Nữ hoàng điền kinh Nguyễn Thị Oanh giành danh hiệu VĐV tiêu biểu toàn quốc 2022
Vượt qua đối thủ nặng ký là kình ngư Nguyễn Huy Hoàng, nữ hoàng điền kinh Nguyễn Thị Oanh xuất sắc giành danh hiệu VĐV tiêu biểu toàn quốc 2022.
Cuộc bầu chọn vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu toàn quốc năm 2022 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban Olympic Việt Nam và Tổng cục Thể dục Thể thao tổ chức đã chính thức khép lại.
Kết quả chung cuộc, Nguyễn Thị Oanh đã xuất sắc về nhất với 1.638 điểm, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng xếp thứ 2 với 1.288 điểm. Được biết, đây là lần thứ 2 Nguyễn Thị Oanh đứng đầu cuộc bình chọn VĐV tiêu biểu của năm, lần đầu tiên là vào năm 2019.
Danh sách VĐV, HLV tiêu biểu toàn quốc 2022
Trong năm 2022, “nữ hoàng điền kinh” Nguyễn Thị Oanh đã giành về 3 HCV SEA Games, 4 HCV tại Đại hội TDTT toàn quốc 2022, phá 1 kỷ lục quốc gia và 1 lần phá kỷ lục Đại hội với thông số ấn tượng 33 phút 13 giây 23 ở nội dung 10.000, nữ.
Nguyễn Thị Oanh hai lần về nhất các cuộc bình chọn VĐV tiêu biểu toàn quốc 2019 và 2022
Xếp thứ 2 là kình ngư Nguyễn Huy Hoàng với 1.288 điểm, thứ 3 là Huỳnh Như – ở môn bóng đá, lần lượt xếp sau là Nguyễn Thị Thật ( xe đạp), Lại Gia Thành (cử tạ), Lý Hoàng Nam (Quần vợt), Trần Hưng Nguyên (bơi), Đỗ Hùng Dũng (bóng đá), Nguyễn Thị Tâm (boxing), Dương Thúy Vi (wushu).
Nguyễn Thị Oanh sinh năm 1995, hiện đang thi đấu ở cự ly 1.500m, 5.000m, vượt chướng ngại vật 3.000m và 10.000m.
Cô là một trong những vận động viên điền kinh tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn cuối thập kỷ 2010 khi cô giành được 1 HCĐ Asiad; 1 HCV, 1 HCB Asian Beach Games và 5 HCV cá nhân ở SEA Games. Ngoài ra, cô giành được 846 điểm và về nhất ở cuộc bầu chọn Vận động viên tiêu biểu toàn quốc năm 2019 sau thành tích đáng nhớ tại SEA Games 30.
Nữ VĐV Thanh Vũ vô địch thế giới ba môn cực khó: Từ "bánh bèo" đến "siêu nhân"
Từ cô nhân viên văn phòng không có năng khiếu gì về thể thao, Thanh Vũ với ý chí đảng nể đã trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc để trở thành "siêu nhân" ba môn phối hợp với chức vô địch thế giới vang dội.
Video đang HOT
Trong tháng 10/2022, Ủy ban Olympic Việt Nam đã tặng bằng khen cho Vũ Phương Thanh, nhà vô địch cuộc thi thế giới về ba môn phối hợp siêu bền sau khi chinh phục bơi 38 km, đạp xe 1.800 km, chạy bộ 422 km, phần thưởng xứng đáng cho thành tích tuyệt vời của cô gái đã ghi danh trong làng thể thao không chuyên trên thế giới.
Vũ Phương Thanh (được biết nhiều đến với cái tên Thanh Vũ) trở thành niềm tự hào của thể thao Việt Nam khi là thành người Việt Nam đầu tiên vô địch Deca-Triathlon World Championship 2022 diễn ra tại Thụy Sĩ.
Vũ Phương Thanh (Thanh Vũ) trở thành niềm tự hào của thể thao Việt Nam
Đây là giải đấu ba môn phối hợp khắc nghiệt đến mức "điên rồ" mà người tham gia phải hoàn thành thử thách bơi 38 km, đạp xe 1800 km và chạy bộ 422 km liên tục trong quảng thời gian giới hạn là 14 ngày 16 giờ.
Nhưng không phải ai cũng biết rằng trước khi trở thành nhà vô địch thế giới, cô gái sinh năm 1990 đã trải qua quá trình rèn luyện khắc nghiệt, trong đó có việc dũng cảm từ bỏ công việc ổn định về tài chính để theo đuổi đam mê.
Từ "cô gái bánh bèo phong cách dân văn phòng" đến "siêu nhân" đường chạy
Thanh Vũ sinh ra tại Hà Nội nhưng từ năm 13 tuổi, cô đã sang Singapore học tập. Với tấm bằng tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại Canada và Anh, cô trở thành một chuyên viên phân tích tài chính của một hãng tin tài chính có tiếng ở Singapore. Tuy nhiên với lý tưởng sống thích vận động và thể thao, cô bước ra khỏi vùng an toàn khi từ bỏ công việc ổn định, có thu nhập cao để theo đuổi đam mê.
Từ bỏ công việc văn phòng, Thanh Vũ theo đuổi chế độ tập luyện nghiêm túc và cô độc suốt thời gian dài
Quyết định của cô gái nhỏ nhắn không chỉ bị gia đình phản đối mà cô vấp phải nhiều khó khăn khi không hề có chút kinh nghiệm cũng như năng khiếu thể thao. Với phương châm không gì là không thể, Thanh Vũ đã dùng số tiền tiết kiệm của mình để bắt đầu tập luyện. Ban đầu, cô tham gia các giải bán marathon 20 km, marathon, nhảy dù, sau đó là chạy siêu marathon 100 km, ba môn phối hợp Ironman.
Thanh Vũ chia sẻ trong quảng thời gian đầu tập luyện, buổi sáng nào thức dậy toàn thân cô cũng bị ê ẩm. Bên cạnh đó, cô phải sống theo lịch "khác người". 9h tối lúc bạn bè bắt đầu đi chơi thì cô phải đi ngủ. Rồi thức dậy từ lúc 4h rưỡi hay 5h sáng để bắt đầu tập luyện. Cô phải đối mặt và thích nghi với lịch sinh hoạt có phần cô độc này suốt thời gian dài.
Cô thích tận hưởng những hành trình của mình và không đặt chỉ tiêu quá nặng cho bản thân
Bí quyết tiến bộ nhanh của Thanh Vũ là cứ chinh phục những mục tiêu nhỏ trước. Ví dụ hôm nay đặt mục tiêu chạy được 1 km thì hoàn toàn con số này là được. Mỗi tháng, mỗi năm tăng trình độ một chút chứ không từ bỏ luôn. Thậm chí khi mới tập, Thanh Vũ còn không hề nghĩ đến chuyện chạy để tham dự giải marathon.
"Dù không có năng khiếu thể thao nhưng tôi có sự quyết tâm để chinh phục mọi thử thách khắc nghiệt nhất. Khi chạy, tôi không cho phép mình dừng lại cũng như không cho phép mình bỏ cuộc. Tôi luôn khuyên mọi người đừng sợ hãi mà hãy tận hưởng những chuyến hành trình của mình", Thanh Vũ chia sẻ.
Nữ "siêu nhân" chinh phục thế giới và thất bại để đời
Chỉ một năm sau khi từ bỏ công việc văn phòng thì năm 2016 khi ở tuổi 26, cái tên Vũ Phương Thanh (Thanh Vũ) đã trở thành hiện tượng khi là người phụ nữ châu Á đầu tiên chinh phục giải chạy bền 4 Deserts Grand Slam.
Thanh Vũ chinh phục 4 sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới
Giải đấu với cự ly 1000 km vượt qua 4 sa mạc hoang dã và khắc nghiệt bậc nhất thế giới trong một năm gồm: sa mạc nóng nhất thế giới Sahara, sa mạc gió nhất thế giới Gobi, sa mạc khô nhất thế giới Atacama và sa mạc lạnh nhất thế giới ở Nam Cực. Vào thời điểm đó, Thanh Vũ là 1 trong 13 người phụ nữ trên toàn thế giới hoàn thành được thử thách khắc nghiệt này.
Nữ VĐV sinh năm 1990 cho biết cái khó nhất ở các đường chạy dài không nằm ở chỗ vác nặng, đói khát hay sự mệt mỏi mà là làm thế nào thúc đẩy bản thân đi tiếp, làm thế nào có thể chạy tốt hơn. Cũng chính vì vậy, tinh thần quyết tâm của Thanh Vũ luôn là thứ "vũ khí" lợi hại được mọi người nể phục.
Ý chí luôn là điều mà mọi người nể phục ở cô gái nhỏ nhắn này
"Chạy ở các điều kiện khắc nghiệt tạo cho tôi một ý chí vững vàng. Khi quay lại với cuộc sống khi gặp một công việc gì đó mà ai cũng nghĩ khó mà làm được thì tôi bằng mọi cách vượt qua và thuyết phục nhiều người khác cùng vượt qua với mình. Tôi tập được cách dám thành người tiên phong", Thanh Vũ chia sẻ.
Một trong những sự cố để đời với Thanh Vũ là tại giải Ultra Trail du Mont-Blanc 2017 mà người tham gia phải chạy liên tục 167 km trên dãy núi Alps suốt bốn mươi mấy giờ không ngủ với độ cao 2500m so với mặt nước biển cùng nhiệt độ dưới -19 độ C và gió rất mạnh. Sức khỏe bị kiệt quệ, Thanh Vũ đã phải dừng cuộc thi khi còn cách đích 24 km và phải được đội ngũ bác sĩ chăm sóc.
"Tôi trân trọng sự cố mình đã gặp. Nó là một bài học về việc không bao giờ được chủ quan cho những việc tưởng chừng như đơn giản nhất là tiếp nước, tiếp điện giải và muối. Nó dạy tôi phải nhìn nhận lại bản thân, không phải lúc nào cũng tham lam chiến thắng và cái gì là quan trọng nhất với mình", cô nói.
Thanh Vũ chắc chắn sẽ còn chinh phục nhiều thử thách đáng nể trong tương lai
Sự chuyên nghiệp với đam mê, nghiêm túc tập luyện và cả những thất bại đã giúp Thanh Vũ làm nên điều không tưởng với chức vô địch thế giới Deca-Triathlon World Championship 2022. Chắc chắn chiến tích này sẽ không khiến Thanh Vũ dừng lại và người hâm mộ sẽ tiếp tục dõi theo cô trên hành trình chinh phục những thách thức mới.
'Sau tất cả, tôi muốn được trở về đóng góp cho quê hương...' Gặp lại sau gần 5 năm kể từ ngày VĐV Nguyễn Huy Hoàng trở về từ SEA Games 29, giờ, Hoàng đã là một thanh niên 22 tuổi chững chạc, bản lĩnh và dạn dày với một bảng thành tích đáng nể được góp nhặt từ khắp các đấu trường trong nước và thế giới. Nhưng, đằng sau vẻ trưởng thành của một...