Nữ HLV thể dục quan hệ suốt 2 năm với khách hàng 14 tuổi
Một nữ huấn luyện viên đã bị phạt tù do quan hệ với khách hàng của mình ngay tại nhà riêng, trong khi cậu bé mới 14 tuổi.
Nữ huấn luyện viên thể dục cá nhân Suni Faith Anderson, 36 tuổi đã bị tuyên án ít nhất là 15 năm tù vì quan hệ với một nam khách hàng mới chỉ 14 tuổi, trong suốt hai năm tại nhà của cậu bé.
Tại phiên tòa vừa qua tại tòa án ở St George, Utah. Suni Faith Anderson đã vô cùng hoảng loạn khi được tuyên án vì tội quan hệ với một cậu bé 14 tuổi, là một trong những khách hàng riêng ngay tại nhà của mình.
Suni Faith Anderson
Người mẹ của cậu bé, vì quá phẫn nộ, đã giơ bức ảnh của con trai mình ngay trước mặt Suni Faith Anderson. Bà hét lớn: “Cô hãy nhìn xem, đây liệu có phải là một người mà cô, một phụ nữ 34 tuổi muốn quan hệ”. Phía cảnh sát đã tiết lộ một đoạn hội thoại giữa Suni Faith Anderson và nạn nhân, trong đó Suni Faith Anderson cho rằng cậu bé đã học được rất nhiều điều về tình dục từ mình.
Chồng của Suni Faith Anderson, đã xin tòa án cho cô được hưởng sự khoan hồng. Vụ án xảy ra khi Suni Faith Anderson là huấn luyện viên riêng của nạn nhân. Suni Faith Anderson đã quan hệ với cậu bé 14 tuổi mỗi khi cậu đến nhà cô để tập luyện. Sự việc kéo dài trong 2 năm mới bị bố mẹ của nạn nhân phát hiện. Nạn nhân đã rơi vào khủng hoảng khi những người bạn trong trường biết được mối quan hệ này.
Cậu bé cho biết: “Suni Faith Anderson đã dạy cho tôi những kỹ năng tình dục trước khi cô ấy và tôi ngủ với nhau mỗi khi tôi đến nhà cô ấy cho buổi học thể dục.” Suni Faith Anderson sẽ bị phạt tù trên 15 năm với tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Chồng cô, cũng là một huấn luyện viên cá nhân, cũng bị mất việc và không được làm việc với trẻ vị thành niên.
Video đang HOT
Theo ANTD
Trẻ vi phạm muốn nhẹ tội thì phải lao động công ích?
Vụ án đối tượng vị thành niên Lý Thanh (16 tuổi, ngụ thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc) cùng bốn bạn học phạm tội cướp giật ở trạm xăng đã đưa ra một gợi ý thú vị cho hệ thống tư pháp nước này.
Điểm đặc biệt của vụ án là ở chỗ trước khi tuyên án, tòa án nhân dân khu Sa Bình đã khảo sát các bị cáo và quyết định buộc lao động công ích để thay cho hình thức phạt tiền bổ sung.
Các đối tượng trẻ phạm tội trong vụ án
Muốn giảm án, phải lao động tích cực
Khi rủ bạn phạm tội cướp giật ở trạm xăng, Lý Thanh và đang theo học một trường dạy nghề ở thành phố Trùng Khánh. Do lần đầu xa nhà, cầm tiền sinh hoạt của cả tháng nhưng lại không biết cách tiết kiệm nên cậu chi tiêu "vung tay quá trán", mới đến trường nhập học được hơn chục hôm đã nhẵn túi.
Ngày 19/9/2007, khi Lý gợi ý, nhóm bạn học của cậu gồm bốn thiếu niên khác đã hưởng ứng kế hoạch kiếm tiền phi pháp, phục sẵn ở cây xăng gần trường "rình mồi". Sau khi cướp giật được một chiếc túi xách của khách đổ xăng, cả nhóm kiểm kê "chiến lợi phầm" và thấy bên trong túi có một chiếc điện thoại, 200 Nhân dân tệ (NDT) và một số vật dụng khác, tổng giá trị khoảng 700 NDT (khoảng 2,1 triệu VNĐ). Trong lúc bỏ chạy, một đối tượng bị bắt ngay, Lý và 3 người khác sau đó lần lượt bị bắt.
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, các thành viên Hội đồng xét xử nhận thấy cả 5 học sinh trên đều đến từ vùng nông thôn Quý Châu nghèo khổ, gia đình thậm chí còn không đủ tiền nộp học phí cho con. Năm 2008, khi vụ án được tòa án khu Sa Bình thụ lý, lúc này cha mẹ của những học sinh phạm tội trên đã không đủ tiền chi trả lộ phí đến tham dự phiên tòa.
"Nếu vụ án này cũng áp dụng hình thức phạt tiền kèm theo như những vụ tương tự khác thì rất khó thực hiện vì gia đình của những thiếu niên này đến ăn còn không có chứ nói gì đến nộp phạt", thẩm phán Dương Phi Tuyết, người xét xử vụ án cho biết.
Vậy với những thiếu niên đang còn ngồi trên ghế nhà trường này, tòa án phải phán quyết thế nào để thực hiện nguyên tắc giáo dục, cứu vãn và cải tạo những nghi phạm vị thanh niên mà vẫn đảm bảo thi hành án?.
Theo bà Dương Phi Tuyết, đây quả thực là vấn đề khó do các bị cáo đều đi học xa nhà, điều kiện thiếu thốn, nếu áp dụng hình phạt không giam giữ thì hiệu quả rất khó nói. Liệu các thiếu niên này có thực lòng hối cải, liệu có gây nguy hại cho xã hội nữa hay không?.
Người ta nhận thấy phạt tù người vị thành niên phạm tội là biện pháp "mạnh tay", nhưng cải tạo không giam giữ cũng không ổn với những đối tượng này, vì vậy phải tìm ra hình thức nào vừa đảm bảo yếu tố đúng luật, lại có thể uốn nắn đối tượng lỗi lầm.
"Sau khi nghiên cứu, chúng tôi quyết định buộc nghi phạm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trước khi đưa ra hình phạt tù cụ thể.
Trong quá trình lao động công ích này, thái độ của bị cáo sẽ được theo dõi nên có thể biết được thanh thiếu niên đó có thực sự hối cải hay không. Hành vi cướp giật với các đối tượng này lẽ ra phải chịu cả phạt tù và phạt tiền theo luật, nhưng với vụ án nêu trên thì phạt tiền sẽ được giảm nhẹ vì đã lao động công ích và nếu đối tượng hối cải, mức phạt sẽ giảm đi nữa", thẩm phán Dương Phi Tuyết cho biết.
5 thiếu niên phạm tội kể trên đã phải lao động công ích trong thời gian 30 ngày. Người ta nhận thấy biểu hiện của các đối tượng rất tích cực, lịch sự lễ phép. Trước hết giáo viên của trường đưa 5 học sinh phạm tội này đến các khu dân cư dưới danh nghĩa "tình nguyện viên" để lao động.
Một người quản lý trong khu dân cư sẽ theo dõi biểu hiện của các học sinh, đồng thời ghi chép lại kỹ lưỡng. Ngoài nhân viên khảo sát thì không ai biết thân phận của họ đang là người phạm tội, mọi người đều nghĩ họ là "tình nguyện viên". Trong thời gian khảo sát, người của viện kiểm sát cũng bí mật quan sát biểu hiện của họ. Hết thời hạn khảo sát, kiểm sát viên tham khảo ý kiến của những người khác rồi đưa ra ý kiến đánh giá và đề nghị mức hình phạt cụ thể.
Thông thường trong các vụ án khác, hành vi phạm tội tương đương sẽ phải ngồi tù đến hai năm, kèm hình phạt bổ sung là khoảng 2000 NDT (khoảng hơn 6 triệu VNĐ). Tuy nhiên, trong vụ án này, sau một tháng lao động công ích mỗi đối tượng bị tuyên phạt một năm tù giam, thử thách 18 tháng, phạt tiền bổ sung 800 NDT (giảm hơn một nửa mức án và số tiền phạt so với các vụ án có tính chất tương đương).
Khó áp dụng đại trà?
Nhiều ý kiến cho rằng hình thức mới này giúp thanh thiếu niên phạm tội ý thức được thế nào là sự vất vả khi lao động chân chính, giúp người phạm tội hiểu ra lỗi lầm của mình. Tuy được xã hội hưởng ứng nhưng sau vụ án thí điểm kể trên, suốt hơn 3 năm nay tòa án khu Sa Bình chưa áp dụng thêm một trường hợp nào khác.
"Nguyên nhân là để thực hiện hình phạt này, người ta cần huy động và phối hợp nguồn lực từ nhiều phía như giáo viên trong trường, người quản lí khu dân cư, kiểm sát viên tham gia giám sát. Tìm một khu dân cư phù hợp thì rất dễ nhưng để đảm bảo sắp xếp công việc hợp lý với độ tuổi, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người vị thành niên phạm tội lại không hề đơn giản", bà Dương Phi Tuyết nói.
Một vướng mắc khác khi thực hiện hình thức này là luật chưa có quy định cụ thể cho phép, chỉ có một văn bản "có nội dung gần giống" là "Thông báo triển khai công việc thí điểm uốn nắn tại khu dân cư" của liên ngành Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp nước này ban hành.
Văn bản này đề cập đến việc những trẻ vị thành niên phạm tội nhẹ, tính nguy hại chủ quan không lớn có thể là đối tượng được đưa về khu dân cư uốn nắn. "Đây cũng được coi là căn cứ pháp lí duy nhất để thực hiện hình thức này nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Phải quy định rõ hơn nữa về hình thức uốn nắn trẻ phạm tội như cơ chế can thiệp tâm lý, bồi dưỡng đào tạo kĩ năng, hướng dẫn chọn nghề nghiệp, giáo dục pháp luật... thì cơ quan tư pháp địa phương mới có thể áp dụng theo", một thẩm phán địa phương cho biết.
Đó là chưa kể đến việc tại Trung Quốc, cơ quan tư pháp địa phương vẫn xử lý người vị thành niên phạm tội theo phương châm "giáo dục, cảm hóa" nhưng như thế nào là "giáo dục, cảm hóa" thì... còn phải bàn. Quy định xử lý các đối tượng này lại không tập trung mà tản mát ở nhiều văn bản luật như Hiến pháp, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật bảo hộ trẻ vị thành niên...
Vì vậy theo một thẩm phán, để đưa mô hình này vào thực hiện đại trà thì trước hết cần xây dựng khung pháp lý chuẩn, huy động nguồn lực toàn xã hội cùng phối hợp thực hiện. Và trong khi chờ đợi những sự thay đổi đó, hình thức xử lý trẻ phạm tội theo cách thức nhân văn này mới chỉ duy nhất một lần được áp dụng trên toàn Trung Quốc.
Theo PLVN
Cựu biên tập viên truyền hình bị bắt vì tội khiêu dâm trẻ em Theo tin tức được đưa bởi trang AOLTV.com ngày 1/11, một cựu biên tập viên tên William Blankinship của chương trình truyền hình thực tế "Jon and Kate Plus 8" phát trên kênh TLC của Mỹ đã bị bắt với 10 tội danh về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. William Blankinship. Ở tuổi 56, Blankinship bị bắt giữ vào hôm...