Nữ hoàng Anh sắp ra tuyên bố về Covid-19
Nữ hoàng Elizabeth II sẽ có bài phát biểu hiếm hoi tới cả nước vào ngày 5/4 khi Covid-19 ở Anh ngày càng nghiêm trọng.
“Nữ hoàng đã ghi lại một chương trình phát sóng đặc biệt để gửi tới Vương quốc Anh và Khối thịnh vượng chung, liên quan tới sự bùng phát của Covid-19″, Điện Buckingham ra tuyên bố hôm nay, song không cung cấp thêm chi tiết.
Bài phát biểu, được ghi tại Lâu đài Windsor, nơi Nữ hoàng 93 tuổi đang sống cùng chồng là Hoàng thân Philip, sẽ được phát sóng vào tối ngày 5/4. Tháng trước, Nữ hoàng Anh đã ra một tuyên bố bằng văn bản, khẳng định bà cùng hoàng gia sẽ đóng vai trò quan trọng ngăn Covid-19 bùng phát.
“Chúng tôi biết có rất nhiều cá nhân và gia đình trên khắp Vương quốc Anh cũng như trên toàn thế giới đang bước vào giai đoạn lo lắng, hoang mang. Tất cả chúng ta được khuyên nên thay đổi thói quen hàng ngày và cách sinh hoạt để hướng tới lợi ích cho toàn thể cộng đồng, đặc biệt là để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất”, Nữ hoàng cho biết.
Nữ hoàng Anh Elizabeth II gửi thông điệp Giáng sinh trên truyền hình hồi tháng 12/2019. Ảnh: AFP.
Bà hiếm khi phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia trừ khi xuất hiện để gửi thông điệp Giáng sinh hàng năm, thường nhằm cảm ơn một vài cá nhân hoặc trấn an người dân trong thời kỳ khủng hoảng.
Các chuyên gia hoàng gia cho biết đây là bài phát biểu đặc biệt trên truyền hình lần thứ năm của Nữ hoàng trong suốt 68 năm nắm quyền. Bài phát biểu gần đây nhất của bà là vào năm 2012, đánh dấu kỷ niệm 60 năm lên ngôi của bà.
Anh hiện ghi nhận hơn 38.000 ca nhiễm nCoV và hơn 3.600 người chết, vượt số ca tử vong tại Trung Quốc, nơi khởi phát Covid-19 từ tháng 12/2019. Thủ tướng Anh Boris Johnson, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock và Thái tử Charles đều bị nhiễm nCoV.
Ngọc Ánh
Video đang HOT
Vì sao Liên Xô không gia nhập phe đồng minh chống phát xít năm 1939?
Anh, Pháp, và Liên Xô từng cố gắng hình thành một liên minh chống phát xít Đức, nhưng nỗ lực này đổ vỡ và Stalin ký thỏa thuận với chính Đức Quốc xã.
Tình hình ở châu Âu vào mùa xuân năm 1939 cực xấu. Chính sách làm hài lòng mà Anh và Pháp theo đuổi, nhằm cố giữ cho trùm phát xít Adolf Hitler hòa bình bằng cách thỏa mãn lòng tham ngày càng tăng của y, đã thất bại hoàn toàn.
Các lãnh đạo Liên Xô (Stalin, Molotov, Voroshilov) đối diện với sự lựa chọn khó khăn vào năm 1939. Ảnh: Russianphoto.
Thủ tướng Anh khi đó là Neville Chamberlain và Thủ tướng Pháp Eduard Daladier "để cho" Đức thôn tính nước Áo, sau đó buộc Tiệp Khắc từ bỏ khu vực Sudetenland đông người Đức sinh sống và trao lại khu vực này cho Hitler.
Tuy nhiên, chỉ nửa năm sau đó, vào tháng 3/1939, Hitler phá vỡ hòa ước và chiếm đóng nốt phần còn lại của Tiệp Khắc. Bây giờ thì đã rõ việc làm hài lòng Đức là không thể và khi ấy phương Tây mới cuối cùng chịu quay sang Liên Xô hợp tác.
Ẩn ý từ Stalin
Vài ngày trước khi quân Đức chiếm Tiệp Khắc, lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản nước này ở Matxcơva. Ông nói: "Các nước hiếu chiến đang phát động chiến tranh, vi phạm lợi ích của các nước không xâm lược, đặc biệt là Anh, Pháp và Mỹ... Chúng ta ủng hộ các quốc gia là nạn nhân của xâm lược và chiến đấu vì sự độc lập của các nước đó".
Đây là dấu hiệu rõ ràng về việc Matxcơva đã sẵn sàng nói chuyện với các nước phương Tây, mặc dầu khi ấy Liên Xô vẫn coi họ là các quốc gia tư bản thù địch. Stalin hiểu rằng Liên Xô thực sự cần một liên minh với Anh và Pháp để thoát khỏi tình thế một mình đối đầu với toàn phe Trục (phe phát xít).
Hình thành một liên minh hai mặt trận chống lại Hitler vào năm 1939 dường như là một lựa chọn hợp lý để chặn y. Sau khi Hitler đã phỉ nhổ vào tất cả các thỏa thuận trước đó của chính y với Anh và Pháp bằng việc chiếm Tiệp Khắc, phương Tây cũng đã ý thức rõ sự nguy hiểm. Nhưng vẫn khó khăn trong việc xây dựng một liên minh, vì Anh, Pháp và nhất là các nước láng giềng của Liên Xô e sợ Stalin hơn cả Hitler.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ
Thủ tướng Anh Neville Chamberlain, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chính sách của các nước phương Tây. Ông ta đặc biệt ghét chủ nghĩa cộng sản. Chỉ riêng ý tưởng hợp tác với Stalin đã đẩy ông ta lùi lại. Trong một bức thư gửi bạn vào tháng 3/1939, ông viết: "Tôi phải thú nhận có sự thiếu tin tưởng sâu sắc đối với Nga. Tôi không tin chút nào vào khả năng của họ duy trì một cuộc tiến công hiệu quả, kể cả khi họ muốn vậy. Và tôi không tin động cơ của họ...".
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler bắt tay với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain. Từ bỏ Tiệp Khắc là một trong các sai lầm lớn nhất trong lịch sử quan hệ quốc tế của Anh. Ảnh: Getty.
Vì sao ông Chamberlain bướng bỉnh như vậy? Nguyên nhân không chỉ là quan điểm chống cộng của ông ta. Vấn đề nằm ở chỗ không có biên giới trực tiếp giữa Đức và Liên Xô vào mùa xuân 1939. Trong trường hợp Hồng quân Liên Xô phải đánh nhau với nước Đức Quốc xã, một trong hai nước Ba Lan và Romania sẽ phải để cho họ đi qua lãnh thổ của mình, mà điều này họ không muốn xảy ra.
Sử gia Oleg Budnitsky, giám đốc của Trung tâm Quốc tế về Lịch sử và Xã hội học Thế chiến 2, cho biết: "Thực sự thì Liên Xô có các tranh chấp lãnh thổ với cả Ba Lan và Romania. Do vậy, cả hai quốc gia đó lo sợ một khi quân Xô viết vào lãnh thổ của họ thì sẽ không chịu đi".
Khi Anh và Pháp bảo đảm hỗ trợ cho Ba Lan và Romania thì Chamberlain không háo hức gây áp lực lên các đồng minh của mình. Tuy nhiên một bộ phận lớn công chúng Anh nghĩ cách khác: Thủ tướng tương lai của Anh là Winston Churchill đã có một phát biểu hùng hồn ở Thượng viện, tuyên bố "không có cách nào để duy trì một mặt trận phía đông chống lại sự xâm lược của Đức Quốc xã nếu không có sự hỗ trợ tích cực của Nga".
Theo các cuộc điều tra quốc gia vào tháng 6/1939, 84% người Anh ưa thích một liên minh quân sự Anh-Pháp-Liên Xô. Do vậy Chamberlain và Daladier phải bắt đầu đàm phán một cách lưỡng lự với Stalin.
Những cuộc đàm phán không đủ đại diện cấp cao
Từ ngày 15/6 đến 2/8/1939, các đại diện của Anh, Pháp và Liên Xô tụ tập ở Matxcơva để quyết định về các điều khoản chính trị. Điều gì họ nhất trí được sau 2 tháng tranh luận? Theo dự án này, tất cả 3 cường quốc này sẽ bảo đảm hỗ trợ quân sự cho nhau và cho bất cứ quốc gia nào tiếp giáp với Đức (Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, và Bỉ) nếu bị Đức xâm lược.
Họ đạt được một thỏa thuận sơ bộ, nhưng khi đi đến màn đàm phán trực tiếp giữa các phái đoàn quân sự thì mọi thứ nhanh chóng sụp đổ. Phía Liên Xô có các đại diện cấp cao trong đàm phán, như Nguyên soái Kliment Voroshilov - Bộ trưởng Quốc phòng và chỗ thân thiết với Stalin. Trong khi đó, Anh và Pháp chỉ cử các quan chức quân sự cấp nhỏ tới Matxcơva, đó là Đô đốc Reginald Drax và Tướng Aimé Doumenc - các vị này không có thẩm quyền đưa ra bất cứ quyết định nào mà thiếu sự phê chuẩn của chính phủ của họ.
Kết cục tất yếu
Oleg Budnitsky cho biết: "Liên Xô đã kinh sợ khi thấy phương Tây có sự đại diện cấp thấp như vậy, nên Liên Xô không còn coi trọng các cuộc đàm phán đó lắm"
Nguyên soái Liên Xô Kliment Voroshilov. Ảnh: Sputnik.
Các cuộc thương lượng ngừng ngay lập tức sau khi Voroshilov hỏi liệu Ba Lan và Romania có cho phép Hồng quân đi qua lãnh thổ của họ để chiến đấu chống Đức hay không. Drax và Doumenc không có thẩm quyền để trả lời một vấn đề có tính nguyên tắc như vậy. Dĩ nhiên Ba Lan và Romania không đồng ý.
Budnitsky nhận xét: "Stalin tin rằng các nước này chỉ là bù nhìn và Anh, Pháp sẽ buộc họ phải đồng ý. Nhưng thực tế phức tạp hơn thế, khiến London và Paris thất bại trong việc thuyết phục Warsaw tin rằng Liên Xô tốt hơn Đức". Voroshilov thì nói: "Phái đoàn Liên Xô tính rằng nếu không có câu trả lời khẳng định đối với vấn đề này thì tất cả các nỗ lực bước vào một liên minh quân sự chắc chắn sẽ thất bại". Thay vào đó, Voroshilov đã mời Drax và Doumenc tận hưởng thời gian của mình ở Matxcơva. Các cuộc đàm phán không có kết quả đã chính thức ngừng lại vào ngày 21/8/1939.
Chỉ hai ngày sau đó, Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop đến Matxcơva để ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Stalin mong muốn một thỏa thuận cụ thể với Hitler hơn là tiếp tục các cuộc nói chuyện vô ích với London và Paris.
(Nguồn: Russia Beyond)
Theo TRUNG HIẾU/VOV.VN
Thổ Nhĩ Kỳ: EU nên tăng quĩ hỗ trợ cho người tị nạn Syria Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay cho rằng Liên minh châu Âu nên chi nhiều hơn so với con số 6,6 tỉ USD Mỹ đã phân bổ để hỗ trợ người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ. Liên minh châu Âu đã đưa ra cam kết hỗ trợ khoảng 3 triệu 500 nghìn người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi...