Nữ hoàng Anh thăm tàu sân bay sắp tới châu Á
Nữ hoàng Anh tới thị sát tàu sân bay Queen Elizabeth, khi chiến hạm này sắp thực hiện hải trình đầu tiên tới châu Á, dự kiến đi qua Biển Đông.
Nữ hoàng Elizabeth II ngày 22/5 đi trực thăng tới thăm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tại căn cứ hải quân Portsmouth ở miền nam nước Anh. Đại tá Angus Essenhigh, hạm trưởng, cùng thiếu tướng hải quân Stephen Moorhouse, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth, đón nữ hoàng 95 tuổi.
Video được hoàng gia Anh công bố cho thấy Nữ hoàng Elizabeth đi thang nâng xuống khoang chứa máy bay, sau lưng bà là một tiêm kích F-35 của hải quân Anh. Nữ hoàng Elizabeth sau đó nghe một sĩ quan thuyết trình về tàu sân bay, trò chuyện với một số chỉ huy và ký vào sổ lưu niệm.
Chuyến thăm của Nữ hoàng Anh diễn ra trước khi nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth khởi hành đến châu Á, dự kiến đi qua Địa Trung Hải, Biển Đỏ, khu vực Ấn Độ Dương, Biển Đông rồi tới Biển Philippines.
Tàu sân bay Anh sẽ thăm 40 quốc gia gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, tham gia hơn 70 đợt phối hợp trên biển, bao gồm chuyến đi cùng tàu sân bay Pháp Charles De Gaulle ở Địa Trung Hải. Tổng cộng 3.700 thủy thủ, phi công và binh sĩ thủy quân lục chiến tham gia vào đợt triển khai với hành trình lên tới 25.000 hải lý (46.300 km) trong 28 tuần.
Tàu sân bay Queen Elizabeth sẽ mang theo 8 tiêm kích F-35B của Anh và 10 chiếc F-35B của Mỹ, 14 trực thăng hải quân cùng 1.700 thành viên thủy thủ đoàn, trong đó gồm 250 binh sĩ Mỹ.
Video đang HOT
Chiến hạm được hộ tống bởi một khu trục hạm, một hộ vệ hạm, một tàu ngầm và hai tàu hỗ trợ của Anh, cùng khu trục hạm Mỹ USS The Sullivans và hộ vệ hạm Hà Lan HNLMS Evertsen.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết đợt triển khai tàu sân bay Queen Elizabeth sẽ giúp nước Anh “thể hiện ảnh hưởng, phô diễn sức mạnh, tương tác với bạn bè và tái khẳng định cam kết của chúng tôi trong giải quyết thách thức an ninh hiện tại lẫn tương lai”.
Chuyến đi diễn ra sau khi chính phủ Anh được khuyến nghị “nghiêng trọng tâm” sang khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để đối phó ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Lực lượng và hành trình dự kiến của nhóm tàu sân bay Anh. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ .
Tàu sân bay Queen Elizabeth thuộc lớp cùng tên, khởi đóng tháng 7/2009 và hạ thủy sau đó 5 năm. Chiến hạm mang tên nữ hoàng Elizabeth I, sống vào thế kỷ 16-17, người từng lãnh đạo hải quân Anh đánh bại hạm đội Tây Ban Nha trong trận hải chiến Gravelines. Hải quân Anh biên chế tàu sân bay Queen Elizabeth tháng 12/2017.
Chiến hạm có lượng giãn nước 65.000 tấn, dài 280 m, có thể chở theo khoảng 65 máy bay các loại gồm tiêm kích F-35B và trực thăng hải quân, được trang bị 3 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần Phalanx và 6 cụm súng 6 nòng xoay 7,62 mm.
Harry chỉ trích cách dạy con của Thái tử Charles
Harry chỉ trích cách nuôi dạy con của cha mình, cho rằng Thái tử chịu ảnh hưởng cách nuôi dạy từ Nữ hoàng, Hoàng thân và áp đặt cho anh.
Trả lời phỏng vấn một chương trình ở Mỹ hôm 12/5, Hoàng tử Anh Harry nói rằng cha mình, Thái tử Charles, đã phải "chịu đựng" cách nuôi dạy của Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng thân Philip, sau đó "đối xử với tôi theo cách ông được đối xử".
"Tôi không nghĩ chúng ta nên chỉ tay đổ lỗi cho bất kỳ ai, nhưng chắc chắn khi nói đến việc nuôi dạy con cái, tôi đã trải qua một số hình thức đau đớn, thống khổ vì nỗi đau mà có lẽ cha tôi hoặc cha mẹ tôi đã phải chịu đựng", Harry nói.
Hoàng tử Anh Harry tại lâu đài Windsor khi về Anh chịu tang Hoàng thân Philip tháng trước. Ảnh: Reuters .
Harry và vợ Meghan đã có con trai hai tuổi Archie và sẽ đón thêm con gái vào mùa hè này.
"Dù sao đi nữa cũng có rất nhiều nỗi đau và nỗi đau di truyền nên bậc làm cha mẹ chúng ta nên cố gắng hết sức có thể và nói rằng con biết không, chuyện đó đã xảy ra với bố, và bố đảm bảo sẽ không xảy ra với con", Harry nói thêm. "Bố đã đối xử với tôi theo cách bố được đối xử, vậy làm cách nào tôi có thể thay đổi điều đó cho con mình. Và tôi quyết định chuyển cả gia đình sang Mỹ".
Sự công kích bất thường của Harry nhằm vào hoàng gia diễn ra chỉ hai tháng sau cuộc phỏng vấn gây chấn động, trong đó vợ chồng Harry - Meghan tố hoàng gia Anh phân biệt chủng tộc.
Công tước xứ Sussex cũng thừa nhận anh muốn rời hoàng gia từ những năm tuổi 20, gọi cuộc sống hoàng gia là sự pha trộn giữa một chương trình được sắp đặt sẵn và công việc ở sở thú. Harry nhấn mạnh đã rút khỏi nhiệm vụ hoàng gia năm ngoái để đặt gia đình và sức khỏe tâm thần của mình "lên hàng đầu".
"Mới ngoài hai mươi tuổi tôi đã nghĩ tôi không muốn công việc này, tôi không muốn ở đây. Tôi không muốn làm điều này. Hãy nhìn những gì xảy ra với mẹ tôi, làm sao tôi có thể ổn định cuộc sống và có một người vợ, một gia đình khi tôi biết điều đó sẽ xảy ra lần nữa", Harry cho hay, thêm rằng cuộc sống dễ chịu, thoải mái hơn từ khi chuyển đến Mỹ.
Harry, 36 tuổi, hiện sống trong biệt thự hơn 14 triệu USD ở California cùng vợ và con trai. Harry cho rằng anh được sinh ra trong một đặc ân, nhưng ám chỉ điều này đã thay đổi từ khi cùng Meghan rời Anh năm ngoái.
Hoàng tử Anh cũng đề cập những chia sẻ của Meghan về trải nghiệm cuộc sống hoàng gia. "Bạn không cần phải trở thành công nương, bạn có thể tạo ra cuộc sống tốt hơn bất kỳ công nương nào", Harry nhấn mạnh.
Anh, Mỹ cam kết bảo đảm tự do hàng hải tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Theo phóng viên TTXVN tại London, Anh và Mỹ đã cam kết "bảo đảm tự do hàng hải" trước khi phối hợp triển khai Nhóm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (CSG21) tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dự kiến vào ngày 24/5. Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth neo tại Solent, Portsmouth, Anh ngày 5/6/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Trong...