Nữ hoàng Anh quyền lực ra sao (Phần 2)
Ngoài những đặc quyền chạy xe không cần bằng lái, không phải xuất trình passport, quyền hành của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị cũng ảnh hưởng đến chính trị Anh.
Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị – Ảnh: Reuters
Đối với một quốc gia quân chủ lập hiến như nước Anh thì nhà vua và Hoàng triều không nắm thực quyền, quyền lực nằm trong tay quốc hội do đảng chiếm đa số ghế đứng đầu. Nhưng những gì trang tin Business Insider (Mỹ) phân tích ngày 19.5 cho thấy quyền lực của Nữ hoàng Anh trong vai trò chính trị là không nhỏ.
Có quyền ký các văn bản pháp quy
Để đưa bất kỳ một dự luật nào vào bộ luật đều cần đến sự đồng ý của Nữ hoàng. Một dự luật sau khi được thông qua bởi hai viện của Quốc hội, sẽ đến tay Hoàng gia và quy trình này được gọi là “Hoàng gia phê chuẩn”.
Quốc hội Anh có thượng viện gọi là Viện Quý tộc (House of Lords) và hạ viện gọi là Viện Thứ dân (House of Commons) với quốc trưởng hiện nay là Nữ hoàng Anh. Do đó, bà có quyền bổ nhiệm thành viên cho Viện Quý tộc, tất nhiên điều này chỉ được thực hiên “theo cố vấn” của bộ trưởng chính phủ như các cường quốc khác.
Được miễn thuế
Nữ hoàng Anh không phải đóng thuế, nhưng bà luôn tự nguyện nộp thuế thu nhập và thuế lợi nhuận đầu tư kể từ năm 1992.
Được miễn truy tố
Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị hoàn toàn được miễn truy tố, đồng thời không bị buộc phải đưa ra bằng chứng tại tòa án.
Về mặt lý thuyết, một nữ hoàng không thể “nghĩ sai và làm bậy”, học giả pháp lý John Kirkhope lý giải với Business Insider. Tuy nhiên, Nữ hoàng vẫn phải đảm bảo rằng mọi hoạt động của bà với tư cách cá nhân đều thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nếu Nữ hoàng phạm tội và bị khiếu nại, bà sẽ gần như chắc chắn bị buộc phải thoái vị, theo Business Insider.
Phong tước hiệp sĩ
Các thí sinh tham gia giải Chiến đấu Trung cổ Thế giới tại Anh – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Nước Anh ngày nay không còn các hiệp sĩ cưỡi ngựa loanh quanh thành phố truyền bá những giai thoại về lòng dũng cảm của họ nữa. Dù vậy, tước vị hiệp sĩ vẫn tồn tại và được phong bởi Nữ hoàng.
Những hiệp sĩ thời nay được phong dựa vào cống hiến của họ cho nước Anh, bất kể thuộc ngành nghề nào. Hằng năm, các bộ trưởng Anh gửi danh sách đề cử phong hiệp sĩ để Nữ hoàng phê duyệt.
Không bị ràng buộc bởi Luật Tự do thông tin
Mọi thông tin về Hoàng gia đều được miễn đề cập ngay cả khi các nhóm hoạt động vì quyền tự do thông tin yêu cầu. Tự do thông tin hay gọi chung là quyền tự do ngôn luận bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp cận, chia sẻ, trao đổi thông tin bằng mọi phương tiện, báo đài, sách hay in ấn.
Luật miễn trả lời này được thiết lập sau trận tranh cãi giữa báo Guardian (Anh) và Thái tử Charles. Tờ báo này đã yêu cầu công khai nội dung bức thư của Thái tử gửi các bộ trưởng chính phủ.
Nữ hoàng Anh có quyền sa thải toàn bộ nội các chính phủ Úc
Cựu Thủ tướng Úc Gough Whitlam – Ảnh: Reuters
Trong vai trò là nguyên thủ quốc gia Úc, Nữ hoàng Anh cũng có những quyền hạn nhất định đối với chính phủ nước này. Vào năm 1975, Toàn quyền John Kerr, người đại diện cho Nữ hoàng Anh tại Úc lúc bấy giờ, đã sa thải Thủ tướng Úc Gough Whitlam.
Các quốc gia khác chịu sự phi phối của Nữ hoàng Anh gồm Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Canada, Grenada, Jamaica, New Zealand, Papua New Guinea, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, quần đảo Solomon, và Tuvalu. Toàn bộ những nước này thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.
Đứng đầu một tôn giáo
Nữ hoàng Anh là người đứng đầu giáo hội Công giáo tại Anh, quốc giáo đầu tiên được thành lập sau khi Vua Henry VIII tách khỏi Giáo hội La Mã vào thế kỷ thứ 16.
Bà cũng có quyền bổ nhiệm Giám mục và Tổng giám mục, và điều này tương tự các quyền hạn khác của bà, chỉ được thực hiện dưới sự cố vấn của Thủ tướng, người tham vấn từ Ủy ban Giáo hội.
Tặng tiền cho người về hưu
Maundy là đồng bạc đặc biệt mà Nữ hòang Anh tặng cho những người về hưu mỗi năm tại nhà thờ chánh tòa Anh quốc nhân dịp mừng lễ Phục sinh. Số người nhận tiền sẽ tương ứng với số tuổi của Nữ hoàng. Năm nay bà đã 89 tuổi, như vậy sẽ có 89 Trứng Phục sinh có chứa đồng Maundy được tung ra cho người lớn tuổi trong cuộc thi lăn trứng, một lễ hội truyền thống ở nước Anh.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Nữ hoàng Anh quyền lực ra sao (Phần 1)
Sở hữu mọi chú cá heo trong vùng biển nước Anh, chạy xe không cần bằng lái, được miễn trừ truy tố... là những đặc quyền Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị đang nắm giữ nhưng ít người biết.
Người phụ nữ quyền lực nhất nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị - Ảnh: Reuters
Trang tin Business Insider (Mỹ) ngày 19.5 cho biết vai trò của Nữ hoàng Anh chủ yếu là mang tính nghi lễ; ngôi vị Quốc vương từ lâu đã không còn nắm giữ nhiều quyền lực quan trọng trong thời buổi hiện nay.
Hầu hết đặc quyền của vua chúa trong quá khứ giờ đây được phân chia cho các bộ trưởng chính phủ. Một số khác vẫn thuộc thẩm quyền của Nữ hoàng như điều chỉnh các cơ quan chính phủ, đại diện chính phủ Anh tuyên chiến, hoặc ký hiệp ước.
Dù vậy, bà cũng nắm giữ một số quyền lực độc nhất vô nhị, khiến người ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, theo Business Insider.
Sở hữu toàn bộ đàn thiên nga ở sông Thames
Theo quy định thì hầu hết các con thiên nga không được đánh dấu trên sông Thames đều thuộc quyền sở hữu của Nữ hoàng, và quy định này có tác dụng "dọc theo sông Thames và các nhánh xung quanh", trang web Hoàng gia Anh cho hay.
Hằng năm, Nữ hoàng tổ chức Lễ hội đánh dấu thiên nga truyền thống (Swan Upping) vào tuần lễ thứ ba của tháng 7. Hoạt động của lễ hội này chủ yếu vây bắt, đánh dấu những con thiên nga non và sau đó thả chúng ra nhằm mục đích thống kê và có biện pháp duy trì số lượng của chúng.
Ngoài ra, theo tờ Times (Anh), Nữ hoàng cũng sở hữu (theo quy định) tất cả cá tầm, cá voi và cá heo của vùng biển quanh nước Anh. Điều luật này đã tồn tại từ năm 1324, dưới thời Vua Edward đệ nhị đến nay.
Chạy xe không cần bằng lái
Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị tự lái chiếc Jaguar - Ảnh: Getty Images
Bà là người duy nhất ở nước Anh có quyền chạy xe mà không cần bằng lái. Mặc dù có đặc quyền này, nhưng Nữ hoàng cũng khá cẩn thận khi ngồi sau vô lăng, bà đã học lái xe nghiêm chỉnh vào Thế chiến thứ II.
Được biết, bà cũng có thể thay bugi xe và không ngần ngại phô diễn kỹ thuật lái xe của mình cho thái tử Abdullah của Ả Rập Xê Út (người sau này trở thành Quốc vương Abdullah - vừa qua đời tháng 1.2015) khi dạo quanh nước Anh bằng xe của ông.
Không cần hộ chiếu
Không như các thành viên Hoàng gia khác, Nữ hoàng Anh không cần hộ chiếu. Không rõ bà đã dùng loại giấy thông hành nào, nhưng rõ ràng là bà đã đi nước ngoài rất nhiều lần, theo Business Insider.
Có 2 ngày sinh nhật
Ngày sinh của Nữ hoàng trên giấy tờ là 2.6, nhưng ngày sinh thật sự của bà là 21.4.
Cả hai ngày sinh đều được tổ chức trang nghiêm và nước Anh thường tổ chức bắn đại bác để ăn mừng sinh nhật của Nữ hoàng.
Ngày sinh trên giấy tờ của Nữ hoàng chính là ngày bà đăng quang ngôi vị nữ hoàng Anh tại điện Buckingham.
Máy rút tiền riêng
Ngân hàng Coutts cung cấp máy rút tiền cá nhân cho Nữ hoàng Anh - Ảnh: Reuters
Một góc nhỏ khiêm tốn trong khối quyền lực vĩ đại của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị là chiếc máy rút tiền cá nhân của Hoàng gia Anh, đặt trong tầng hầm của cung điện Buckingham. Dịch vụ độc quyền của máy ATM được cung cấp bởi Coutts, một trong những ngân hàng uy tín của Anh.
Có hẳn một nhà thơ riêng
Carol Ann Duffy là người được vinh dự bổ nhiệm làm nhà thơ của Nữ hoàng. Bà Duffy hiện là giáo sư đại học Manchester Metropolitan (Anh). Việc giữ vai trò nhà thơ của Nữ hoàng mang đến cho bà thu nhập 200 bảng Anh/năm, kèm một thùng rượu vang Canary. Bà sẽ giữ chức vụ nhà thơ cho đến năm 2019.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Những quyền lực 'tối thượng' của Nữ hoàng Anh Là người đứng đầu Hoàng gia Anh, Nữ hoàng Elizabeth sở hữu những quyền lực "tối thượng" mà không phải ai cũng có thể biết tới. (Khánh Huy) Lớn hơn nữa, tại tất cả các vùng biển tại Vương quốc Anh, Nữ hoàng Elizabeth là chủ nhân của loài cá heo đang sinh sống Điều tương tự cũng được áp dụng với hộ...