Nữ giáo viên bị điếc, liệt vĩnh viễn và hành trình trở thành tác giả truyền cảm hứng
Nhờ nghị lực phi thường cùng với sự đồng hành và tình yêu thương vô bờ bến của người bạn đời, nữ giáo viên Hà Nội làm được những điều khó tưởng từ trong nghịch cảnh.
Cuộc sống của bất kỳ ai cũng sẽ có lúc thăng, lúc trầm. Không có con đường nào trải đầy hoa hồng, không hành trình nào bằng phẳng từ đầu đến cuối. Cuộc sống sẽ có những lúc cực kì khó khăn và mệt mỏi, khiến chúng ta gục ngã. Nhưng chọn đứng lên để bước tiếp hay dừng lại tùy thuộc vào quyết định của mỗi người.
Nữ giáo viên xinh đẹp và cơn bạo bệnh từ lần mang thai đầu tiên
Càng trưởng thành, con người ta càng phải đối mặt với nhiều biến cố: Mất mát người thân, bệnh tật, thất bại trong công việc…
Đa phần chúng ta đều không chuẩn bị, hoặc chỉ có hình dung mơ hồ về việc mình sẽ đối diện như thế nào nếu một biến cố trong đời bất ngờ ập đến.
Chỉ là một ngày, nó xuất hiện một cách không ngờ nhất. Có thể vào lúc chúng ta đang yêu đời nhất, đang chìm đắm trong men say của tình yêu, hạnh phúc, của sự thành công. Nhưng biến cố ập đến, nhanh đến mức khiến ta chới với, chao đảo và có thể gục ngã bất kỳ lúc nào.
Khi ấy, chính cách bạn đứng dậy, đối mặt và sống tiếp quyết định sự trưởng thành của bạn. Cách chúng ta mạnh mẽ đi qua giông bão cuộc đời sẽ quyết định tương lai và số phận của mình.
Chị Phương Liên vốn là một giáo viên trẻ trung, xinh xắn. Tấm ảnh này được chụp ngay trước thời điểm tai họa giáng xuống đời chị.
Câu chuyện của chị Dư Phương Liên (42 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) đã chứng minh rằng, dù bạn là ai, lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo như thế nào, chỉ cần lạc quan và không ngừng nỗ lực. Thế giới này sẽ cho phép bạn làm những việc tưởng chừng như không thể!
Ngược về quá khứ, cách đây 16 năm, chị Phương Liên đang là giáo viên phụ trách bộ môn Ngữ Văn tại trường THCS Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Khi ấy, chị là cô gái trẻ trung, xinh xắn, có sự nghiệp ổn định với bao ước mơ về một công việc thuận buồm xuôi gió, một tổ ấm gia đình hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười.
Công tác được 1 năm, chị Phương Liên kết hôn với anh Đàm Trọng Tuấn – Giáo viên dạy Toán công tác cùng trường.
Nhưng bất ngờ, tai ương ập xuống đời chị như một cơn bão, tàn phá tất cả hoài bão, kế hoạch, ngay khi chị vừa mới lập gia đình.
Lấy chồng, mang thai được 6 tháng thì mọi âm thanh của chị bỗng tắt lịm hoàn toàn. Đi khám không phát hiện ra bệnh.
Sinh con xong, chị mới tiến hành các bước khám bệnh kỹ hơn. Sau khi chụp cắt lớp, bác sỹ thông báo tin “sét đánh” ngang tai: Có hai khối u đè lên dây thần kinh thính giác của chị.
Cuộc đại phẫu 6 tiếng để lại những di chứng nặng nề về sức khỏe
“Mình lên bàn mổ não, sau ca mổ đẻ 10 ngày. Cuộc đại phẫu 6 tiếng may mắn giữ được mạng sống cho mình, nhưng để lại những di chứng nặng nề.
Ra viện, mình phải tập đi, đứng, tập giao tiếp, tập làm những việc đơn giản để trở lại cuộc sống thường ngày.
Mấy năm đầu chưa thích nghi với tai họa cuộc đời, mình lủi thủi sống trong thế giới câm lặng, chỉ lấy việc chăm con làm niềm vui.” – Chị Phương Liên nhớ lại khoảng thời gian “sóng gió” ập đến.
Cuộc đời chẳng bao giờ không cho ai đường sống cả, chỉ là ta có nhận ra hay không
Video đang HOT
Từ một thiếu nữ xinh đẹp, giỏi giang, mới 26 tuổi, chị Phương Liên bị điếc vĩnh viễn, hỏng một mắt, méo miệng, liệt nửa người.
Dù trải qua tai ương tưởng chừng sẽ đánh gục mọi ước mơ, hoài bão, biến chị trở thành người khuyết tật, sống như chiếc bóng câm lặng trong căn nhà của mình. Nhưng sau cùng, chị Phương Liên vẫn vượt lên bằng nghị lực phi thường.
Đồng thời, sự mạnh mẽ, ý chí của nữ giáo viên còn có được nhờ sự đồng hành, hỗ trợ hết mình từ người bạn đời và cậu con trai duy nhất.
Cuộc đời chị Phương Liên có bước ngoặt mới kể từ khi chồng chị mua chiếc latop kết nối 3G về làm việc: “Lúc đó mình mới biết đến thế giới mạng phong phú, sống động, mình như bị hút vào đó.
Những buổi trưa yên ả không có việc gì làm, mình lao vào đọc và học. Ban đầu chỉ đơn thuần là soạn thảo văn bản để viết văn, viết báo gửi lên các trang mạng.
Sau đó học thiết kế giáo án điện tử qua PowerPoint, E-learning như các bạn bè đồng nghiệp đang đứng lớp.
Cần cù, nhẫn nại hết ngày này sang ngày khác, cuối cùng mình gây dựng được niềm tin của một vài giáo viên ở trường cũ. Khi đi thi giáo viên dạy giỏi, các chị đã tìm đến mình.
Chưa dừng ở đó, mình còn học làm video ảnh động bằng phần mềm, biến tất cả những ảnh chụp đơn thuần thành những bức hình lung linh tràn ngập âm thanh, ánh sáng.
Kết hợp với các hiệu ứng chạy chữ karaoke trong phần mềm Aegisub, để làm quà tặng bạn bè, người thân nhân các dịp kỉ niệm sinh nhật, cưới hỏi, hội họp…”
Dù sống trong thế giới vô thanh, với những khó khăn trong vận động, giao tiếp, nhưng nữ giáo viên trẻ luôn lạc quan, năng động.
Chính trong thời điểm mạnh mẽ nhất ấy, bệnh tật lại ập đến lần nữa. Các khối u tiếp tục phát triển, lan rộng ra khắp cơ thể: U tủy, u thắt lưng cột sống, u xương cụt… Căn bệnh hiểm nghèo gây cho chị những đau đớn tột cùng.
Đầu năm 2019, chị Liên buộc phải phẫu thuật u tủy. Hậu quả của cuộc đại phẫu này còn khủng khiếp hơn lần trước, nhấn chìm chị trong biển nước mênh mông đen đặc.
Chị bị hỏng mắt còn lại, giọng nói ú ớ không rõ lời: “Mình rơi vào thảm cảnh vừa điếc, vừa ngọng, vừa mù.
Ngoài ra là những cơn đau đớn triền miên không dứt, ngày đêm như điện giật, kim châm, đá tảng đè lên mặt. Mình tuyệt vọng, gào thét, sợ hãi, hoảng loạn.”
Nhưng vào giai đoạn tuyệt vọng nhất, trong đầu chị Phương Liên lại nhen nhóm ý định viết cuốn tự truyện về đời mình, bằng mọi giá.
Chồng và con trai luôn kề vai sát cánh, yêu thương, kiên nhẫn giúp chị Phương Liên vượt qua những ngày tháng tăm tối nhất cuộc đời
Chị Phương Liên phải đối diện với vô vàn khó khăn chồng chất. Bởi người khỏe mạnh, minh mẫn viết sách đã khó, người khuyết tật, đối diện với những cơn đau hành hạ mỗi ngày như chị càng khó khăn gấp bội.
Không nhìn thấy, không đọc được những gì đã viết, mỗi khi muốn chỉnh sửa, thêm bớt, chị đều phải tự mò mẫm. Điều khó nhất chính là thuyết phục gia đình ủng hộ, tin tưởng chị sẽ làm được.
Thời gian đầu, sợ bị phản đối, chị giấu không cho ai biết. Bản thảo viết xong nhét gầm giường, mãi đến khi hết giấy bút và cần nhờ con đánh máy thì buộc phải nói ra.
Bản thảo lần đầu, chị viết trong bóng tối đen đặc, phải nhờ con trai đánh máy lại. Sau khi đôi mắt nhìn thấy vài tia sáng mờ đục như nước vo gạo, chị viết lại bản thảo lần hai bằng cách nhờ con phóng cỡ chữ to nhất của máy tính lên là 72, bôi đen, in đậm để vừa đọc, vừa đoán.
Đến bản thảo lần ba, chị đã có thể tự gõ. Chị Phương Liên nhớ lại: “Hôm đầu tiên chạm tay vào bàn phím sau một thời gian dài chìm trong bóng tối, mình khóc vì tủi thân, cay đắng.
Một người từng sử dụng thành thạo bao phần mềm như mình giờ đây không biết cả bật tắt máy tính như thế nào, phím Enter, Space ở đâu đều không biết, phải lần mò lại từng con chữ. Nhưng vượt qua mọi khó khăn, khổ sở, sau hơn một năm mình đã hoàn thành cuốn tự truyện.”
Khi cuốn tự truyện viết bằng bao mồ hôi, nước mắt của nữ giáo viên bị liệt, điếc, mù vĩnh viễn hoàn thành, mạng xã hội đã trở thành cánh tay đắc lực để lan tỏa tác phẩm.
Bạn bè khắp nơi chung tay giúp chị bán sách. Chỉ trong một thời gian ngắn, sách đã hết veo, phải in nối bản. Câu chuyện của chị được nhà xuất bản giáo dục tìm đến, đưa vào sách giáo khoa.
Chị Phương Liên chuyển từ tâm trạng lo lắng, phấp phỏng sang hạnh phúc ngập tràn. Cuộc đời chị bước sang trang mới, rực rỡ, tươi sáng hơn cả những năm tháng khỏe mạnh.
Hiện tại, tuy không nghe thấy, không nhìn rõ, nhưng chị Phương Liên vẫn có thể đọc sách, viết lách, giao lưu với mọi người nhờ có công nghệ hỗ trợ.
Đọc, viết sách giúp chị quên đi thực tại nghiệt ngã, sẻ chia, giải tỏa tâm trạng khổ đau cùng quẫn không thể nói được cùng ai và khó ai hiểu được trọn vẹn.
Với chị Phương Liên, mỗi ngày có một việc hữu ích để làm, một điều để nghĩ, một khát khao để vươn tới thì sẽ thấy đời còn đáng sống.
Nữ giáo viên Hà Nội mong muốn chia sẻ câu chuyện đời mình. Bởi chị tin rằng câu chuyện sẽ phần nào có ý nghĩa với mọi người. Để những ai đang gặp nghịch cảnh có thể tìm thấy chút niềm an ủi.
Còn với những người may mắn đang khỏe mạnh, có một công việc để làm, một cuộc đời có ích để sống, họ sẽ biết họ đang hạnh phúc đến nhường nào. Để sống tốt hơn, trân quý bản thân và những người xung quanh nhiều hơn.
Vượt lên số phận, anh chàng dùng đôi chân đưa âm nhạc đến mọi người
Việc chơi đàn hay một môn năng khiếu khác vẫn luôn được bậc phụ huynh ưu tiên cho con cái với hy vọng con mình có thể bộc lộ được hết tất cả ưu điểm của bản thân.
Việc rèn luyện một năng khiếu hay sở trường cần rất nhiều khó khăn và sự kiên nhẫn, đặc biệt hơn nếu như người đó không may mắn là người có những khiếm khuyết thì sự nỗ lực của họ phải gấp đôi, gấp ba lần người bình thường.
Sự kiên trì của anh chàng khiếm khuyết mà mọi người đều ngưỡng mộ. Ảnh: FB Độc lạ Bình Dương
Anh Trần Văn Linh (28 tuổi) ở tại Bình Phước đã không còn là cái tên quá xa lạ trong hội những người khiếm khuyết nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Mặc dù không may mắn có khiếm khuyết trên cơ thể nhưng anh vẫn vượt lên chính mình, dành hơn 10 năm để rèn luyện và chơi đàn thành thạo.
Bén duyên với bộ môn này, ba Linh cho biết khi anh còn nhỏ thì mẹ bỏ đi, bản thân ông sợ con chạy ra đường chơi không bằng bạn bè sẽ té ngã nên đã mua chiếc đàn về bầu bạn với con. Cũng chính vì thế mà vô tình ông đã tạo cho Linh một quyết tâm chinh phục "người bạn này".
Anh dùng 10 năm để chơi thành thạo nhạc cụ này. Ảnh: FB Độc lạ Bình Dương
Sự nỗ lực vượt qua nghịch cảnh giúp anh có được thành công. Ảnh: FB Độc lạ Bình Dương
Bằng sự kiên trì, tàn nhưng không phế và nghị lực kiên cường của mình, Linh đã thành công chứng minh cho mọi người thấy một điều chính là dù bản thân có không hoàn hảo đến thế nào, chỉ cần đủ cố gắng, đủ kiên nhẫn thì chắc chắn sẽ chinh phục được điều mình muốn.
Bằng chứng chính là anh đã có 3 lần được đi dự thi bộ môn này. Đến thời điểm hiện tại anh đã đạt được 2 huy chương vàng cho 5 lần đi thi. Điều đặc biệt khiến cho tấm huy chương vàng của anh có giá trị hơn chính là anh chơi đàn bằng chân còn những thí sinh khác đều dùng tay.
Giai điệu piano được đánh từ chân của anh chàng vô cùng cuốn hút. Ảnh: FB Độc lạ Bình Dương
Những tấm huy chương vàng và bằng khen mà Linh đạt được. Ảnh: FB Độc lạ Bình Dương
Có thể hai tay của Linh không linh hoạt được như những người khác nhưng cách anh đánh đàn bằng chân lại rất hay và không hề kém cạnh ai. Trút hết những nỗi buồn khi mẹ bỏ đi, khi bản thân không may mắn như bao người,... anh đã khiến cho những ai nghe được giai điệu từ anh không khỏi rơi lệ. Riêng bản thân ba của Linh, đối diện với cảnh gà trống nuôi con, ông hoàn thành vô cùng tốt ở vai trò của người vừa làm cha, vừa làm mẹ. Nhìn sự hạnh phúc, tự hào về con trai của ông được thể hiện rõ trên khuôn mặt. Sự nỗ lực và thành công của Linh chính là niềm an ủi lớn nhất đối với đấng sinh thành.
Ba của Linh luôn tự hào về con trai mình. Ảnh: FB Độc lạ Bình Dương
Chưa dừng lại tại đó, mỗi lần Linh xuất hiện trước truyền thông đều sẽ nhận được rất nhiều sự quý mến cũng như cảm phục của mọi người. Hầu hết ai nấy đều khen ngợi sự tài giỏi, vượt lên số phận của anh.
- Tàn nhưng mà không phế con quá giỏi.
- Giỏi quá con trai chúc con có thật nhiều sức khỏe gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
- Khâm phục ý chí rèn luyện và vươn lên trong cuộc sống của anh.
Netizen để lại nhiều lời chúc cũng như cảm phục dành cho anh. Ảnh: Chụp màn hình FB Độc lạ Bình Dương
Vượt lên số phận, anh chàng dùng đôi chân đưa âm nhạc đến netizen: Giai điệu sự kiên trì.
Mặc dù bản thân là người có khiếm khuyết, mang trên người những mảnh ghép không hoàn hảo nhưng họ lại là những người chứa sức mạnh chống lại số phận mãnh liệt nhất. Như trường hợp của chàng trai Ding Ding (Trung Quốc) có một căn bệnh hiểm nghèo ở bộ phận não bẩm sinh. Những tưởng cuộc đời sẽ kết thúc khi có quá nhiều người cho rằng nên bỏ anh đi từ khi anh vừa lọt lòng thì mẹ ruột của anh - bà Zou Hongyan quyết nuôi nấng anh.
Nhờ mẹ và sự cố gắng của bản thân, anh chàng đã chạm tay đến thành công. Ảnh: SCMP
Nhiều năm sau đó, anh từ một đứa trẻ bị mọi người quay lưng, dưới sự chỉ dạy và dẫn dắt của mẹ cùng với sự quyết tâm không ngừng, giờ đây anh đã trở thành sinh viên của Đại học Harvard, một trong những ngôi trường danh giá thế giới.
Ding Ding thành công chinh phục những ước mơ to lớn. Ảnh: SCMP
Những trường hợp của Ding Ding hay anh Long đã nhanh chóng trở thành tấm gương cho giới trẻ nói chung và những người kém may mắn nói riêng. Nếu như không có sự cố gắng miệt mài và đam mê chinh phục, cho dù bản thân là người có đầy đủ sức khỏe thì cũng khó mà chạm đến được thành công.
Quay lại với trường hợp của anh Long đánh đàn bằng chân. Bạn có khâm phục sự kiên cường của anh ấy? Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn với Thể Thao Văn Hóa nhé!
Bỏ qua những lời miệt thị cay nghiệt, cô gái vẹo cột sống ôm hoài bão với nghề luật sư Mắc chứng gù vẹo, cột sống bẩm sinh nhưng cô gái nhỏ bé Nông Thị Thiết vẫn đang nỗ lực từng ngày vượt qua nghịch cảnh để chứng minh bản thân với cuộc đời "tàn nhưng không phế". Sinh ra mắc phải căn bệnh gù vẹo cột sống bẩm sinh, phải đối mặt với một cơ thể dị biệt, cô gái nhỏ bé...