Nữ giúp việc nấu ăn vào ban ngày, ‘ngủ cùng’ vào ban đêm và cú lừa tình ngoạn mục
Ngoài giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp vệ sinh, nữ giúp việc còn kiêm thêm “ dịch vụ cá nhân”, phục vụ đời sống tình cảm và rồi chốt hạ bằng một cú lừa khoắng sạch tài sản của những vị chủ nhà cô đơn.
Theo truyền thống, các gia đình Trung Quốc sẽ chăm sóc cho bố mẹ cao tuổi. Nhưng do tác động của chính sách “một con” và hiện tượng di cư diện rộng tới các thành phố lớn, số người có thể chăm sóc cho nhóm dân số già đang gia tăng đã trở nên ít đi. Bởi thế, ở đất nước tỷ dân, nhu cầu dịch vụ bảo mẫu, giúp việc ngày càng tăng.
Để thu hút khách hàng, một bộ phận công ty ở Trung Quốc thậm chí còn tung ra dịch vụ “bảo mẫu tận giường”. Ngoài giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp vệ sinh, những người này còn kiêm thêm “dịch vụ cá nhân”, phục vụ đời sống tình cảm.
Họ chủ yếu những phụ nữ trung niên ở độ tuổi 40-50, đa phần đã ly hôn và đến từ nông thôn. Điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người trẻ chấp nhận sự tồn tại của những bảo mẫu không lành mạnh kể trên. Họ cho rằng mình không ở bên cạnh bố mẹ được, do đó có thể làm tròn chữ hiếu bằng cách mua gói “dịch vụ cá nhân” cho các cụ.
Nhưng những rắc rối cũng nảy sinh từ đây khi người già trở thành đối tượng bị lừa tình, lừa tiền.
Những vụ người giúp việc lợi dụng người già cô đơn để chiếm đoạt tài sản đã được ghi nhận ở quốc gia tỷ dân. Ảnh minh hoạ
Một giáo sư 70 tuổi ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã bị cô bảo mẫu 30 tuổi lừa mất 500 nghìn tệ (tương đương 1,7 tỷ đồng).
Do các con của giáo sư bận rộn với công việc nên thường xuyên vắng nhà. Dưới sự chăm sóc của bảo mẫu họ Li, “mưa dầm thấm lâu” khiến ông nảy sinh tình cảm với cô. Sau đó, ông tin tưởng giao quyền nắm kinh tế cho cô Li.
Thế nhưng, cô bảo mẫu không những không quản lý tiền giúp ông, mà còn bắt đầu tiêu xài hoang phí, mua đồ hiệu đắt đỏ. Thậm chí cô ta còn thế chấp căn nhà của giáo sư để đổi lấy tiền tiêu xài. Cũng may mà các con của ông đã kịp thời phát hiện ra mọi chuyện trước khi quá muộn.
Trước đó, vào tháng 9 cùng năm, một cụ ông 92 tuổi ở tỉnh Liêu Ninh được người nhà thuê bảo mẫu 35 tuổi họ Cai. Sau một thời gian, người này thổ lộ tình cảm và nói muốn kết hôn với ông.
Nửa tháng sau ngày cưới, ông cụ chuyển nhượng bất động sản duy nhất đứng tên mình cho vợ mới. Ngay sau đó, nữ giúp việc này bỏ đi và trở mặt lạnh nhạt. Ông lão phải chuyển thêm 50.000 tệ để mời về.
Tuy nhiên, khi vừa trở về nhà, Cai đã đánh đập ông cụ, làm ông gãy xương ngực, xương sườn và phải nhập viện.
Video đang HOT
Những người già không ngờ rằng các bảo mẫu trá hình ấy có thể trở thành cái bẫy ngầm nguy hiểm. Ảnh minh hoạ
Dịch vụ “bảo mẫu cá nhân” thực chất chính là một loại phục vụ trá hình thiếu lành mạnh, phản ánh một số vấn đề lớn trong điều kiện sống của người cao tuổi. Chung quy cũng chỉ bởi họ quá cô đơn và thiếu thốn tình yêu thương.
Thống kê cho thấy từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ lệ “nhà trống” ở các khu vực thành thị của Trung Quốc đã tăng từ 42% lên 54% và ở các khu vực nông thôn tăng từ 37,9% lên 45,6%. Năm 2013, dân số người cao tuổi ở Trung Quốc đã vượt quá 100 triệu người.
Người trẻ trong cuộc sống hiện đại còn thường xuyên cảm thấy lạc lõng và trống trải, huống chi người cao tuổi? Khi sự sống ngày một ngắn lại, sự cô đơn sẽ trở thành một nỗi ám ảnh vô cùng khủng khiếp.
Cái kết oan nghiệt nhất không gì khác chính là cái chết của một người trong căn phòng trống, không ai hay biết, cho đến khi trong căn phòng toả ra mùi khó chịu thu hút sự chú ý của hàng xóm. Cảnh tượng khủng khiếp ấy đã xuất hiện ở Nhật Bản, quốc gia đang bị già hóa nghiêm trọng. Tại Nhật Bản, 30.000 người chết một mình tại nhà mỗi năm. Hiện tượng này được gọi là “cái chết cô độc”.
Trung Quốc nói chung và các đất nước đang chịu cảnh già hóa dân số nói riêng hiện phải đối mặt với vấn đề hàng chục triệu người “cô đơn chờ chết” cùng vấn đề nan giải trên.
Nữ giúp việc uất ức kể chuyện chủ 'soi' từng miếng ăn, đêm không cho bật quạt
Thương bà Xoan, mấy giúp việc cùng chung cư gọi bà ra ngoài, xuống sân chơi để cho thức ăn. Bà phải ăn xong mới dám quay trở lại nhà chủ.
Nhớ nhà không dám xin nghỉ
Chuẩn bị cơm chiều cho chủ nhà đâu ra đó, bà Nguyễn Ngọc Loan (55 tuổi, quê Hậu Giang) lại dẫn bé Kem (4 tuổi, con của chủ nhà) xuống sân chung cư chơi. Trong lúc bé Kem chơi cùng các bạn, bà Loan đến ngồi cạnh đồng nghiệp làm cùng chung cư.
Sân chơi ở chung cư là nơi nhiều người giúp việc tụ họp tâm sự. Ảnh minh họa: VietNamNet
Bà Loan có gần 10 năm làm nghề giúp việc. Trước đây, bà thường làm cho các nhà ở mặt phố. Hai năm qua, bà giúp việc cho vợ chồng trẻ đang sống ở căn hộ cao cấp thuộc một chung cư ở Quận 7, TP.HCM.
Công việc chính của bà Loan là chăm em bé và lo cơm nước cho chủ nhà. Mỗi chiều, bà cũng như nhiều phụ nữ làm nghề giúp việc ở khu chung cư lại tụ họp ở sân chơi chung để trò chuyện.
Câu chuyện được họ đề cập nhiều nhất trong những ngày qua là chuyện nữ giúp việc tự thiêu trong nhà của chủ ở TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Những lời bàn tán, nghi vấn được đặt ra. Riêng bà Loan có quan điểm rằng, khi đi giúp việc, nếu hợp tính chủ thì làm lâu, không hợp thì đi xin chỗ khác. Chẳng việc gì phải dồn mình và chủ nhà đến bước đường cùng.
Bà Loan nói, bà may mắn gặp được chủ nhà tốt tính, đối xử đàng hoàng nhưng nhiều đồng nghiệp không được như thế.
Chỉ về phía người phụ nữ đang lẽo đẽo theo sau bé trai, bà Loan kể: "Chị đó gần 60 tuổi, làm giúp việc được khoảng 5-6 năm.
Chị ấy thường than vãn chủ nhà khó tính, cảm thấy nghề giúp việc quá bạc bẽo, như làm dâu trăm họ".
Mỗi ngày, người phụ nữ ấy đều phải thức dậy từ sáng sớm. Dù bụng đói meo nhưng bà vội vàng chuẩn bị bữa sáng cho chủ nhà và em bé. Đến lúc chủ đi làm, em bé no bụng, ngồi chơi, bà mới ăn vội bữa sáng.
Cả ngày vật lộn với vô số việc nhà, chăm sóc em bé, tối đến bà cũng chẳng được ngủ yên. Hễ em bé quấy khóc, vợ chồng chủ nhà lại nhiếc mắng, trách bà làm không tốt, gây ồn ào.
Công việc không dứt từ tháng này qua tháng nọ, thậm chí bà xin nghỉ vài ngày về thăm gia đình cũng bị chủ nói ra nói vào, bằng mặt không bằng lòng.
"Mỗi lần xin nghỉ phép, chủ nhà đều bảo sẽ đuổi việc hoặc trừ lương. Khổ lắm nhưng chị ấy không dám xin nghỉ. Họ trả lương hơn 13 triệu đồng/tháng thì vắt chày ra nước cũng không lạ", bà Loan cảm thán.
Gặp chủ "trùm sò", người giúp việc khóc ròng
Chị Huỳnh Mỹ (40 tuổi, quê Nghệ An) cũng đang giúp việc cho một gia đình ở cùng chung cư với bà Loan.
Nhà chủ không có trẻ con, chị Mỹ chỉ phục vụ một người già 75 tuổi. Tranh thủ lúc đưa chủ xuống sân chung cư dạo mát, chị tâm sự khá nhiều với các đồng nghiệp.
Chị Mỹ kể: "Chủ nhà yêu cầu tôi không được xem điện thoại trong giờ hành chính. Tuyệt đối không được cầm lấy điện thoại, chứ không chỉ cấm xem mạng xã hội, video... đâu.
Sau giờ hành chính, tôi mới được xem điện thoại, nhiều lúc bỏ lỡ cuộc gọi của người nhà. Buồn lắm nhưng phải cố gắng, mình không có trình độ, xin việc rất khó".
Người thuê cũng không cho phép chị Mỹ nghỉ, trừ khi có việc ma chay hiếu hỷ. Đòi hỏi khắt khe nhưng chị chỉ nhận được 6,5 triệu đồng/tháng.
"Tôi không biết lý do tại sao chủ lại yêu cầu như thế, chắc họ muốn bóc lột sức lao động", chị Mỹ ấm ức.
Tuy nhiên, trường hợp của chị Mỹ còn dễ thở hơn hoàn cảnh bà Trần Thị Xoan (58 tuổi, quê Quảng Ngãi). Bà mới làm việc được 4 tháng mà hội giúp việc của cả chung cư đều xót xa.
Nhiều người giúp việc bị chủ nhà mắng mỏ, dò xét. Ảnh minh hoạ: Pexels
Bà Xoan thường bị chủ nhà mắng mỏ khi cố giải thích tại sao làm sai lời dặn.
"Chị giúp việc thì suốt đời cũng là giúp việc, đừng dạy đời người khác", câu nói của chủ nhà khiến bà Xoan ám ảnh.
Chưa kể, chuyện ăn uống của bà Xoan cũng bị chủ "dòm ngó". Họ cho gì ăn nấy, đong đếm từng chút. Chủ "trùm sò", keo kiệt, bắt người giúp việc phải sống đúng ý.
"Ban ngày không nói, đến đêm đi ngủ, tôi mở cây quạt cũng không cho, kêu ra ngoài phòng khách nằm", bà Xoan ứa nước mắt.
Thương bà Xoan, mấy đồng nghiệp khác gọi bà ra ngoài, xuống sân chung cư để cho thức ăn. Bà phải ăn xong mới dám quay trở lên nhà chủ.
Nỗi sợ lớn nhất của hội giúp việc tại chung cư này là chủ nhà thích chửi. Chủ thường lấy người giúp việc ra để trút giận.
"Chuyện ở đâu, họ đem về nhà, rồi trút lên đầu người giúp việc. Có lúc, tôi nhìn thôi mà họ cũng chướng mắt, chửi xối xả", bà Xoan uất ức.
Những câu chuyện phiếm, vài lời động viên, phần nào giúp người làm nghề giúp việc giải tỏa ẩn ức. Họ thương nhau đến nỗi người được chủ đối xử tốt cũng không dám khoe, sợ đồng nghiệp tủi thân.
Tên nhân vật đã được thay đổi.
Nghiên cứu khẳng định: Ly hôn tác động tiêu cực tới đời sống của nam giới nhiều hơn phụ nữ Nghiên cứu của các chuyên gia tại nhiều trường Đại học trên thế giới đã chỉ ra những sự thật đáng quan tâm về hôn nhân và tình yêu. Đời sống tình cảm ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất là điều mà gần như tất cả mọi người đều đã biết. Tuy nhiên, những tác động này...