Nữ hiệu trưởng tâm huyết, trách nhiệm với nghề
Nhiều năm gắn bó với nghề, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thúy – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thuỷ Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ – Hà Nội) luôn giữ ngọn lửa đam mê và cống hiến cho ngành Giáo dục bằng tất cả tình yêu và trách nhiệm của một nhà giáo, một cán bộ quản lý giáo dục, được đồng nghiệp, người dân và các thế hệ học trò tin yêu.
Những năm qua, dưới sự dẫn dắt của một người hết mình vì công việc, bộ mặt của Trường Trung học cơ sở Thuỷ Xuân Tiên đã có nhiều thay đổi tích cực; lớp học ngày càng khang trang hơn, đảm bảo các trang thiết bị cho việc dạy và học, đội ngũ giáo viên nhà trường từng bước được nâng cao về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ.
Cô Nguyễn Thị Hồng Thúy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thuỷ Xuân Tiên.
Với chuyên môn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, bên cạnh sự thừa kế những kinh nghiệm cô Thúy luôn có những giải pháp quản lý sáng tạo, việc đầu tiên cô xác định phải đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo theo hướng tiên tiến mong muốn đáp ứng yêu cầu mới. Bên cạnh là sự truyền thông, thuyết phục cha mẹ học sinh, nhân dân địa phương đồng thời tranh thủ sự đồng tình nhất trí của các cấp lãnh đạo, các Ban ngành đoàn thể.
Từ lý tưởng đào tạo được những thế hệ tương lai của đất nước có năng lực tức là phải có đủ ba yếu tố về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Cô Thuý đã xây dựng chiến lược phát triển toàn diện nhà trường, mạnh dạn sáng tạo tổ chức song song các hoạt động, như: Cán bộ giáo viên và nhân viên được tham gia các buổi toạ đàm về nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ sư phạm.
Bằng công trình nghiên cứu khoa học của bản thân về: “Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên trung học cơ sở theo hướng tiếp cận năng lực” cô Thuý đã làm rõ nhận thức: Khi dạy theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực người học thì chính bản thân người giáo viên phải hiểu rõ bản chất của năng lực; những tiêu chí năng lực của người giáo viên để hướng tới và hoàn thiện; lãnh đạo nhà trường phải đánh giá được năng lực của từng người làm cơ sở phân công nhiệm vụ cũng như có chế độ khen thưởng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Từ đó, đòi hỏi mỗi người phải thường xuyên đầu tư cho bản thân để đủ khả năng giáo dục học sinh, phối hợp và tư vấn phương pháp giáo dục cho cha mẹ các em. Chú trọng kỹ năng giao tiếp, ứng xử; nâng cao trình độ tin học; Tiếng Anh…Kết quả đã được thay đổi, phát triển liên tục và bền vững, tỉ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn 85%.
Từ một trường chưa bao giờ có các giải thưởng của Thành phố cô đã phát triển chuyên môn và giành các giải cao trong các hội thi giáo viên dạy giỏi, cụ thể: Giải khuyến khích Thành phố môn ngữ văn năm học 2012-2013; giải Nhì Thành phố cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông năm học 2013-2014; giải Nhất Thành phố bộ môn vật lý năm học 2015-2016; giải Nhì Thành phố cuộc thi tìm hiểu Luật bảo vệ rừng năm học 2016-2017; giải Ba Thành phố môn thể dục năm học 2018-2019.
Từ đó chất lượng hai mặt giáo dục được tăng liên tục qua các năm học, số lượng học sinh tăng; chất lượng thi vào lớp 10 trung học phổ thông tăng liên tục đã đạt 76%.
Cô Thúy luôn xác định phải đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo theo hướng tiên tiến mong muốn đáp ứng yêu cầu dạy và học trong thời kỳ mới.
Bên cạnh đó, hoạt động phong trào, thể dục thể thao cũng được nhà trường quan tâm đầu tư như nhiều năm có đội tuyển bóng đá tham gia các giải do Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ chức, đã từng đạt huy chương đồng của giải năm học 2017-2018. Đại diện cho huyện Chương Mỹ tham dự cuộc thi Giới thiệu sách hè cấp Thành phố cũng đạt giải Nhì năm 2014.
Công tác giáo dục truyền thống dân tộc, giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường cũng là một vấn đề cốt lõi. Với những nỗ lực của một người lãnh đạo cô Thúy đã dẫn dắt tập thể sư phạm đạt được những danh hiệu cao quý như: Đơn vị đạt Chuẩn văn hoá năm 2017; Công đoan nha trương đươc liên đoan lao đông Thành phố Hà Nội tặng Giây khen năm học 2017-2018. Nhiều năm là Tập thể lao động tiên tiến và năm học 2018-2019 được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
Từ một ngôi trường nhỏ chật chội cô Thuý đã làm tốt công tác tham mưu để được đầu tư sang một khu mới diện tích lên tới gần 9.000m2 với nguồn kinh phí 43 tỉ đồng cho cơ sở hạ tầng và 7 tỉ đồng cho hệ thống trang thiết bị. Trường mới hoạt động từ tháng 9 năm 2019 không có cây che mát, để tạo không gian xanh cô mạnh dạn đề suất với Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ được tổ chức sự kiện Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi năm 2019…
Giờ đây khi đến trường Trung học cơ sở Thuỷ Xuân Tiên, một ngôi trường khang trang hiện đại, trong sự đổi thay đó có một phần công sức không nhỏ của những người như cô Thúy – nữ hiệu trưởng đã đem tình yêu của mình gửi trọn vào ngôi trường chan chứa yêu thương đầy ắp tình người. Hiện nay nhà trường đang trên lộ trình xây dựng trường Chuẩn quốc gia mức độ II năm 2019.
Với những cố gắng và nỗ lực không mệt mỏi trong nhiều năm công tác, cô Thúy đã đạt được nhiều thành tích và danh hiệu cao quý. Trong đó, 8 năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở (từ năm học 2011-2012 đến năm học 2017-2018), có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt loại B, C cấp ngành, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu huyện Chương Mỹ năm 2017, Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành Phố Hà Nội năm học 2017-2018.
Minh Khuê
Theo laodongthudo
Video đang HOT
Sửa Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức cần thể chế hóa Nghị quyết 19-NQ/TW
Theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 19 thì không nên loại trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục chung trong Khoản 3 Điều 9 Dự thảo Luật viên chức.
LTS: Quốc hội đang bàn bạc Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trước một số nội dung của dự thảo này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Quang - Phó trưởng phòng tổ chức hành chính, trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Trân trọng gửi tới độc giả cuộc trao đổi này.
Phóng viên: Quốc hội đang sửa Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức, là một cơ sở giáo dục đại học tự chủ toàn diện, trường Đại học Tôn Đức Thắng có gặp khó khăn vướng mắc gì trong vấn đề tổ chức, nhân sự, bổ nhiệm, sử dụng lao động hay thuê chuyên gia do rào cản từ 2 luật này không?
Ông Nguyễn Minh Quang: Đối với hai văn bản Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành đang còn hiệu lực hiện nay, Nhà trường thực sự cũng gặp một số vướng mắc trong thực thi.
Ví dụ:
- Theo pháp luật và văn bản hiện hành thì tất cả nhân sự làm việc tại các đại học công lập tự chủ chi thường xuyên nói chung và Trường đại học Tôn Đức Thắng nói riêng đều là viên chức.
Tuy nhiên, do có một số điều khoản qui định chưa rõ, dẫn đến việc các cơ quan chức năng đã và đang hiểu và áp dụng chưa thống nhất trong phân định công chức hay viên chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu (tức là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng).
Từ đó, gây ra những trở ngại nhất định trong công tác quản lý nhân sự này. Cụ thể:
Thứ nhất, Điêu 4 Luât Can bô, công chưc năm 2008 đinh nghia can bô, công chưc có nội dung "Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật".
Đối với Nhà trường, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì hiển nhiên là viên chức. Nhưng một số cơ quan quản lý cứ cho rằng Ban giám hiệu là công chức do được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai, trong Khoản 5 Điêu 11 Nghi đinh 06/2010/NĐ-CP qui định "Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước"; cũng đã không nêu rõ loại hình đơn vị sự nghiệp công lập nên dẫn đến các cách hiểu khác nhau như đã nói trên.
Những điều như vậy kéo theo việc quản lý, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ lãnh đạo trường đại học tự chủ; về độ tuổi, nhiệm kỳ...cứ mặc nhiên bị cơ quan chủ quản áp dụng như đối với công chức suốt nhiều năm qua; rất không phù hợp với thực tiễn của một đơn vị tự chủ toàn diện về cả chi đầu tư và chi thường xuyên.
Thực tế tùy tiện này kìm hãm sự phát triển, hội nhập quốc tế, và duy trì những người giỏi làm việc trong những cơ sở giáo dục đại học tự chủ; hạn chế những người có năng lực quản trị và có thể cống hiến hiệu quả cho trường đại học.
Trong thực tế, ở một số nước khác, Hiệu trưởng giữ chức vụ quản lý đến 70 tuổi, không hạn chế nhiệm kỳ, miễn là được Hội đồng trường tín nhiệm và bỏ phiếu bổ nhiệm.
Cách quản lý như công chức từ khâu qui hoạch đến khâu bổ nhiệm và tư duy nhiệm kỳ khiến không Hiệu trưởng nào muốn suy nghĩ, đầu tư và làm việc hết mình cho những mục tiêu lâu dài (thí dụ đưa trường vào TOP 1.000, 500 của thế giới) vì những mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực làm việc vài ba mươi năm, huy động nhiều ngàn tỷ đồng Việt Nam trở lên...
Khởi xướng một việc như vậy mà không có thời gian bám theo cho đến kết quả, không có gì bảo đảm người kế tục mình sẽ thực hiện tiếp mục tiêu, hay chỉ muốn an thân và bãi bỏ... thì chẳng ai muốn làm.
Ông Nguyễn Minh Quang. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Thứ ba, qui định phải ký hợp đồng không xác định thời hạn đối với viên chức sau một số lần nhất định ký hợp đồng xác định thời hạn; đã làm cho một bộ phận không nhỏ viên chức triệt tiêu ý chí phấn đấu, an phận với vị trí hiện tại; tạo ra một lớp viên chức chỉ chăm chăm làm cho xong việc, không cần phải sáng tạo hay cải thiện chất lượng công việc.
Sự phát triển hay không của đơn vị không phải là mối bận tâm của họ do họ đã yên tâm với công việc đang có cho đến hết đời.
Đơn vị sử dụng viên chức sẽ khó xử lý hay làm gì được ngay cả khi họ có sai phạm (do thủ tục xử lý kỷ luật phải qua nhiều bước, rất mất thời gian và phức tạp) hay chỉ làm vừa đủ hoàn thành công việc năm này qua năm khác.
Đồng thời đơn vị sử dụng viên chức cũng sẽ khó xử lý khi nhận thấy viên chức không còn phù hợp với công việc hiện tại.
Hệ lụy tất yếu là đơn vị đó không thể phát triển chứ chưa nói khả năng sẽ đi xuống.Hệ quả là cả những người tích cực họ cũng nản vì khi so sánh; họ nhận thấy chẳng cần cố gắng hơn để làm gì vì có làm giỏi thì kết quả cũng được đối xử như những người là kém.
Trong vấn đề này, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương 6 đã cởi trói khi chỉ đạo "chuyển viên chức hợp đồng không xác định thời hạn thành viên chức hợp đồng có thời hạn". Đây là một cuộc cách mạng đúng đắn mà việc làm Luật cần phải tiếp thu.
Thứ tư, việc tuyển dụng chuyên gia ( đặc biệt là người nước ngoài) không thuộc phạm vi điều chỉnh của hai Luật này đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ ( trong khi công việc của họ cũng thực hiện như viên chức trong nước) cũng tạo ra chồng chéo nhất định khi phải áp dụng nhiều văn bản luật trong cùng một công việc.
Chưa kể đến các thủ tục hành chính đi theo cũng đang kìm hãm sự tuyển dụng tầng lớp trí thức này ( như phải xác nhận kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực liên quan, giấy khám sức khỏe,...), tầng lớp mà có thể giúp cho các cơ sở giáo dục đại học nói riêng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách nhanh chóng.
Những khó khăn ở 2 ý đầu trên đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ nhận ra, có sự điều chỉnh trong Dự thảo luật mới là điều đáng mừng cho sự phát triển của xã hội nói chung và cho các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ nói riêng, trong đó có các cơ sở giáo dục đại học.
Trường có đề xuất, kiến nghị hay góp ý gì về việc sửa đổi 2 luật này để đảm bảo cơ chế tự chủ thực sự thông thoáng và đi vào cuộc sống?
Ông Nguyễn Minh Quang: Nghi quyêt 19-NQ/TW cua Hôi nghi lân thư sau Ban châp hanh Trung ương Khoa XII ngay 25 thang 10 năm 2017 vê tiêp tuc đôi mơi hê thông tô chưc va quan ly nâng cao chât lương va hiêu qua hoat đông cua cac đơn vi sư nghiêp công lâp đã chỉ đạo nhưng vân đê mang tinh cách mạng như sau:
Thư nhât, Ban châp hanh Trung ương Đang nêu ro cac quan điêm chi đao trong đôi mơi hê thông tô chưc, quan ly cua cac đơn vi sư nghiêp công lâp, trong đo co cac nguyên tăc:
"a. Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị.
b. Nhà nước chăm lo, bảo đảm cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công cho mọi tầng lớp nhân dân trên cơ sở giữ vững, phát huy tốt hơn nữa vai trò chủ đạo, vị trí then chốt, bản chất tốt đẹp, ưu việt, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận của các đơn vị sự nghiệp công lập.
d. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, phát huy vai trò giám sát của người dân trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập".c. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, gắn với đổi mới hệ thống chính trị và cải cách hành chính, đồng thời có lộ trình và bước đi phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Thư hai, vê muc tiêu, Nghi quyêt nêu ro nhưng muc tiêu tông quat va muc tiêu cu thê cho tưng giai đoan, trong đo:
- Muc tiêu tông quat: "Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao.
Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức.
Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công".
- Trong cac muc tiêu cu thê tinh đên 2021, muc tiêu " Cơ bản hoàn thành việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập" la cơ ban va la muc tiêu hang đâu đươc Nghi quyêt 19 - NQ/TW đăt ra.
Do đó, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có liên quan phù hợp với tinh thần Nghị quyết 19 và có sự liên thông với nhau là yếu tố quan trọng, góp phần cho sự phát triển của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc định nghĩa, xác định lại đối tượng công chức, viên chức cụ thể như trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật công chức, viên chức (Lần 5) sẽ là điều đúng đắn.
Tuy nhiên, trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật viên chức, tôi thấy có một số vấn đề cần làm rõ hơn; cụ thể:
Một là, đối với việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 "Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp; việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp, trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế và giáo dục; chế độ quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc bảo đảm tinh gọn, hiệu quả";
Chúng tôi cho rằng không nên loại trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục chung, vì như vậy là chưa phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 19 đối với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên và chi đầu tư.
Nghị quyết 19 nêu "Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế hội đồng trường trong các trường đại học theo hướng, hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học; bí thư đảng uỷ kiêm chủ tịch hội đồng trường"; có nghĩa là áp dụng mô hình quản trị như mô hình quản trị doanh nghiệp (về tổ chức, nhân sự, tài chính, đầu tư,...) chứ không phải là chuyển đơn vị thành doanh nghiệp.
Dự thảo cần viết cụ thể và đầy đủ như vậy thì mới gỡ được nút thắt quan trọng cho các trường đại học tự chủ.
Hai là, Điểm a Khoản 2 Điều 25 cần phải sửa thành "Viên chức đã ký kết hơp đông lam viêc không xác định thời hạn trước ngày 01/7/2020" để được rõ nghĩa và việc vận dụng được hiểu đúng.
Tuy nhiên, vẫn nên có điều khoản mở cho phép đơn vị sử dụng viên chức được thương lượng lại việc ký hợp đồng có thời hạn đối với những đối tượng này; để tránh tình trạng sẽ tồn tại những tiêu cực của các viên chức này như đã nói ở trên.
Ba là, sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành; trong đó chú trọng việc phân quyền, phân cấp quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, nghỉ hưu,... viên chức sao cho đồng nhất.
Quan trọng là sự đồng nhất với quyền tự chủ đối của các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư như được được chỉ đạo bởi Nghị quyết 19.
Cụ thể là đối với các trường đại học tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư, thì công tác qui hoạch, qui trình lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và số nhiệm kỳ của Lãnh đạo nhà trường phải giao hẳn các quyền này về cho Hội đồng trường.
Bốn là, đối với hình thức kỷ luật viên chức, nên để thêm một số loại hình trung gian (như nhăc nhở, phê bình, nghiêm khắc phê bình,...), nhằm tránh tình trạng để mức cao thì có trường hợp chưa tới mức ấy để xử; mà mức thấp hơn và phù hợp thì không có.
Hoặc có thể giao thêm quyền xác định hình thức kỷ luật khác (ngoài qui định của Luật) cho cơ quan có quyền lực cao nhất của một đơn vị sự nghiệp công lập (Hội đồng trường của trường đại học).
Trân trọng cảm ơn ông!
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
TP.HCM thiếu giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành giáo dục đặc biệt còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương, nhất là ở các trường có nhiều học sinh học hòa nhập. Ngày 25-10, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm...