Nữ giáo viên bỏ việc đi khám phá khắp thế giới
Không muốn tiếp tục công việc buồn tẻ lặp đi lặp lại, Jen George quyết định nghỉ việc để bắt đầu các chuyến đi khám phá thế giới.
Từ cuối năm 2018, nữ giáo viên Jen George (27 tuổi, sống tại Exeter, Anh) chán ngấy cuộc sống với công việc giáo viên buồn tẻ và nếp sống lặp đi lặp lại.
Vì vậy, cô muốn “xách balo lên và đi”, với quyết tâm mỗi ngày sẽ là một hành trình khám phá mới.
“Ngày nào cũng vậy, công việc cứ lặp đi lặp lại. Tuổi trẻ cứ trôi đi rồi một ngày tôi tự hỏi: ‘Mình đã làm được những gì?’. Tôi không muốn lúc nào cũng ru rú trong nhà nữa”, George chia sẻ.
Nghĩ là làm, cuối tháng 12 năm ngoái, nữ giáo viên Địa lý xin nghỉ việc.
Ở tuổi 27, Jen George quyết định nghỉ việc để đi du lịch thế giới.
“Khi đó, tôi chưa có kế hoạch gì cụ thể sau khi nghỉ làm. Tôi lập một tài khoản blog và Instagram có tên 365DaysOfAdventure (tạm dịch: 365 ngày khám phá) và nghĩ rằng: OK, giờ mình nên có trách nhiệm với các quyết định vì còn có những người đang theo dõi mình”, George nói.
Ngày 1/1, cô gái 27 tuổi bắt đầu cuộc phiêu lưu đầu tiên của mình: đi bộ từ Crantock đến bãi biển Pollyjoke cùng bố mẹ.
Kể từ đó, mỗi ngày của George là một hành trình mới, từ việc tổ chức bữa tiệc với bạn bè trên sông băng hay dẫn đầu một cuộc thám hiểm ở Nepal.
“Tôi không lên kế hoạch cụ thể cho từng ngày. Có thể hôm nay tôi ở Croatia và nếu muốn đi Nepal hay Scotland, tôi sẽ thêm ngay những nơi này vào danh sách khám phá của mình và lên đường đến đó”, George kể.
Trên đường đi, cô gái 27 tuổi làm thêm nhiều công việc tự do để kiếm tiền trang trải – từ định giá tài sản đến tổ chức triển lãm.
Video đang HOT
Jen George cập nhật các chuyến đi của mình tại Instagram và blog cá nhân.
Sau mỗi chuyến đi, George càng cảm thấy cách nhìn thế giới của mình thay đổi.
“Tôi học được rằng việc dành thời gian cho bản thân thực sự quan trọng. Dù chỉ 10 phút mỗi ngày, hãy làm điều gì đó bản thân thực sự thích, nhất là những hoạt động ở ngoài trời”, George chia sẻ.
Không chỉ có được nhiều trải nghiệm, các chuyến đi cũng giúp George gặp gỡ và kết bạn với nhiều người có chung sở thích.
“Chuyến đi một năm của tôi sắp kết thúc, nhưng tôi thực sự muốn thực hiện thêm nhiều chuyến khám phá như vậy nữa. Khoảng thời gian trong năm vừa qua đã thay đổi tôi rất nhiều, giúp tôi biết bản thân thực sự muốn gì”, George bày tỏ.
Theo Zing
Khi thích học Văn mà dòng đời xô đẩy phải dạy Địa, thầy giáo có cách giảng đậm chất ngôn tình khiến học trò lịm tim
Cách giảng của thầy Địa lý được nhiều học sinh ủng hộ vì dễ nhớ, lại cực ngọt ngào.
Xưa nay, học sinh vẫn luôn có một nỗi ám ảnh với những môn học xã hội như Văn, Sử, Địa, GDCD.... vì vừa dài, vừa khô khan, lượng kiến thức khá lớn lại khó học thuộc... Tuy nhiên, nếu như chăm chỉ và nắm được phương pháp thì bất kỳ môn học nào cũng sẽ vượt qua được dễ như trở bàn tay.
Ví dụ như Địa Lý, thầy giáo đã "ngôn tình hóa" môn học này khiến học sinh vừa thích thú vừa dễ nhớ. Đó là trường hợp thầy Đ - giáo viên Địa lý 1 trường THPT nọ đang nổi đình nổi đám trên MXH!
Cụ thể, khi giảng dạy về gió, thầy giáo viết lên bảng 1 khổ thơ "sặc mùi thính":
"Lạnh lẽo nơi anh khí áp cao,
Áp thấp nơi em ấm nhường nào.
Bao nhiêu kỉ niệm anh nhờ gió,
Mang trả lại em những ngọt ngào."
Những ai từng học qua Địa lý hẳn còn nhớ, gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển. Khi một sự khác biệt trong áp suất khí quyển tồn tại, không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến các vùng áp suất thấp hơn, tạo ra những cơn gió có tốc độ khác nhau.
Thế nhưng, thầy lại "ngôn tình hóa" bằng 1 khổ thơ cực lãng mạn để chốt lại cả quá trình hình thành: gió hình thành do sự chuyển động của không khí, lưu chuyển không khí từ nơi có khí áp cao về nơi khí áp thấp. Rõ ràng cùng 1 ý nhưng khi được diễn đạt qua thơ, lại là thơ tình ngọt ngào thì học sinh nào cũng cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu và dễ nhớ hơn hẳn!
Ngay sau khi đăng tải bài đăng này đã thu hút sự chú ý của đông đảo dân mạng. Đặc biệt, rất nhiều người không tiếc lời ngợi khen cho sự sáng tạo và thi vị hóa môn Địa của thầy giáo trẻ:
- Nhờ bài thơ mà mình phân biệt được áp cao với áp thấp.
- Học kiểu này dễ nhớ nè.
- Xưa thầy chuyên Văn mà đời đưa đẩy thầy đi dạy Địa.
- Khi bạn chuyên Văn mà ba mẹ bắt bạn đi dạy Địa belike!
- Giáo viên nhà người ta.
- Được học kiểu này thì nhớ bài thôi rồi.
- Khi thầy dạy Địa thả thính.
- Học cách thả thính của thầy này, học sinh nghe còn lịm tim, đem đi tặng crush thôi.
Đặc biệt, một thầy giáo khác còn vào sáng tác ngay khổ thơ đối lại:
- Bão lòng nơi anh trao đến em.
Gió thoảng mây đưa tựa êm đềm.
Xâm thực bào mòn liệu có thể.
Đưa tình ta vào cõi dịu êm !
Thầy cô cũng từng là học sinh, thế nên họ ít nhiều thấu hiểu cảm giác ngao ngán khi đối diện với những môn học khô khăn, khó nhằn. Chính vì thế, giáo viên tâm lý sẽ luôn cố gắng biến hóa bài học sao độc đáo nhất có thể để học sinh thấy hứng thú và dễ hiểu.
Theo Helino
Chàng trai Vũng Tàu sở hữu "góc nghiêng thần thánh" đốn tim phái nữ Nguyễn Ngọc Bảo gây chú ý khi hình ảnh xuất hiện trên diễn đàn mạng chuyên về trai xinh gái đẹp châu Á. Bảo Ngọc được nhiều người khen ngợi có góc nghiêng đẹp trai, cuốn hút. Hiện tại, anh chàng này đang là sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Công nghệ TP. HCM....