Nữ giáo viên bị phụ huynh xông vào trường đánh ngất xỉu, thủng màng nhĩ
Thấy vết bầm trên háng con gái, vị phụ huynh ở tỉnh Quảng Nam kéo người nhà đến đánh đập nữ giáo viên mầm non thủng màng nhĩ.
Ngày 28-6, Công an thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã tiếp nhận đơn của chị Nguyễn Thị Xuân Mai (SN 1997; ngụ xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) tố bị phụ huynh đánh đập dã man phải nhập viện. Hiện Công an thị xã Điện Bàn đang vào cuộc điều tra làm rõ.
Theo trình bày của chị Mai, chị là giáo viên của cơ sở mầm non Sen Hồng (thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, thị Xã Điện Bàn). Vào lúc 17 giờ 30 ngày 21-6, chị Mai và các cô giáo khác đang trả trẻ thì ông Phan Minh Thuận là bố đẻ của cháu Phan Thị Minh Th. (học sinh của cơ sở) đưa cháu đến hỏi cô nào đánh con ông.
Chị Mai điều trị tại bệnh viện trong tình trạng đau đớn cả tinh thần lẫn thể xác
Lúc này, chị Mai và một giáo viên khác đi ra hỏi và xem cháu bị làm sao thì ông Thuận hỏi ai là người đã đánh khiến con gái ông bị bầm ở háng. Sau khi xem vết thâm ở háng cháu Th., các giáo viên nhận định có thể do cháu ngồi xe đạp chứ các cô không ai đánh cháu.
Lúc này, ông Thuận đưa cháu Th. về nhưng được vài phút sau lại đưa cháu Th. quay lại cùng một vài người khác. Vị phụ huynh này vừa đi vừa hỏi ai là người đánh con gái ông. Khi cô Mai từ trong lớp chạy ra thì ông Thuận hỏi “cô Mai đúng không” rồi lao vào đánh, đá, tát tới tấp vào mặt, hai bên má, đầu, lưng của cô Mai khiến nữ giáo viên này ngã nhào xuống đất.
Chưa dừng lại, ông Thuận và một người tên Huy tiếp tục dùng chân đá, đạp vào người, mông cô giáo Mai khiến nữ giáo viên này ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Đến khoảng 23 giờ 30 phút khuya cùng ngày, sau khi tỉnh lại và được bệnh viện kiểm tra không thấy có dấu hiện tổn thương vùng sọ não, cô giáo Mai được bệnh viện cho về nhà tiếp tục theo dõi. Đến ngày 23-6, chị Mai liên tục bị đau đầu, choáng váng, buồn nôn nên phải vào Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức điều trị.
Video đang HOT
“Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhức đầu, buồn nôn, đau vùng đầu, tai phải, đau vùng cụt, thắt lưng, có sốt nhẹ. Bệnh nhân khai do bị đánh. Chúng tôi đã kiểm tra và kết luận cô giáo Mai bị “sang chấn thủng nhĩ” tai phải. Việc màng nhĩ bị thủng rất dễ dẫn đến nguy cơ bị điếc. Sau khi điều trị và theo dõi khoảng 6 tháng nếu không lành thì phải phẫu thuật” – bác sĩ Nguyễn Văn Cư, người trực tiếp điều trị cho cô giáo Mai, cho biết.
Sáng 28-6, tiếp xúc với chúng tôi, chị Mai tỏ ra khá mệt. Chị cho biết dù bị đánh đã một tuần nhưng những cú tát, đá, đạp của phụ huynh vẫn khiến chị đau nhức cả người mỗi khi cử động. Tai phải của chị bị ù, rất đau và dường như không thể nghe được âm thanh.
Chị Mai khẳng định bản thân chị không hề đánh cháu Th. Tại cơ sở có chị và một cô giáo tên Mai khác nhưng cả hai không phải là giáo viên dạy lớp của cháu Th. “Tôi rất đau đớn cả tinh thần lẫn thể xác. Khi đã chọn nghề này chúng tôi luôn đặt niềm yêu thương trẻ như người thân của mình và không bao giờ nghĩ có ngày lại bị phụ huynh đánh đập dã man như vậy. Trong trường hợp phụ huynh xác định có người đánh con mình thì đã đành, đằng này chưa rõ ngọn nguồn câu chuyện đã xông vào hành hung giáo viên, coi thường pháp luật như vậy thật sự không thể chấp nhận được” – chị Mai uất ức nói.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thu, chủ cơ sở mầm non Sen Hồng, cho biết chiều 21-6, bà có nhận được điện thoại của phụ huynh cháu Th. nói rằng cháu bị đánh. Lúc này, bà vừa đi ra ngoài và nói sẽ về kiểm tra lại.
Khi bà chưa kịp về đến cơ sở thì ba mẹ, cậu, ông bà nội ngoại của cháu Th. kéo đến cơ sở Sen Hồng la hét. Theo bà Thu, bảo vệ và một số cô giáo kể lại rằng có 2 thanh niên đã xông vào đánh đập chị Mai nhập viện. Chủ cơ sở mầm non trên cho biết bà đã xác minh, trích xuất camera tại các phòng học không hề thấy có việc giáo viên đánh các em nhỏ. Bà Thu nhận định vết bầm trên háng cháu Th. cũng không phải do bị đánh mà có thể do nguyên nhân nào đó.
Theo Trần Thường (Người lao động)
Cần chính thức hóa việc làm cho cả người trồng rau, nuôi lợn
Muốn phát triển, không còn cách nào khác, Việt Nam phải chuyển dịch hơn 70% lao động trong khu vực phi chính thức sang chính thức. Về vấn đề này, Báo NTNN đã có cuộc đối thoại với bà Nguyễn Thị Xuân Mai (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê).
Bà đánh giá thế nào về bức tranh lao động phi chính thức ở Việt Nam?
- Mới đây, Tổng cục Thống kê đã làm một cuộc điều tra lao động phi chính thức. Kết quả cho thấy, tỷ lệ lao động phi chính thức ở Việt Nam khá cao. Tổng số lao động phi chính thức ở Việt Nam là hơn 18 triệu người (chiếm khoảng 57%) nếu tính cả lao động nông nghiệp, phải có hơn 40 triệu lao động phi chính thức, chiếm hơn 70% lực lượng lao động (54 triệu).
Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên, với một số nước như Ấn Độ, Bangladesh, họ lại có tỷ lệ lao động phi chính thức cao hơn nhiều. Đặc biệt, có nước như Nam Phi, tỷ lệ lao động phi chính thức còn đạt tới 90%. Đáng lo ngại, có tới 76% lao động phi chính thức (phi nông nghiệp) không có hợp đồng và 97% lao động phi chính thức không được đóng bảo hiểm xã hội. Thống kê của chúng tôi cũng cho thấy, tỷ lệ dịch chuyển lao động phi chính thức ở Việt Nam rất chậm, chỉ khoảng hơn 1% trong 2 năm từ 2014-2016.
Thực tế, tính phi chính thức là nét phổ biến trong nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển như Việt Nam. Nếu không có những điều chỉnh, điều này sẽ tác động tiêu cực tới thị trường lao động và kinh tế quốc gia.
Tỷ lệ lao động phi chính thức ở Việt Nam chiếm tới hơn 70%. (ảnh minh họa). Minh Nguyệt
Cụ thể, nó sẽ tác động tiêu cực như thế nào tới thị trường lao động và kinh tế quốc gia?
- Trước hết, tỷ lệ lao động phi chính thức cao sẽ là rào cản lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Không được chính thức hóa công việc khiến lao động không được ký hợp đồng, không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Khi họ không được đảm bảo về an sinh sẽ dễ rơi vào vòng xoáy của đói nghèo, lạc hậu. Vô tình, họ trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Ở một khía cạnh khác, tỷ lệ lao động phi chính thức cao còn tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nguồn thu ngân sách và các hoạt động của Chính phủ, đặc biệt về khía cạnh chính sách kinh tế - xã hội và môi trường, cũng như tính lành mạnh của thể chế và sự cạnh tranh công bằng trên thị trường quốc gia và quốc tế.
Báo cáo việc làm phi chính thức của Tổng cục Thống kê chỉ đưa ra con số lao động phi chính thức, không bao gồm lao động phi chính thức làm nông nghiệp. Lý do là bởi đây là nhóm lao động khó can thiệp tác động chuyển dịch. Trước mắt, Việt Nam sẽ cố gắng có chính sách để tác động lao động chính thức phi nông nghiệp. Lâu dài mới tính bài can thiệp với nhóm lao động phi chính thức ở lĩnh vực nông nghiệp.
Như vậy, Việt Nam cần phải có những động thái, biện pháp gì để giảm tỷ lệ lao động phi chính thức này?
- Hiện nay, tiêu chuẩn để đánh giá lao động phi chính thức hay chính thức là căn cứ vào vị trí việc làm. Do vậy, muốn chuyển dịch lao động khu vực phi chính thức thì Việt Nam cần phải chính thức hóa việc làm cho họ. Tức là tạo ra nhiều việc làm mới ở khu vực chính thức thông qua việc thúc đẩy doanh nghiệp mới thành lập. Bên cạnh đó, có những chính sách hỗ trợ kêu gọi đầu tư từ nước ngoài phát triển hơn nữa các doanh nghiệp FDI hoặc doanh nghiệp trong nước để họ lớn mạnh và tạo ra nhiều việc làm chính thức hơn nữa.
Song song đó, nhiều chuyên gia cũng nêu ý kiến, cần phải phát triển kinh tế địa phương, phát triển các chuỗi liên kết các hộ lao động phi chính thức vào khu vực chính thức; phát huy chương trình việc làm công, chương trình phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ, hỗ trợ người trồng rau có thể đưa sản phẩm vào các siêu thị, cung ứng cho các công ty tiêu thụ, qua đó chính thức hóa việc làm cho nông dân trồng rau. Tương tự như vậy đối với nông dân sản xuất lúa gạo, chăn nuôi...
Về lâu dài Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ chuyển dịch như tăng đào tạo nghề, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm thuế cho những người chuyển dịch lao động từ phi chính thức sang chính thức...
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc chuyển dịch lao động phi chính thức là rất khó khả thi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc làm hạn chế?
- Quan điểm cá nhân tôi cho rằng, nền kinh tế cũng đã có những khởi sắc. Số việc làm mới nhất là trong các doanh nghiệp FDI cũng khá nhiều. Do vậy, lao động hoàn toàn có thể chính thức hoá việc làm bằng cách nộp đơn xin làm việc ở những công ty này.
Tuy nhiên, cái khó không chỉ nằm ở vấn đề tạo ra việc làm chính thức mà còn khó ở chỗ một lượng lớn lao động dù đang làm chính thức nhưng rời bỏ thị trường lao động ra làm công việc không chính thức ví dụ như lái xe taxi truyền thống bỏ các hãng ra chạy Uber, Grab, hay lao động nông thôn di cư ra thành phố lao động tự do theo mùa vụ do cách mạng công nghiệp 4.0, hay xu hướng tất yếu từ di cư.
Do đó, chúng ta phải từ từ có thêm các chính sách phù hợp với các lao động thời vụ này...
Xin cảm ơn bà!
Theo Danviet
Nam thanh niên trả lại tài sản hơn 100 triệu cho khách nước ngoài Trên đường đi làm về, anh Sa (Quảng Nam) nhặt được túi đựng nhiều tài sản có giá trị nên nhờ công an tìm chủ nhân. Ngày 3/8, tại trụ sở Công an thị xã Điện Bàn, ông Michach David Towsend (quốc tịch Australia) nhận lại toàn bộ giấy tờ và tài sản đánh rơi khi đang đi du lịch ở địa phương...