Nữ hoàng Ai Cập ham sắc dục và độc chiêu khiến đàn ông ’say như điếu đổ’
Ngoài thân hình tuyệt mỹ, đủ sức làm say đắm bất cứ người đàn ông nào dù chỉ một lần được chiêm ngưỡng, nữ hoàng Cleopatra còn có “cạm bẫy ngọt ngào” khiến đàn ông tự nguyện “xin chết”.
Nữ hoàng Cleopatra vừa sở hữu sắc đẹp khó cưỡng, vừa có trí thông minh và sự khéo léo (cảnh trong một bộ phim)
Theo BBC, Cleopatra VII hay còn được biết đến là nữ hoàng Cleopatra (69 – 30 TCN) là người cai trị cuối cùng của vương triều Ptolemy từ năm 51 đến 30 TCN. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp khó cưỡng, nữ hoàng Cleopatra còn có trí thông minh vượt bậc giúp mang lại thịnh vượng và hòa bình cho Ai Cập cổ đại, đất nước từng bị phá sản và chia cắt bởi nội chiến.
Chinh phục 2 tướng lừng lẫy nhất La Mã cổ đại
Cleopatra sinh vào khoảng năm 69-68 trước Công nguyên (TCN). Khi vua cha Ptolemy XII mất năm 51 TCN, Cleopatra và em trai 10 tuổi Ptolemy XIII lấy nhau và cùng trị vì đất nước, BBC cho hay.
Luật lệ Ai Cập cổ đại cho phép các pharaoh trị vì theo cặp, nghĩa là ngoài một người ngự trên ngai vàng còn cần thêm một người khác giới đồng nhiếp chính và họ phải kết hôn với nhau.
Năm 48 TCN, Ai Cập bị vướng vào cuộc xung đột giữa Julius Caesar và Pompey tại La Mã. Hai chiến tướng vĩ đại từng đứng chung một chiến tuyến La Mã, thậm chí Pompey còn là con rể của Caesar. Tuy nhiên, khi Caesar giành được nhiều chiến thắng, Pompey tỏ ra ganh tỵ và bắt đầu chống đối. Từ chung một chiến tuyến, họ trở thành kẻ thù không đội trời chung. Tuy lực lượng đông nhưng quân của Pompey thiếu kinh nghiệm và liên tục thất trận trước quân đội Caesar.
Cuối cùng, Pompey bỏ chạy tới thủ đô Alexanderia của Ai Cập. Caesar thừa thắng đuổi theo. Tuy nhiên, vua Ai Cập khi đó là Ptolemy đã ra lệnh hạ sát Pompey. Khi Caesar tới, mọi chuyện đã ngã ngũ. Những tưởng chuyến đi “xôi hỏng, bỏng không” nhưng tại Ai Cập, nhà lãnh đạo nổi tiếng La Mã cổ đại và nữ hoàng Ai Cập Cleopatra có cuộc gặp gỡ theo cách ít ai ngờ tới.
Nữ hoàng Ai Cập chinh phục 2 vị tướng nổi tiếng trong quân đội La Mã thời ấy là Julius Caesar (ngoài cùng bên trái) và Mark Antony
Video đang HOT
Theo cuốn “Civil War and Dictatorship” (Tạm dịch: Nội chiến và chế độ độc tài), khi biết tin Julius Caesar tới Ai Cập, Cleopatra nằm trong một tấm thảm và bí mật cho người chuyển đến nơi ở của Caesar. Khi tấm thảm rớt xuống trước mặt nhà lãnh đạo La Mã, một phụ nữ kiều diễm với thân hình gợi cảm nhất xuất hiện trước mặt ông.
Người đàn ông 52 tuổi khi đó không cưỡng nổi sức hấp dẫn của cô gái xuân thì Cleopatra 21 tuổi. Kể từ đó, cả hai có quan hệ tình cảm.
Dù trước đó bị em trai trục xuất, song với sự hỗ trợ quân sự từ La Mã, Cleopatra khôi phục ngôi vị nữ hoàng. Ptolemy chết trong cuộc chiến và một người em khác lên ngôi (Ptolemy XIII). Năm 47 TCN, Cleopatra sinh hạ cho Caesar một người con trai (đặt tên là Caesarion) – tuy vậy Caesar chưa bao giờ công khai thừa nhận đó là con ông.
Cleopatra theo chân Caesar quay lại thành Rome, nhưng sau khi ông bị ám sát năm 44 TCN, nữ hoàng trở lại Ai Cập. Vào thời điểm này, Ptolemy XIV, người trị vì Ai Cập lúc đó, cũng qua đời một cách bí ẩn và Cleopatra cùng con trai trị vì đất nước.
Năm 41 TCN, Mark Antony, tướng dưới trướng của Caesar, bắt đầu hình thành liên minh chính trị. Antony từng say đắm Cleopatra nhưng không dám vượt mặt Caesar. Sau khi chủ tướng mất, ông mới nhen nhóm hy vọng. Cleopatra biết điều này và chủ động “tấn công” vị tướng La Mã.
Trong lần gặp ở Tarsus (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), nữ hoàng Ai Cập sử dụng mùi hương đặc biệt để quyến rũ tướng Antony. Cleopatra đi trên một chiếc thuyền ngát hương thơm và những chiếc đèn tỏa mùi quyến rũ. Trong đèn là loại nước hoa khi gặp lửa sẽ tỏa hương thơm đặc biệt, gây chú ý cho người hít phải. Dĩ nhiên, tướng Antony không thể quên được mùi hương và chủ nhân nóng bỏng của nó.
Bí chiêu khiến đàn ông mê mệt
Trang Ezine Articles cho biết Cleopatra có lẽ là nữ hoàng quyến rũ vĩ đại nhất trong lịch sử. Minh chứng rõ nhất là việc bà chinh phục 2 vị tướng vĩ đại nhất của La Mã cổ đại: Julius Caesar và Mark Antony. Vậy bí quyết nào khiến Cleopatra có sức hút đến vậy?
Ngoài thân hình tuyệt mỹ, đủ sức làm say đắm bất cứ người đàn ông nào dù chỉ một lần được chiêm ngưỡng, nữ hoàng Cleopatra còn quyến rũ đàn ông bằng một loại tinh dầu đặc biệt. Loại tinh dầu này tỏa hương thơm làm mê đắm đàn ông, khiến họ mất hết lý trí và nghe theo mọi yêu cầu của Cleopatra.
Nó chính là nước hoa thô sơ hay còn gọi là tinh dầu thơm. Khi Cleopatra lần đầu xuất hiện trước mặt Caesar từ trong tấm thảm, chính mùi hương tỏa ra từ cơ thể bà khiến vị hoàng đế ngất ngây và thích thú.
Một trong những cách thức thu hút đàn ông của Cleopatra là dùng tinh dầu thơm
Nhưng chừng đó thôi chưa đủ để níu giữ những người đàn ông. Nữ hoàng Ai Cập vận dụng sự thông minh, sắc sảo để tìm ra một công thức đặc biệt. Bà luôn quan tâm và nuông chiều cảm xúc của những người đàn ông quyền lực.
Đầu tiên, Cleopatra tỏ ra không bị ấn tượng bởi quyền lực và sức mạnh của người đàn ông bà quyến rũ. Điều này khiến họ muốn chứng minh giá trị của bản thân với nữ hoàng Ai Cập.
Sau đó, Cleopatra quay ngoắt 180 độ khi chứng tỏ cho cánh đàn ông thấy bà ngưỡng mộ quyền lực của họ và họ xứng đáng với nữ hoàng. Nhưng cuộc chơi chưa dừng lại ở đây. Cleopatra tiếp tục “chơi đùa” với những người theo đuổi mình. Bà đồng ý ở một mình cùng họ nhưng chỉ khi có đoàn tùy tùng cùng đi. Những chuyến ngao du trên sông Nile dưới ánh trăng sẽ đẩy cánh đàn ông vào “cái bẫy ngọt ngào” mà Cleopatra giăng ra. Sự kháng cự của những người đàn ông bên nữ hoàng Ai Cập gần như không tồn tại.
Cleopatra hiểu rõ “chuyện ấy” không đủ để níu giữ trái tim người đàn ông. Nghệ thuật quyến rũ mà nữ hoàng Ai Cập lĩnh hội được là phải khiến người đàn ông cảm thấy bản thân tốt hơn khi anh ta ở bên người phụ nữ.
Người đầu tiên dùng đồ chơi tình dục?
Cleopatra được cho là người đầu tiên sử dụng đồ chơi tình dục?
Theo Listverse, một nguồn tin Ai Cập cho biết nữ hoàng Cleopatra được cho là người đầu tiên sử dụng đồ chơi tình dục. Đặc biệt, đồ chơi tình dục của Cleopatra được kết hợp với động vật sống.
Một quả bầu rỗng chứa đầy ong còn sống bên trong được cho là thứ mà nữ hoàng Ai Cập sử dụng. Tuy nhiên, không hề có bằng chứng hay ghi chép xác thực nào về thông tin này.
Vì tầm ảnh hưởng của mình với những người đàn ông nổi tiếng tại La Mã, Cleopatra bị nhiều nhà thơ và sử học La Mã chỉ trích. Họ mỉa mai nữ hoàng Ai Cập là một kẻ tham lam, ham khoái lạc và thích lợi dụng các tướng La Mã.
Cassius Dio, một nhà sử học La Mã thế kỷ thứ 2, gọi Cleopatra là “người phụ nữ ham mê tình dục vô độ và vô dụng”.
Theo Nguyễn Thái – BBC, Listverse (Dân Việt)
Tìm được men từ thời Ai Cập cổ đại 5.000 năm trước, mang về làm ra bia
Bia của các vị hoàng đế Ai Cập giờ đây đã không còn là bí mật.
Các nhà khoa học làm bia từ men 5.000 năm tuổi.
Các nhà nghiên cứu Israel mới đây đã nấu thành công loại bia từ men thu được trong những chiếc bình gốm cổ đại phát hiện tại Ai Cập, Philistine và Israel. Nhiều chiếc bình có niên đại trên 5.000 năm, tức là từ thời các Pharaoh. Bia là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của người Ai Cập cổ đại.
Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Cổ vật Israel cùng 4 trường đại học khác đã nghiên cứu men tìm thấy trong 21 mảnh vỡ của các bình gốm cổ đại. Qua nghiên cứu này, các nhà khoa học mong muốn tạo ra loại bia tương đồng với thức uống của người Ai Cập cổ đại và tìm hiểu về "gu" thưởng thức bia của họ.
"Điều chúng tôi khám phá ra là men có thể tồn tại trong một thời gian vô cùng dài mà không cần thức ăn. Ngày nay chúng ta có thể tách được những sinh vật sống này từ những lỗ nano nhỏ của bình gốm và nghiên cứu tính chất của chúng", nhà nghiên cứu Michael Klutstein thuộc Đại học Hebrew cho biết.
Men thu được từ các mảnh gốm cổ đại.
Ông Shmuel Naky thuộc Trung tâm Bia Jerusalem cho biết men đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra hương vị của bia. "Chúng tôi đang cố gắng tái tạo hương vị mà những người sống tại đây đã thưởng thức từ hàng nghìn năm trước".
Sau khi thưởng thức, các nhà khoa học cho biết bia của các Pharaoh có vị cay, vị hoa quả và hương vị vô cùng phức tạp. Kết quả phân tích cho thấy AND của loại men này khác so với loại men được dùng để sản xuất bia ngày nay. Men bia là vi sinh vật có tác dụng lên men đường thành cồn. Quá trình lên men này có tác dụng quyết định trong việc tạo ra hương vị của bia.
Theo Danviet
Trước khi có giấy vệ sinh, con người dùng gì để vệ sinh cá nhân? Trước khi giấy vệ sinh ra đời, con người đã nghĩ ra vô vàn cách để giải quyết nhu cầu vệ sinh thân thể. Việc sử dụng đồ vật có công dụng tương tự giấy vệ sinh lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ thứ VI ở Trung Quốc. Vào thời Đường, một nhà ngoại giao Trung Đông khi tới thăm...