Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhất người phụ nữ quyền lực suốt đời không xuất giá
Là một trong 9 vị nữ hoàng của nước Anh, Elizabeth I trị vì đất nước 45 năm.
Ngày 17 tháng 11 năm 1558, Nữ hoàng Mary qua đời, không có con cái. Kỳ tích cuối cùng đã xuất hiện, Công chúa Elizabeth người kế thừa thứ ba trong di chúc của Enjoy VIII, năm bà 25 tuổi, nhờ vận may được đội lên vương miện nước Anh, trở thành Nữ hoàng Elizabeth I.
Nỗi “cô độc rực rỡ”
Elizabeth I không chỉ là người thống trị có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử nước Anh, mà còn là nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử thế giới. Bà có tài năng chính trị, ngoại giao và quân sự, có phương pháp trị nước; một lòng dồn sức lên sự nghiệp Quốc vương, trọn đời không lập gia đình. Theo truyền thuyết, Nữ hoàng Elizabeth I tự mình nói rằng: “Nếu như sau khi tôi chết, trên bia mộ tôi khắc lên “Vị nữ hoàng này đang trị thế thời đại này, mãi đến khi chết vẫn là gái trinh”, thì tôi không có điều gì nuối tiếc cả”. Có thể nói: cuộc đời bà rực rỡ mà cô độc.
Trong bốn vị Nữ hoàng trong lịch sử nước Anh, trước Elizabeth I, không có vị Nữ hoàng nào ở thời kỳ thanh thiếu niên trải qua sóng gió hãi hùng như Elizabeth I; không có vận mệnh của vị Nữ hoàng nào kỳ lạ và không may như Elizabeth I; cũng không có vị Nữ hoàng nào lên ngôi vị giống như Elizabeth I, vận may đơn giản là tạo ra kỳ tích.
Bây giờ, cuối cùng chúng ta có thể đánh giá vị Nữ hoàng này đã trải qua muôn vàn khó khăn mới leo lên Vương vị. Chemy – nhà sử học nước Anh miêu tả: “Bà học thức uyên bác, tinh thần hoạt bát, ngoài tiếng Anh ra, còn biết tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Italia, tiếng Hy Lạp, tri thức rất rộng. Bà có tính tình hài hước, nói cười vui vẻ.
Thay đổi kịp thời và năng lực đối đáp của bà từng cử động đều mạch lạc rõ ràng không lộn xộn, cẩn thận từng chút, giống như Tổ phụ (ông nội) Enjoy VII. Thời đại thiếu niên của bà ở dưới sự thống trị của Edward và Mary. Bà gặp nhiều vận nguy, may tránh khỏi nạn, từ đó mà dưỡng thành tính cách không nhẹ dạ tin người và cẩn thận từng việc”.
Elizabeth I mở ra cho nước Anh thời đại của một đế quốc phát triển. Sau này một đại quý tộc Anh từng nói: “Nước Anh tự hào vì có Elizabeth I”.
Những cuộc tình và cuộc đời độc thân
Nữ hoàng Elizabeth 1 được miêu tả là một cô gái rất xinh đẹp với gương mặt diễm lệ, mái tóc vàng óng rạng rỡ và thân hình nuột nà làm say lòng người. Elizabeth lại thích trang điểm và trang điểm rất khéo, vì thế luôn trở thành trung tâm của mọi cuộc vũ hội, làm giới đàn ông say mê. Người ta cho rằng, cả vua Felipe 2 của Tây Ban Nha, vua Thụy Điển Eric và vương công nước Pháp đều say đắm nữ hoàng, Ngay trong triều đình nước Anh cũng luôn luôn có các nhà quý tộc “gằm ghè” mong chiếm được trái tim nữ chúa tể. Và là một cô gái trẻ, Elizabeth cũng không thờ ơ với nam giới.
Video đang HOT
Năm 46 tuổi, Elizabeth yêu say đắm một chàng trai 23 tuổi, công tước Alencon nước Pháp, đến nỗi hai người dám âu yếm nhau trước đám đông. (ảnh minh họa)
Người ta cho rằng, thời thiếu nữ, Elizabeth từng yêu người bảo trợ là Thomas Seymuor, chồng sau của mẹ kế cô. Sau này khi cô đã là nữ hoàng, cũng có một số người đàn ông được sủng ái, nhưng không ai trong số họ tiến được đến địa vị người chồng, ngay cả người tình gắn bó nhất là Robert Dudley, một người đã có vợ. Mối quan hệ giữa họ công khai đến nỗi ai cũng biết. Dudley có thể tự do đi thẳng vào phòng ngủ của nữ hoàng. Và những khi ông không đến, nữ hoàng buồn bã mặt ủ mày chau. Vì thế khi Dudley góa vợ, ai cũng nghĩ rằng nữ hoàng sẽ kết hôn. Nhưng điều đó đã không xảy ra, danh vị cao nhất mà Dudley đạt được chỉ là “bá tước Lester”.
Năm 46 tuổi, Elizabeth yêu say đắm một chàng trai 23 tuổi, công tước Alencon nước Pháp, đến nỗi hai người dám âu yếm nhau trước đám đông. Nhưng trái với dự đoán của mọi người, vị công tước vẫn không thể thành chồng nữ hoàng. Một số người tình khác của bà cũng vậy, chỉ yêu đương và được phong tước vị, nhưng cưới thì không. Thậm chí một người tình của bà là bá tước Essex, trẻ hơn bà 30 tuổi, còn bị nữ hoàng ra lệnh chặt đầu khi phạm tội.
Là một nữ hoàng, Elizabeth luôn bị quần thần giục giã chuyện kết hôn ngay từ lúc mới lên ngôi cho đến khi lớn tuổi, nhưng bà vẫn một mực cự tuyệt mà không nói lý do. Nhiều người đoán rằng, bà bị ám ảnh bởi những cuộc hôn nhân của cha và cái chết đau thương của mẹ. Cha bà đã cưới đến 6 bà vợ, và liên tục là kẻ bạc tình. Mẹ bà, hoàng hậu Anne Boleyn, từng được Henry 8 sủng ái đến mức phế truất vợ trước (mẹ của nữ hoàng Mary) để cưới bằng được, nhưng cũng chỉ mấy năm đã bị nhà vua kiếm cớ chặt đầu để vội vàng cưới ngay người khác. Có lẽ nỗi đau thời thơ ấu đó khiến Elizabeth không dám mạo hiểm lấy chồng.
Cũng có ý kiến cho rằng, nữ hoàng không lấy chồng vì sợ bị chia sẻ quyền lực, rằng bà không cần có một người đàn ông giúp mình trị quốc. Mặt khác, một cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối với ông hoàng nước ngoài nào đó có thể dẫn đến tình trạng chính sự nước Anh bị nước ngoài can thiệp, chi phối, như tấm gương của nữ hoàng tiền nhiệm là Mary, người đã cưới hoàng tử, sau là vua Tây Ban Nha.
Thậm chí có những người còn cho rằng, nữ hoàng không bình thường về mặt sinh lý, không phải là người phụ nữ thực thụ. Nhưng tất cả đều chỉ là giải thuyết, còn lý do thực sự khiến Elizabeth suốt đời không xuất giá vẫn mãi là điều bí ẩn.
Còn với dân chúng thời bấy giờ, việc vị nữ hoàng xinh đẹp sống độc thân khiến hình ảnh bà trở nên linh thiêng như một vị nữ thần, họ sùng bái và gọi bà là “nữ hoàng đồng trinh”.
TheoMột thế giới/eva
Vén màn bí mật kinh thiên của các gia đình hoàng tộc
Đằng sau ánh hào quang quyền lực, tiền tài của các gia đình hoàng tộc là những bí mật vô cùng kinh thiên, khủng khiếp.
Đằng sau ánh hào quang quyền lực, tiền tài của các gia đình hoàng tộc là những bí mật vô cùng kinh thiên, khủng khiếp.
Tham vọng ngai vàng của nữ hoàng Cleopatra
Cleopatra là nữ hoàng Ai Cập nổi tiếng thế giới cổ đại. Sau khi vua cha qua đời, em trai của Cleopatra là Ptolemy XIII thừa kế ngai vàng. Sau đó, Cleopatra kết hôn với Ptolemy XIII trở thành người đồng cai trị Ai Cập. Triều đại Ptolemy là một trong những vương triều có bí mật kinh thiên của gia đình hoàng tộc.
Cuộc hôn nhân cận huyết của nữ hoàng Cleopatra vô cùng phổ biến thời đó vì quan niệm muốn dòng máu hoàng gia không bị vấy bẩn và luôn nắm giữ quyền lực tối cao. Tuy nhiên, tham vọng của nữ hoàng Cleopatra đã đe dọa đến Ptolemy XIII nên vị vua Ai Cập này đã bắt chị gái sống lưu vong.
Nữ hoàng Cleopatra đã cuốn vào vòng xoáy tranh giành vương quyền.
Vì vậy, nữ hoàng Cleopatra liên minh với Julius Caesar, chiếm lại ngai vàng cùng với em trai khác của cô là Ptolemy XIV. Tuy nhiên, sau đó Ptolemy XIV chết và được cho là bị nữ hoàng Cleopatra đầu độc. Em gái của nữ hoàng Cleopatra là Arsinoe IV đồng thời là đối thủ của nữ hoàng nổi tiếng này cũng bị giết hại vào năm 41 TCN.
Chuyện anh chị em trong hoàng tộc chém giết lẫn nhau trong cuộc ganh đua, tranh giành quyền lực khá phổ biến trong triều đại Ptolemy.
Cuộc chiến ngai vàng đẫm máu của triều đại Macedonia
Một số vua chúa chứng minh quyền lực lớn mạnh của mình bằng việc có hậu cung hùng hậu. Do có nhiều phi tần, mỹ nữ hầu hạ nên các ông hoàng này có rất nhiều con cái. Tất cả phụ nữ sinh con cho nhà vua đều mong muốn con trai mình sẽ trở thành người thừa kế ngôi báu. Cha Alexander Đại đế là Philip II của Macedonia, có 7 người vợ, trong đó có mẹ của nhà cầm quân xuất chúng này có tên là Olympias.
Alexander Đại đế là một trong những hoàng đế, nhà cầm quân vĩ đại nhất lịch sử.
Olympias được cho là có liên quan đến vụ ám sát hoàng đế Philip II vào năm 336 TCN. Sau khi hoàng đế Philip II qua đời, một cuộc giết chóc đẫm máu diễn ra nhằm tranh giành ngôi báu. Alexander Đại đế đã giết nhiều thành viên trong gia đình để nắm quyền lực tối thượng.
Sau khi Alexander chết năm 323 TCN, do người vợ đang mang thai nhưng không có người thừa kế chắc chắn nên người anh trai chung nửa dòng máu là Philip III Arrhidaios lên ngai vàng. Vợ của hoàng đế Philip III là Eurydice đã cố gắng biến chồng của mình thành bù nhìn do nhà vua này mắc bệnh tâm lý. Eurydice đã trở thành kẻ thù với Olympias trong cuộc chiến ngai vàng.
Cuối cùng, Philip III đã bị xử tử theo lệnh của Olympias và người vợ của ông là Eurydice cũng phải tự sát. Thi thể của vợ chồng Philip III được chôn cất sau đó và 17 tháng sau đào lên để hỏa thiêu rồi tái chôn cất. Olympias cũng không thoát được số kiếp khi bị người thân của những người bị bà giết chết trả thù bằng cách ném đá tới chết.
Pharaoh bị ám sát
Ramesses III là pharaoh Ai Cập cai trị từ năm 1186 - 1156 TCN. Theo một số tài liệu, một trong những tiểu thiếp của Ramesses III đã tham gia kế hoạch ám sát chồng bằng việc cắt cổ pharaoh này.
Người tiểu thiếp này có tên Tiye đã lên âm mưu giết chồng nhằm đưa con trai Pentaweret lên ngôi báu. Hàng chục đồng phạm tham gia kế hoạch giết pharaoh Ramesses III bị kết án tử hình, trong đó có cả hoàng tử Pentaweret.
Ramesses III bị vợ và con trai ám sát.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy xác ướp hoàng tử Pentaweret vào năm 2012. Kết quả phân tích, kiểm tra cho thấy hài cốt hoàng tử Pentaweret có miệng mở to và khuôn mặt méo mó. Xác ướp này còn không được các thợ ướp xác loại bỏ nội tạng hoặc não ra trước khi ướp xác. Thêm vào đó, thi thể hoàng tử này được bọc trong tấm da dê cho thấy đây là hình phạt sau khi chết.
Tâm Anh (theo DN)
Theo_Kiến Thức
Đệ nhất phu nhân TQ tụt hạng trong bảng quyền lực thế giới Ngày 26.5, tạp chí danh tiếng Forbes đã công bố danh sách "100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới", trong đó Đệ nhất Phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện bị tụt 10 bậc, đứng thứ 68 so với bậc 57 hồi năm ngoái. Tạp chí Forbes ca ngợi bà Bành Lệ Viện, phu nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,...