Nữ hiệu trưởng phân công giáo viên đi tiếp nhiều đoàn khách… “VIP”!
Vị nữ hiệu trưởng đã phân công nhiều giáo viên mầm non đi tiếp rượu bia 6 đoàn khách “VIP” trong giờ hành chính, gây bức xúc cho giáo viên.
Tin từ UBND huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông ngày 17-12 cho biết Chủ tịch UBND huyện đã ban hành kết luận nội dung tố cáo đối với bà Đỗ Thị Oanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lan và cho thấy hàng loạt sai phạm.
Hiệu trưởng phân công giáo viên đi tiếp khách, hái cà phê thuê
Trước đó, tập thể giáo viên Trường mầm non Hoa Lan (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức) đã gửi đơn tố cáo bà Đỗ Thị Oanh với 20 nội dung có dấu hiệu sai phạm trong quản lý và quan hệ xã hội thiếu chuẩn mực nhà giáo. UBND huyện Tuy Đức đã xác minh 10 nội dung tố cáo và kết luận nhiều nội dung tố cáo đúng sự thật.
Bà Đỗ Thị Oanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lan, có hàng loạt sai phạm
Kết luận của UBND huyện Tuy Đức cho thấy bà Oanh đã phân công giáo viên đi uống bia, rượu, tiếp khách với 6 đoàn khách “VIP” trong tỉnh, trong giờ hành chính. Bà Oanh xác nhận có rủ giáo viên đi uống rượu, tiếp khách trong giờ hành chính và chỉ đi khi các đơn vị mời nhà trường tham dự. Việc bà Oanh đi uống rượu và rủ giáo viên đi uống rượu, tiếp khách trong giờ hành chính là vi phạm quy định.
Video đang HOT
Việc mua 6 bộ đồng phục/1 giáo viên trong năm học 2021-2022 là có thật. Bà Oanh là người đặt cọc các bộ đồng phục từ mạng xã hội hội và là người thống nhất giá các bộ đồng phục. Việc sử dụng tiền từ nguồn đóng góp của nhân dân (tiền trông trẻ buổi trưa) và kinh phí công đoàn khi chưa họp lấy ý kiến để chi trả 3 bộ đồng phục là trái quy định. Đối với việc thu đoàn phí Đoàn thanh niên, với vai trò là Bí thư chi bộ, bà Oanh không kiểm tra, ngăn ngừa là chưa làm hết trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy chi bộ. Đối với nội dung giáo viên phải bỏ tiền túi để trang trí khuôn viên nhà trường, bà Oanh đã yêu cầu mỗi người phải nộp 1 chậu hoa ngũ sắc để trưng bày, là chưa phù hợp.
Đối với việc bà Oanh tổ chức hái cà phê để gây quỹ, theo kết luận tổ chức hái cà phê để gây quỹ trong 3 ngày 21 đến 23-11-2021, vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Bà Oanh cũng tổ chức họp Ban giám hiệu nhưng không bàn bạc việc phân công lớp, giáo viên đứng lớp là thực hiện chưa đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng.
Bà Oanh la mắng bà Nguyễn Thị Thanh, kế toán nhà trường, là chưa thực hiện đúng quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý. Thậm chí, bà Oanh tự ý thu điện thoại cá nhân của giáo viên chỉ vì nghi ngờ họ ghi âm là vi phạm quy định về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
Bán cả sách ngoài chương trình giáo dục
Liên quan đến việc tố cáo Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nhận sách ngoài chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD-ĐT để vận động phụ huynh mua nhằm trục lợi, theo UBND huyện Tuy Đức, bà Oanh là người trực tiếp trao đổi việc mua bán với công ty sách và là người chỉ đạo các lớp trong việc bán sách. Bà Oanh mua bán với công ty sách với thể loại sách không phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành là trái quy định của pháp luật…
Cũng theo kết luận, trong cuộc họp phụ huynh, bà Oanh chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm các lớp “xin lại” số tiền còn tồn. Sau khi đã được sự đồng ý của phụ huynh, bà Oanh đã chỉ đạo chi một số nội dung với tổng số tiền hơn 34,9 triệu đồng. Quá trình xác minh, số tiền trên không được theo dõi vào sổ sách, không có hồ sơ, chứng từ kế toán.
Việc Hiệu trưởng tổ chức và trao giải khống cuộc thi giáo viên giỏi cấp trường, kết luận nêu rõ hồ sơ ngân sách có thể hiện nhà trường đã chi tiền chế độ Ban chấm thi hội thi giáo viên giỏi cấp trường và đồ dùng dạy học cấp trường năm học 2021-2022 là hơn 11 triệu đồng. Việc tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường là không có, nhưng nhà trường đã thiết lập hồ sơ để rút tiền chi tiền chế độ Ban chấm thi hội thi giáo viên giỏi cấp trường là làm khống chứng từ. Số tiền này, sau khi rút từ Ngân sách Nhà nước về đã được chi trả nợ tại quán ăn. Sau khi phát sinh đơn, do sợ bị phát hiện và xử lý nên nhà trường đã khắc phục, tuy nhiên hành vi trên đã cấu thành hành vi giả mạo chứng từ kế toán…
Từ đó, UBND huyện Tuy Đức yêu cầu bà Oanh khắc phục các sai phạm, xem xét xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm: lập chứng từ khống hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; lập hồ sơ chi tiền trông trẻ buổi trưa nhưng thực tế lại chi tiền đồng phục… Báo cáo kết quả vụ việc gửi về Ủy ban kiểm tra Huyện ủy để xem xét xử lý về mặt Đảng.
Đối với các nội dung tố cáo: Hiệu trưởng thực hiện trái quy định trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong năm 2021; Hiệu trưởng gợi ý để được nhận quà tặng bằng vàng 9999 trong ngày sinh nhật; Hiệu trưởng tham gia học chính trị hè không nghiêm túc và vi phạm quy định của Đảng; Hiệu trưởng trường quan hệ bất chính với 1 Chủ tịch UBND xã, đoàn xác minh sẽ chuyển đến Ủy ban kiểm tra Huyện ủy để xem xét, xử lý theo quy định của Đảng.
Cách chức hiệu trưởng cầm cố sổ đỏ của trường và quyết định bổ nhiệm
Sau khi nhận kỷ luật về mặt Đảng, ông Mai Thanh Huyền đã bị UBND huyện Tuyên Hóa cách chức hiệu trưởng vì mang sổ đỏ nhà trường và quyết định bổ nhiệm của chính mình đi cầm cố.
Huyện ủy Tuyên Hóa, Quảng Bình cho biết, Ban thường vụ đã có quyết định cách chức chi ủy viên, Bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2020-2022 đối với ông Mai Thanh Huyền, Hiệu trưởng trường tiểu học số 2 Châu Hóa.
Về mặt chính quyền, UBND huyện cũng cách chức Hiệu trưởng đối với ông Huyền.
Như VietNamNet đã thông tin, khoảng cuối tháng 4, tại Quảng Bình xôn xao thông tin ông Huyền mang sổ đỏ của trường đi cầm cố lấy tiền chi tiêu cá nhân.
Những thông tin đồn đoán ông Huyền lấy sổ đỏ để vay 200 triệu đồng từ tháng 6/2021, đến tháng 4/2022 thì phải thanh toán 500 triệu đồng cả vốn lẫn lãi cho chủ nợ.
Trường tiểu học số 2 Châu Hóa, nơi ông Huyền đang công tác. Ảnh: CTV
Ngày 27/4, UBND xã Châu Hóa đã lập đoàn kiểm tra xác minh thông tin trên, tuy nhiên trong buổi làm việc, ông Huyền cho biết không sử dụng sổ đỏ của trường để cầm cố và sổ đỏ vẫn đang ở trường.
Sổ đỏ của trường tiểu học số 2 Châu Hóa ghi diện tích 4.780m2, thuộc thửa đất số 249, tờ bản đồ số 18 tại thôn Lạc Sơn. Đây là đất của cơ sở giáo dục đào tạo, thời hạn sử dụng lâu dài.
Theo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, ông Huyền đã vi phạm trong việc vay, mượn tiền của các tổ chức, cá nhân, thuê ô tô của người khác, sử dụng con dấu của trường không đúng quy định, sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của trường và quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng của bản thân để cầm cố, vay mượn tiền, dẫn đến không có khả năng thanh toán với số tiền 960 triệu đồng.
Là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường nhưng ông Huyền đã thiếu rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên.
Những khuyết điểm, vi phạm của ông Mai Thanh Huyền là nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và tổ chức, vì vậy phải kiểm điểm nghiêm túc và có kỷ luật nghiêm minh bằng hình thức cách mọi chức vụ.
Hiệu trưởng, hiệu phó ở TP.HCM bị nhắc nhở vì học sinh được nâng điểm Hiệu trưởng và Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Công Trứ (TP.HCM) bị Sở GD-ĐT nhắc nhở vì nâng điểm cho học sinh. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, vừa ký văn bản nhắc nhở và đề nghị ông Phan Hồ Hải - Hiệu trưởng và bà Lý Thị Hồng Thắm - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ rút...