
Tuyên bố vào ngày 22-02, khi phát biểu tại Quảng trường Độc lập ở Kiev, cựu Thủ tướng Tymoshenko cho biết, bà dự định sẽ bắt đầu trở lại làm việc trong thời gian gần nhất và có ý định tham gia cuộc bầu cử tổng thống được dự kiến vào ngày 25 tháng Năm. Đồng thời, bà cũng tuyên bố rằng, Ukraine sẽ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trong tương lai gần.
Bà Tymoshenko cũng ủng hộ việc bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ Ukraine. Bà nhấn mạnh: "Không được để xảy ra chia cắt đất nước trong bất kỳ trường hợp nào, Ukraina là một khối thống nhất và không thể bị chia tách thành những tỉnh riêng biệt".
Dường như bà Tymoshenko cũng đã lường trước được những khó khăn, khi một nửa phía đông đất nước vẫn ủng hộ cựu Tổng thống Yanukovych và có xu hướng thân Nga.
Tuyên bố của bà Tymoshenko cũng là điều mà rất nhiều nhà quan sát chính trị lo ngại là Ukraine sẽ bị cuốn vào một cuộc nội chiến, vì ông Yanukovych và đặc biệt là Nga, chắc chắn không chịu để yên.
Ukraine đang đứng bên bờ vực nội chiến?
Nga và Ukraina có mối quan hệ khăng khít với lịch sử lâu đời hàng chục thế kỷ. Một điều thể hiện rõ nét là tiếng Nga được sử dụng rộng rãi, đặc biệt tại phía đông và phía nam Ukraine. 29,6 % dân chúng Ukraine tuyên bố tiếng mẹ đẻ là tiếng Nga, 67,5% khác thì dùng tiếng Nga như ngôn ngữ thứ hai. Một điểm nữa là tôn giáo phổ biến ở Ukraine là Chính thống giáo Đông phương, tương tự Nga, khác với tây Âu theo Giáo hội Công giáo Roma hay Tin lành.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà khi thoát vòng vây người biểu tình ở Kiev, Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych đã đến thành phố Kharkov, căn cứ địa chính trị của ông ở phía đông bắc Ukraine, giáp với nước Nga. Ông tuyên bố là sẽ không ký bất kỳ đạo luật mới nào được Quốc hội Ukraine thông qua và sẽ tới khu vực Đông Nam Ukraine để gặp gỡ những người ủng hộ ông.
Ukraine hiện đang bị phân thành hai nửa: Một nửa phía tây nghèo đói muốn quốc gia đông Âu này đi theo Mỹ và EU, còn nửa phía đông đất nước giàu có vì có mối giao thương lâu dài và hữu hảo với Nga. Vì vậy, ông Yanukovych có thể lên kế hoạch tới miền đông nam, vốn bao gồm cả vùng Crimea tự trị, có đa số người Nga sinh sống, và cũng là địa bàn ngày trước của Hạm đội Biển Đen của Nga hoặc có thể đến vùng công nghiệp Donestsk.
Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych có mối quan hệ rất thân thiết với Nga
Nếu ông Yanukovych cố thủ ở đây và quyết tâm chống trả, điều này tất yếu sẽ dẫn tới 1 cuộc nội chiến đông - tây xuất phát từ những khác biệt về chính trị, kinh tế và văn hóa.
Nga sẽ không khoanh tay đứng nhìn?
Nga và Ukraine không chỉ có những ràng buộc về văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế... Cái mà Nga cần hơn hết là những đồng minh, bao gồm các quốc gia phía tây nước Nga làm phên giậu để ngăn cản bước tiến về phía đông của NATO. Hiện nay ở sườn phía tây của Nga chỉ có 2 đồng minh lớn là Ukraine và Belarus, phía tây bắc gồm toàn những quốc gia NATO là Estonia, Latvia, Lithuania...
Tổng thống Yanukovych là một đồng minh thân cận của Nga nên việc ông này bị phế truất chắc chắn làm Nga rất tức giận. Bất cứ ai trong số các thủ lĩnh chính trị đối lập thân châu Âu lên nắm quyền sẽ là một đòn mạnh giáng mạnh vào bức thành lũy Ukraine-Belarus Nga đã dày công xây dựng chống sự bành trướng sang hướng đông của NATO.
Trong năm 2013 Nga đã tức tối nhìn NATO triển khai hàng loạt cuộc diễn tập giống như một cuộc "hợp vây" nước Nga với những kịch bản không khác gì thời kỳ chiến tranh lạnh để đối phó với Liên Xô. Gần đây nhất, cuộc diễn tập mang tên "Steadfast Jazz-2013", được tổ chức vào tháng 11-2013 tại Ba Lan và 3 quốc gia Baltic, thuộc Liên Xô cũ là Estonia, Latvia và Lithuania, nằm ngay bên sườn phía tây nước Nga đã khiến Moscow nổi giận.
Moscow không muốn mất đi "phên dậu" ở sườn phía tây của mình
Theo NATO, mục đích chính của cuộc diễn tập là nhằm kiểm tra các đơn vị chỉ huy và kiểm soát của Lực lượng Phản ứng nhanh của NATO, trong đó mô phỏng những quốc gia này bị một "thế lực nước ngoài xâm lược". Tuy NATO bác bỏ những tin đồn là cuộc diễn tập này nhằm vào Nga, nhưng ai cũng thấy là nó hoàn toàn giống những kịch bản Mỹ đã từng sử dụng để đối phó với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trước đó, Mỹ và NATO cũng tổ chức cuộc diễn tập "Strike Saber-2013" cũng được tiến hành trên lãnh thổ 3 quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào tháng 6-20123. Cuộc diễn tập này do Mỹ chỉ huy có sự tham gia của khoảng 2.000 quân đến từ Estonia, Latvia, Lithuania, Mỹ, Na Uy, Ba Lan, Anh và Phần Lan (không phải là thành viên NATO), cùng với lực lượng của Quân đoàn đa quốc gia đông bắc thuộc sở chỉ huy NATO tại Ba Lan.
Chính phủ mới ở Ukraine có xu hướng bắt tay với với EU hoặc đồng ý gia nhập Liên minh châu Âu thì nhiều khả năng Nga không thể đứng nhìn. Moscow sẽ không dại gì tuyên bố ủng hộ ông Yanukovych mà sẽ ủng hộ "ý nguyện tự do" của nhân dân miền đông Ukraine, ngấm ngầm hậu thuẫn cho ông này thành lập một "Ukraine mới" chạy dọc phía tây biên giới nước mình. Như vậy, Moscow vẫn giữ được bức phên dậu này khỏi bị NATO nuốt gọn.
Có nhiều yếu tố cho thấy, rất có thể Ukraine đang đứng trước bờ vực nội chiến!
Theo ANTD
Xe chở Tổng thống Ukraine bị trúng đạn Xe chở Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych hôm qua đã bị trúng đạn sau khi có tin Quốc hội nước này bỏ phiếu phế truất ông vì không có mặt tại Dinh Tổng thống mà lánh xuống khu vực phía Đông. Những hình ảnh trên truyền hình ngày 22/2 cho thấy Tổng thống Yanukovych không bị thương sau vụ tấn công. Phát biểu...