Nữ hoàng Elizabeth II – một biểu tượng thời trang
Nữ hoàng Anh Elizabeth II được nhớ đến với phong cách thanh lịch. Những bộ đồ gọn gàng, các mẫu phụ kiện độc đáo trở thành yếu tố không thể thiếu.
Ngày 8/9 (giờ London), truyền thông Anh đưa tin Nữ hoàng Anh Elizabeth II băng hà, hưởng thọ 96 tuổi.
70 năm trên ngai vàng, Nữ hoàng Elizabeth II được nhớ đến với triều đại của bà và tài ngoại giao. Bên cạnh đó, thời trang trở thành một yếu tố giúp Nữ hoàng được yêu quý. Bà có tư duy phối đồ thanh lịch, sang trọng.
Hazel Clark, giáo sư nghiên cứu Thiết kế và Thời trang tại Trường Thiết kế Parsons tin rằng lựa chọn trang phục của Nữ hoàng nói lên phong cách cá nhân thay vì chạy theo xu hướng.
“Tôi nghĩ thời trang đã giúp Nữ hoàng thể hiện vị thế là một nhà lãnh đạo. Nói cách khác, sự nhất quán trong ngoại hình của bà tạo ra phong thái tự tin, mạnh mẽ”, giáo sư Hazel Clark nói.
Trong những năm đầu làm công chúa, Nữ hoàng ưa chuộng trang phục tạo cảm giác bóng bẩy, gọn gàng. Những bộ đồ với chi tiết thắt lưng trở thành yếu tố không thể thiếu.
Trang phục của Nữ hoàng Anh cho thấy sự nhận thức của bà về vị trí nhà lãnh đạo. Ảnh: Time.
Năm 1947, bà kết hôn với Philip Mountbatten, Công tước xứ Edinburgh. Nữ hoàng sử dụng vải tuyn, voan và lụa để may váy cưới. Mẫu đầm nạm ngọc trai do Norman Hartnell thiết kế.
6 năm sau đám cưới, bà mặc chiếc váy đăng quang. Mẫu váy satin màu trắng được thêu biểu tượng của quốc gia và khối Thịnh vượng chung bằng chỉ vàng và bạc.
Tủ quần áo của Nữ hoàng Anh sau khi đăng quang nói lên sự nhận thức sâu sắc của bà về vai trò lãnh đạo đất nước. Bà chọn trang phục cổ điển, gọn gàng và thanh lịch. Các bộ đồ không nhất thiết phải theo xu hướng.
Nhiều người cho rằng thời trang của Nữ hoàng có phần bảo thủ. Tuy nhiên, trang phục là cách bà thể hiện bản thân. Các thiết kế nổi bật với màu sắc rực rỡ, họa tiết sống động và được phối cùng phụ kiện như mũ, găng tay và túi da.
Mũ – một phần quan trọng trong văn hóa thời trang Anh – đã trở thành nét đặc trưng của Nữ hoàng. Bà thường đội những thiết kế khác lạ, từ màu sắc đến họa tiết.
Cách mặc đồ của Nữ hoàng Anh trở thành “một kiểu đồng phục”. Nó truyền cảm hứng cho phụ nữ và trở thành hình mẫu với những người muốn theo đuổi phong cách giống bà.
Trở thành biểu tượng thời trang vào những năm tháng cuối đời
Video đang HOT
Nữ hoàng chuộng trang phục lịch sự. Tuy nhiên, bà khiến các bộ đồ thêm phần ấn tượng khi sử dụng phụ kiện như vương miện, thắt lưng, găng tay và đồ trang sức. Những món đồ này như “thổi một luồng sinh khí tươi mới” vào tủ đồ khá truyền thống của hoàng gia.
Những bộ đồ đơn sắc giúp Nữ hoàng Anh được ca ngợi là biểu tượng thời trang. Ảnh: Getty.
Những bộ đồ đơn sắc giúp Nữ hoàng Anh được ca ngợi là biểu tượng thời trang. Ảnh: Getty.
Kể cả khi diện những bộ đồ giản dị, Nữ hoàng vẫn biết cách khiến chúng trở nên thanh lịch. Trong chuyến công du Canada vào năm 1970, Nữ hoàng Anh mặc quần tây. Đây là một trong những lần hiếm hoi bà mặc quần. Bộ đồ có phom dáng cứng cáp, chi tiết chiết eo giúp thiết kế thêm phần mềm mại. Trang phục được phối cùng túi đeo chéo và khăn đội đầu. Cách ăn diện của bà cho thấy sự thanh lịch, sang trọng dù bộ đồ có phần giản dị.
Vào những năm tháng cuối đời, phong cách cá nhân của Nữ hoàng Elizabeth II thể hiện được sự thời thượng. Những bộ đồ đơn sắc khiến bà trở thành một biểu tượng thời trang.
Các bộ đồ có màu sắc sặc sỡ nhưng không phô trương. Bên cạnh đó, tư duy chọn phụ kiện tinh tế giúp trang phục của Nữ hoàng thêm ấn tượng.
Trang phục có màu sắc nổi bật tồn tại ý nghĩa sâu xa. Ảnh: Time.
Niềm yêu thích của Nữ hoàng Anh đối với màu sắc rực rỡ và tươi sáng không dừng lại ở yếu tố thẩm mỹ.
Trong bộ phim tài liệu Nữ hoàng ở tuổi 90, Sophie, nữ bá tước xứ Wessex, giải thích rằng có một lý do rất thực tế cho vẻ ngoài của Nữ hoàng. Đó là vì lợi ích của thần dân.
“Bà cần phải nổi bật để mọi người có thể nhận thức được rằng họ đã nhìn thấy Nữ hoàng”, nữ bá tước xứ Wessex nói.
Bộ phim về Nữ hoàng Elizabeth II khiến Hoàng gia Anh đau đầu
Đã có cả tá phim, bất kể điện ảnh hay truyền hình, từng tái hiện chân dung Nữ hoàng Elizabeth II trên màn ảnh. Tuy nhiên chưa tác phẩm nào trong số này đạt tới quy mô đồ sộ xứng ngang The Crown.
Trưa ngày 8/9 (giờ Anh), Nữ hoàng Elizabeth II đã tạ thế ở tuổi 96, khép lại cuộc đời cũng như 70 năm trị vì nhiều thăng trầm, sóng gió. Cuộc đời bà và Hoàng gia Anh chính là mỏ vàng cho những nhà biên kịch điện ảnh, truyền hình thỏa sức sáng tạo.
Sinh sau đẻ muộn so với phần lớn tác phẩm điện ảnh và truyền hình xoay quanh Hoàng gia Anh, TV series The Crown đến đang là bộ phim dài hơi và kỳ công hơn cả trong việc tái hiện chân dung bức chân dung Nữ hoàng Elizabeth II và một giai đoạn lịch sử kéo dài bảy thập kỷ.
Toàn cảnh 70 năm trị vì của của Nữ hoàng Elizabeth II
Lên sóng từ năm 2016, đến nay The Crown đã ra mắt bốn mùa phim, với mùa thứ năm dự kiến ra mắt cuối năm nay. Chính truyện của The Crown được lên kế hoạch khép lại ở mùa phim thứ sáu.
Cứ mỗi hai mùa phim, dàn diễn viên chính sẽ được thay mới toàn bộ để phản ánh chính xác sự trưởng thành/lão hóa của các nhân vật. Đến nay, đã có ba cặp diễn viên lần lượt thay thế nhau hóa thân thành Nữ hoàng Elizabeth và Vương tế Phillip tương ứng với các giai đoạn thanh niên, trung niên và lão niên trong cuộc đời cặp vợ chồng quyền lực.
Nữ diễn viên Claire Foy thủ vai Nữ hoàng Elizabeth II trong hai mùa đầu của The Crown, với câu chuyện trải dài từ năm 1947 tới 1964. Đây là thời điểm Nữ hoàng vừa kết hôn với Vương tế Phillip (Matt Smith) và đăng quang sau khi cha bà, Vua George VI (Jares Harris) qua đời. Vị nữ vương vừa lên ngôi đã phải đối mặt với hàng loạt sóng gió chính trường song song những mâu thuẫn tình cảm nổ ra trong nội bộ hoàng thất.
Claire Foy thủ vai Nữ hoàng Elizabeth II tuổi đôi mươi
Bước sang mùa ba và bốn, vai nữ chính được chuyển giao cho nữ diễn viên Olivia Colman. Colman hóa thân thành Nữ hoàng trong giai đoạn trung niên, khi này đã trở nên trầm tĩnh và dần xa cách mọi người, khiến công chúng ngờ rằng bà đã nguội lạnh tình yêu mến dành cho thần dân. Mùa 4 của The Crown đánh dấu cuộc đối đầu trên chính trường giữa Nữ hoàng Elizabeth II với bà đầm thép Margaret Thatcher song song nỗ lực dàn xếp ổn thỏa cuộc hôn nhân giữa Thái tử Charles và Công nương Diana.
Bước sang mùa 5, "cờ luân lưu" tiếp tục được chuyển giao từ Colman cho Imelda Staunton. Khi này Nữ hoàng đã ngoài lục tuần, mốc thời gian trong phim đã tiến đến rất gần hiện tại. Đón chờ khán giả, và chính Nữ hoàng trong phần phim này là các cuộc ly hôn của con mình và cái chết của Công nương Diana.
Olivia Colman biến hóa trong tạo hình Nữ hoàng Elizabeth II tuổi trung niên
Tổng thể, các mùa phim The Crown đã khắc họa khá đầy đủ và chi tiết những thăng trầm trong cuộc đời Nữ hoàng Elizabeth II trên cả chính trường và đời tư. Diễn xuất của Claire Foy cùng Olivia Colman đã mang đến cho nhân vật Nữ hoàng Anh sự biến chuyển nhịp nhàng - từ một cô gái trẻ đầy hoài bão bị đặt lên vai những trọng trách quá lớn lao tới người phụ nữ trưởng thành sẵn sàng đương đầu với sóng gió vì mục tiêu tối cao là phụng sự thần dân của mình.
Hoàng gia Anh luôn là đề tài thu hút sự tò mò của khán giả đại chúng. The Crown đã đọc đúng tâm tư ấy và mang đến cho họ một tác phẩm đi sâu mô tả cuộc sống bên sau cánh cổng Điện Buckingham. Từ các nguyên mẫu nhân vật và sự kiện có thật, The Crown đã "nhào nặn" lịch sử để tạo ra một câu chuyện nửa thật nửa vờ.
Nữ diễn viên Imelda Staunton trên phim trường The Crown
Đa số mốc thời gian và sự kiện được kể trong phim khá sát với sự thật, nhưng cũng không thiếu tình tiết quan trọng đã được truyền thông chỉ ra là bị kể sai như các diễn biến trong đám cưới của Nữ hoàng với Vương tế Philip, quan hệ giữa bà với Peter Townsend hay cuộc đụng độ với Michael Fagan... Tuy nhiên, với khán giả đại chúng, điều này không ảnh hưởng đến trải nghiệm xem phim của họ. Số điểm người dùng chấm cho phim trên các chuyên trang Metacritic và Rotten Tomatoes đều vượt mốc 80% cho mỗi mùa.
The Crown cũng là tác phẩm được lòng giới phê bình khi nhiều năm liền càn quét các giải thưởng truyền hình uy tín. Trong sáu năm qua, phim giành 21 chiến thắng tại Primetime Emmy Awards - giải thưởng được ví như Oscar phiên bản truyền hình. Bộ phim cũng nhiều năm liền được xướng tên trên sân khấu BAFTA Awards cũng như các giải thưởng do hiệp hội ngành nghề của Hollywood trao tặng.
Mối đe dọa với Hoàng gia Anh?
Tầm ảnh hưởng đại chúng của The Crown là điều không cần phải tranh cãi. Nhưng với một bộ phim được làm dựa trên các sự kiện và nhân vật có thật, người ta sẽ luôn tò mò nguyên mẫu nhân vật nghĩ gì về phim - hay với The Crown là Nữ hoàng Elizabeth II có xem bộ phim hay không, và bà nghĩ gì về nó.
Câu trả lời là có. Nữ hoàng Anh từng xem trọn 10 tập của mùa đầu tiên theo lời mời của của người con trai út và vợ là Hoàng tử Edward cùng Nữ bá tước Sophie của xứ Wessex. Thông tin trên được một nguồn tin cao cấp từ Hoàng gia Anh tiết lộ với Sunday Express hồi 2017. "Họ (Edward và Sophie) đã nài nỉ Nữ hoàng xem bộ phim cùng mình. Hạnh phúc thay, bà thích bộ phim, nhưng cũng cảm thấy có nhiều sự kiện trong kịch bản bị thổi phồng một cách quá đà".
Cách The Crown khai thác câu chuyện xoay quanh Công nương Diana khiến Hoàng gia Anh không hài lòng
Nhưng càng về sau, thiện cảm của Nữ hoàng Elizabeth II với bộ phim ngày càng vơi cạn. Bà không thích cách bộ phim xây dựng Vương tế Philip (Matt Smith) thiếu cảm thông với Thái tử Charles - khi này vẫn đang sầu muộn vì bị gửi đi học xa nhà.
"Nữ hoàng biết nhiều khán giả khi xem The Crown sẽ tin mọi điều phim nói về Hoàng gia Anh là thật và bà không thể đính chính với họ được. Nhưng bà giận cách bộ phim xây dựng Vương tế Philip thành một người cha thiếu nhạy cảm với con trai, đặc biệt là tình tiết Philip phớt lờ Charles khi con trai vừa trở về nhà từ Scotland mang theo nỗi muộn phiền mệt mỏi. Điều này chưa bao giờ xảy ra trong đời thực", nguồn tin chia sẻ với Sunday Express.
Tháng 9/2019, trước khi mùa 3 của The Crown lên sóng, thư ký truyền thông của Nữ hoàng là Donal McCabe đã thay mặt Hoàng gia lên tiếng đính chính về những hiểu lầm có thể có của khán giả về bộ phim. Trong bài viết đăng trên The Guardian, vị thư ký cho biết Hoàng gia Anh không hề duyệt qua nội dung của The Crown hay có bất cứ động thái nào chứng minh các nội dung trong phim là đúng sự thật.
Bộ phim thu hút khán giả nhờ phần hình ảnh được chăm chút, dàn diễn viên lành nghề và đề tài Hoàng gia Anh gây tò mò cho khán giả
"Hoàng gia Anh chưa bao giờ đồng ý kiểm tra hoặc phê duyệt nội dung kịch bản The Crown; không yêu cầu được biết những chủ đề nào sẽ được đưa vào tác phẩm và sẽ không bao giờ bày tỏ quan điểm về tính chính xác của chương trình", McCabe kết luận.
Cuối năm 2020, sau khi mùa bốn lên sóng với nội dung chính xoay quanh quan hệ của Công nương Diana và Thái tử Charles, The Crown tiếp tục vấp phải chỉ trích từ Hoàng gia Anh. Daily Mail từng dẫn lời bạn bè của Thái tử Charles: "Bộ phim chỉ là sản phẩm giải trí, ra đời vì mục đích thương mại mà không đoái hoài tới cuộc đời bị đánh cắp và đào xới của những nguyên mẫu nhân vật".
"Nhà làm phim không hề trau chuốt cho câu chuyện, mọi thứ đều nông cạn. Đây là sản phẩm chọc ngoáy đời tư với quy mô Hollywood. Công chúng không nên để bản thân bị lừa rằng bộ phim tái hiện chân thực những gì thực sự đã xảy ra", nhân vật này chia sẻ.
Bộ phim về Hoàng gia Anh được yêu thích bất chấp những sai lệch lớn so với lịch sử
Không chỉ Hoàng gia Anh, nhiều cây bút phê bình cũng nhận xét mùa thứ tư của The Crown là "thiếu chính xác" và "bôi nhọ nền Quân chủ". Cây bút Simon Jenkins gọi đây là "phim núp bóng lịch sử", bịa chuyện, bóp méo sự thật để phục vụ mục đích tuyên truyền. Cựu Bộ trưởng Văn hóa Anh Oliver Downden cũng đề nghị nên đặt cảnh báo phim hư cấu trước mỗi tập The Crown.
Người viết sử Hoàng gia Sally Bedell Smith chỉ trích phim đã mô tả Hoàng thất dưới cái nhìn tiêu cực: "Bởi The Crown được đầu tư quá công phu, với các diễn viên quá tài năng, kịch bản được viết khéo léo và lối kể chuyện lịch sử tỉ mỉ, người xem dễ bị lừa đến chỗ tin rằng những gì mình xem là sự thật". Smith cho rằng càng về sau, các mốc thời gian của The Crown càng gần với hiện tại, nên mỗi sai lệch trong cốt truyện so với lịch sử càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Thành viên duy nhất của Hoàng gia Anh từng công khai lên tiếng ủng hộ bộ phim là Hoàng tử Harry. Năm 2021, anh chia sẻ với James Corden bản thân hoàn toàn thoải mái với cách The Crown mô tả gia đình mình. Theo anh, dù là sản phẩn hư cấu, không cần nhất nhất đúng với lịch sử, The Crown vẫn mang đến cho khán giả "cái nhìn chân thực" về áp lực mà việc "đặt trách nhiệm và phụng sự thần dân lên trên gia đình và mọi thứ trong đời".
Quốc hội Australia hoãn họp, thể hiện sự tiếc thương Nữ hoàng Anh Elizabeth II Ngày 9/9, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết Quốc hội nước này sẽ tạm hoãn họp tuần tới và không nhóm họp trở lại ít nhất trong vòng 2 tuần nữa để thể hiện sự tiếc thương Nữ hoàng Anh Elizabeth II, người vừa băng hà ngày 8/9 ở tuổi 96. Nữ hoàng Anh Elizabeth II phát biểu tại một phiên họp...