Nữ giảng viên Hà Nội xinh đẹp được đại học Nhật mời làm diễn giả
Cô Đinh Sao Mai – nữ giảng viên trẻ của Trường ĐH Hà Nội không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài xinh đẹp mà còn thể hiện năng lực khi mới đây được một trường đại học của Nhật Bản mời làm diễn giả chính cho hội thảo khoa học.
Cô giáo Đinh Sao Mai (26 tuổi, Hà Nội) hiện là giảng viên Khoa tiếng Nhật (bộ môn Thực hành tiếng) – Trường ĐH Hà Nội. Cô gái sinh năm 1998 này từng du học và tốt nghiệp ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn tại ĐH Waseda, Nhật Bản.
Chỉ sau 2 năm vào nghề, nữ giảng viên đã thể hiện năng lực chuyên môn ấn tượng.
Cô giáo Đinh Sao Mai, giảng viên Khoa tiếng Nhật của Trường ĐH Hà Nội.
Năm học 2023-2024, nữ giảng viên là người “mở lối” cho một sinh viên giành học bổng Chính phủ Nhật Bản (MEXT Scholarship). Cô trực tiếp hướng dẫn sinh viên trả lời những câu hỏi thường gặp và cả tác phong khi phỏng vấn. “Với kinh nghiệm bản thân, tôi muốn giúp sinh viên hiểu rằng không chỉ cần trả lời được về mặt ngôn ngữ mà còn cần thể hiện hiểu biết về văn hóa, thậm chí ngay ở việc chào hỏi”, nữ giảng viên chia sẻ.
Cô cũng là giảng viên hướng dẫn cho sinh viên của Trường ĐH Hà Nội tham gia và giành giải Nhất cuộc thi Viết luận tiếng Nhật cho người Việt. Đây là cuộc thi quy mô lớn đã được tổ chức tại nhiều quốc gia nhưng lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam.
Bài viết của sinh viên do cô hướng dẫn được Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki lựa chọn và trao giải. Riêng cô giáo trẻ cũng vinh dự nhận giải “Giáo viên hướng dẫn xuất sắc”.
Điều cô tự hào nhất là bài viết của học trò được chính Đại sứ Nhật Bản đánh giá “những trải nghiệm thể hiện sự thấu hiểu, giao lưu văn hóa và kết nối thế hệ trẻ”.
“Là giảng viên trẻ, rất mới của Khoa tiếng Nhật, được sinh viên tin tưởng và có thể giúp các em đạt thành tích cao, tôi thấy vui và có chút tự hào”, cô Sao Mai nói.
Clip cô giáo Sao Mai phát biểu sau khi nhận giải tại cuộc thi Viết luận tiếng Nhật cho người Việt:
Mới đây, cô giáo trẻ cũng được ĐH Nihon Fukushi của Nhật Bản mời làm một trong hai diễn giả chính cho hội thảo về giáo dục tiếng Nhật tổ chức tại tỉnh Aichi.
Cơ duyên này đến từ việc nữ giảng viên gây ấn tượng mạnh với một đồng nghiệp nước bạn khi liên tục đứng lên đặt câu hỏi, trao đổi thêm… với các diễn giả tại hội thảo quốc tế do Trường ĐH Hà Nội tổ chức.
“Sau hội thảo đó, vị giảng viên đã tới nói chuyện và liên hệ mời tôi làm diễn giả chính. Tôi rất vui khi đã để lại ấn tượng tốt với đồng nghiệp nước bạn. Việc tham gia những hội thảo này cũng là cơ hội để tôi được tìm hiểu và mở mang kiến thức”, cô Mai nói.
Đề tài nữ giảng viên chia sẻ tại hội thảo là giáo dục tiếng Nhật cho trẻ em Việt Nam. “Xuất phát từ bối cảnh nhiều người trẻ Việt Nam xuất khẩu lao động hoặc du học và lập gia đình tại Nhật và sinh con bên đó, tôi đề cập đến chủ đề giáo dục tiếng Nhật và tiếng mẹ đẻ thế nào cho các bạn nhỏ này, thực trạng và giải pháp cải thiện”, cô Sao Mai nói.
Thường ngày, ngoài thời gian lên lớp, nữ giảng viên cũng tham gia nhiều sự kiện với tư cách là MC hoặc phiên dịch viên tiếng Nhật. Cô tích cực tham gia các hội thảo khoa học quốc tế và những cơ hội hợp tác ngiên cứu. “Tôi hy vọng có thể truyền tải đến các bạn trẻ thông điệp tích cực về sự nỗ lực trong học tập, làm việc và những cơ hội mở ra với mình khi biết thêm ngôn ngữ mới”, cô nói.
Video đang HOT
Cô giáo trẻ đang chuẩn bị bảo vệ và tốt nghiệp thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Nhật.
Là một giảng viên trẻ, theo Sao Mai, áp lực lớn nhất và cũng là động lực cho cô là luôn phải cập nhật tri thức, trau dồi kinh nghiệm để vững vàng trên bục giảng. Dù vậy cô chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi trong công việc, luôn có nhiều cảm hứng và năng lượng tích cực khi soạn bài cũng như lúc đứng lớp.
Nữ giảng viên cho hay, điều cô vui nhất mỗi ngày là được đón nhận tình cảm từ sinh viên, và đây cũng là động lực để cô gắn bó hơn với nghề dạy học.
Cô giáo trẻ cũng mở lớp dạy tiếng Nhật và tổ chức các buổi giao lưu trải nghiệm văn hóa Nhật Bản, bao gồm trà đạo, nấu ăn, gấp giấy nghệ thuật…
Ngoài giảng dạy tại Khoa tiếng Nhật của Trường ĐH Hà Nội, nữ giảng viên đang chuẩn bị những bước cuối cùng để bảo vệ và tốt nghiệp thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Nhật.
Đại học Bách khoa Hà Nội lên tiếng vụ tân sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có nhiều 'dị vật'
Đêm 7-10, Đại học Bách khoa Hà Nội đã có phản hồi liên quan phóng sự của VTV24 về việc nhiều tân sinh viên phản ánh phải ăn cơm canh thừa, có nhiều 'dị vật' bất thường.
Hình ảnh nhà ăn A15 ngày 30-9 - Ảnh cắt từ clip của VTV24
Chiều tối 7-10, thông tin từ chương trình Chuyển động 24h - VTV24 cho biết thời gian gần đây, đường dây nóng của Chuyển động 24h liên tiếp nhận được phản ảnh của nhiều sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội về chất lượng bữa ăn trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng.
Xôn xao vụ sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm thừa có ruồi, gián, phân chuột
Bản tin của Chuyển động 24h nêu theo các sinh viên, ngoài cơm và canh bị quay vòng, bữa trước ăn thừa dùng cho bữa sau, các sinh viên còn phát hiện có nhiều dị vật bất thường trong thức ăn.
Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi, dừng ngay hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn
Trong đêm 7-10, Đại học Bách khoa Hà Nội đã có thông tin chính thức phản hồi nội dung này.
Theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết chiều cùng ngày, ngay sau khi làm việc với phóng viên của Chuyển động 24h về nội dung sinh viên của trường phản ảnh bữa ăn của tân sinh viên học giáo dục quốc phòng và an ninh, ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến hành kiểm tra toàn diện công tác tổ chức ăn, nghỉ tập trung của sinh viên tại khoa giáo dục quốc phòng và an ninh.
Đồng thời triệu tập họp các bên liên quan để làm rõ thông tin.
Qua kiểm tra, đoàn công tác ghi nhận một số thông tin báo chí đưa là đúng sự thực, mặc dù đơn vị cung cấp suất ăn có đưa ra các giải thích nhưng chưa đủ thuyết phục.
Như chưa nhận được phản ảnh trực tiếp của các sinh viên đang học tập tại đây về vệ sinh thực phẩm cũng như chưa có ca ngộ độc thức ăn nào được ghi nhận qua Trung tâm y tế Bách khoa, nhân viên mới không nắm được quy định...
Ngay sau khi nắm tình hình, ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đã có chỉ đạo để xử lý kịp thời. Tinh thần của Đại học Bách khoa Hà Nội là trực tiếp trách nhiệm, công khai và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân liên quan đảm bảo quyền lợi của người học.
Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đã chỉ đạo và quyết định ngay trong chiều 7-10 các nội dung:
Dừng ngay hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn hiện tại cho tân sinh viên đang học giáo dục quốc phòng và an ninh.
Chuyển đơn vị khác để cung cấp suất ăn đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp tục đề nghị các bên liên quan làm rõ và xử lý triệt để.
Giao đơn vị phụ trách công tác sinh viên tăng cường tìm hiểu, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của sinh viên.
Bảo đảm giải quyết kịp thời các thắc mắc, đề nghị về ăn uống của sinh viên. Hằng ngày chỉ đạo kiểm tra, giám sát số lượng và chất lượng thực phẩm sử dụng theo tiêu chuẩn quy định và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đại diện nhà trường nêu rõ đây là một sự việc đáng tiếc xảy ra, Đại học Bách khoa Hà Nội xin được gửi lời xin lỗi và mong muốn nhận được sự cảm thông, chia sẻ của các bậc phụ huynh, các em sinh viên.
Đại diện nhà trường mong muốn luôn nhận được các ý kiến đóng góp của xã hội, người học để các hoạt động của nhà trường ngày một tốt hơn.
Phải ăn cơm thừa?
Theo VTV24, 18h, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, hơn 500 sinh viên của khoa giáo dục quốc phòng và an ninh đã xếp hàng sẵn sàng, chuẩn bị đi ăn tối.
Theo quy định, tất cả những sinh viên năm thứ nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội đều phải học giáo dục quốc phòng.
Trong vòng 2 tuần, các sinh viên này sẽ phải nộp 1.630.000 đồng chi phí ăn ở tập trung. Đều đặn ngày 3 bữa, các đơn vị đi từ khu nhà ở đến nhà ăn A15, nơi tầng 2 của khu nhà này dành riêng cho sinh viên giáo dục quốc phòng.
Trên bàn, hàng trăm suất cơm đã được chuẩn bị sẵn, thế nhưng chỉ có những sinh viên của 3 đại đội được giao nhiệm vụ chia cơm cho các bạn mới biết rằng phần lớn đây là cơm thừa từ các bữa ăn của một trung đội đã ăn trước đó khoảng 1 giờ.
Các sinh viên này có nhiệm vụ thu gom cơm thừa trong bát của từng bàn, trộn đều, đổ vào khay, sau đó nhân viên của nhà ăn đổ số cơm thừa này vào thùng đựng cơm chung và tiếp tục chia cho các đơn vị đến ăn sau.
Kể lại trên VTV24, một sinh viên tiểu đội phục vụ kể lại:
"Khi các bạn trực nhà ăn định đem cơm đó đổ đi thì bác ấy ngăn lại, và bác ấy dồn hết vào một cái âu đổ vào nồi cơm lớn. Các bạn hỏi đây là cơm mới hay cũ thì người ta không trả lời mà người ta bảo là xới đi cháu. Bằng cảm quan thì ai cũng thấy là cơm khô đến mức đó thì chỉ là cơm nấu lại thôi, nó rời ra như kiểu là ăn cốm.
Em bị bắt làm nhưng em thường trốn đi em không làm. Cả đội sinh viên đi học quân sự này toàn là sinh viên thực phẩm. Sinh viên thực phẩm thì không thể làm thế được vì nó có nguy cơ lây nhiễm chéo".
Ngoài cơm thừa được tái sử dụng, những bát canh ăn dở của mỗi bàn cũng được người phụ nữ thu gom lại, đổ vào nồi.
Sau đó yêu cầu các sinh viên của tiểu đội phục vụ dồn hết vào một nồi canh chung để chia cho các bạn. Dù không đành lòng với việc cho các bạn của mình ăn cơm thừa, canh cặn, thế nhưng theo những sinh viên của các tiểu đội phục vụ thì đây là việc bắt buộc phải làm.
Còn một sinh viên tiểu đội phục vụ khác kể lại trong clip: "Em là người từng đi phục vụ ở chỗ đó, canh đó đổ vào cái nồi khác, rồi đi phân phát cho những bàn sau. Đó là bắt buộc phải làm vì người ta bảo em làm thế nào thì em làm như thế, chả nhẽ ngay trước mặt những cô chú ở đấy em lại đổ canh đi, em không muốn làm.
Nó cứ bị vi phạm đạo đức thế nào ấy, nó bẩn, nó không an toàn, nói chung cảm thấy trái với lương tâm. Nếu một người bị bệnh gì đó truyền qua đường nước bọt thì một người bị có thể lây cho cả đại đội bị...".
Ảnh các 'dị vật' trong thức ăn - Ảnh cắt từ clip của VTV
Thức ăn có cả ruồi, "cả vitamin chít chít"?
Theo VTV24, các sinh viên của khoa giáo dục quốc phòng và an ninh còn nhiều lần phát hiện ra đủ loại dị vật có trong những bữa ăn hằng ngày.
Đến mức nhóm sinh viên này phải mua bánh mì chia nhau ăn bữa trưa, dù vừa mới rời nhà ăn A15.
Một số sinh viên khác cũng kể lại trên VTV24 về việc một sinh viên gặp phải trứng luộc bị "thối" hay trong thức ăn có cả ruồi, "cả vitamin chít chít" - phân chuột...
Cũng theo thông tin từ chương trình, ngay trong sáng 7-10, lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội và phóng viên VTV đã đến làm việc với nhà ăn A15 của khoa giáo dục quốc phòng và an ninh.
Sau khi xem những hình ảnh được ghi lại, người phụ trách nhà ăn đã thừa nhận do sơ suất nên để cho một nhân viên mới thực hiện hành vi tái sử dụng cơm, canh ăn thừa của bàn ăn trước cho bàn ăn sau.
Nhân viên nhà ăn thừa nhận đã 2 lần nhận được phản ảnh của sinh viên về xuất hiện gián trong thức ăn.
VTV24 cho biết hiện Đại học Bách khoa Hà Nội đã yêu cầu tăng cường công tác giám sát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, đồng thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Trung bình 1 ngày, nhà ăn của khoa giáo dục quốc phòng và an ninh phục vụ khoảng 2.000 suất ăn cho sinh viên học giáo dục quốc phòng với mức giá 85.000 đồng/ngày cho 3 bữa.
Đại học Bách khoa Hà Nội dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn sau phản ánh của VTV Đại học Bách khoa Hà Nội đã dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn tại nhà ăn A15 sau phản ánh của Chuyển động 24h về các bữa ăn "cơm thừa canh cặn". Tối 7/10, Đại học Bách khoa Hà Nội có thông tin chính thức tới báo chí cho biết ngay sau khi làm việc với phóng viên của...