Nữ giảng viên “Đông trùng hạ thảo”
Thạc sĩ Trịnh Thị Xuân, 33 tuổi, ở Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất Đông trùng hạ thảo.
Chị Xuân giới thiệu sản phẩm đông trùng hạ thảo tại hội chợ ở An Giang tháng 3/2015. Ảnh: Hòa Hội.
Kết quả hai năm miệt mài nghiên cứu và quy trình sản xuất Đông trùng hạ thảo của chị được cấp chứng nhận bản quyền tác giả vào tháng 10/2014. Nay nhiều người biết, gọi Thạc sĩ Trịnh Thị Xuân với biệt danh trìu mến, nữ giảng viên “Đông trùng hạ thảo”.
Sinh ra trong gia đình cha là giảng viên Trường Đại học Cần Thơ, bà kể: “Lúc nhỏ xem báo thấy các nhà khoa học Việt Nam làm việc cho Nhật tìm ra nhiều giống lúa có năng suất cao, cải thiện đời sống nông dân, tôi cũng ước mơ nghiên cứu được điều có lợi cho người nghèo quê tôi”. Năm 2006, chị tốt nghiệp đại học, được giữ lại trường công tác và làm việc cho một dự án của Nhật Bản nghiên cứu vi sinh vật có ích tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án, tìm những loài vi sinh vật có ích để quản lý sâu bệnh gây hại cây trồng bằng biện pháp thân thiện với môi trường. Chị biết đến nấm ký sinh trên côn trùng. Cùng thời gian đó, chị chứng kiến cảnh cha mình bị bệnh gan hành hạ đến kiệt sức.
“Bác sỹ khuyên cha tôi sử dụng thường xuyên đông trùng hạ thảo vì có chất chống lại tế bào gây ung thư gan nhưng vì quá đắt, gia đình tôi chỉ đủ tiền mua được vài lần rồi nghỉ”, chị rơm rớm nước mắt. Từ đó, chị quyết thực hiện ước mơ hồi nhỏ của mình.
Năm 2012, chị bắt đầu nghiên cứu đông trùng hạ thảo và chịu nhiều thất bại vì thời tiết ở ĐBSCL không thích hợp. Đông trùng hạ thảo chỉ phát triển ở nhiệt độ dưới 20oC. Chị tâm sự, khó quá, nhiều lúc cũng nản nhưng mỗi lần như thế, nghĩ đến cha và nhiều người nghèo bị bệnh thì lại cố gắng. “Nhờ tư vấn của hai chuyên gia người Hàn Quốc, Nhật Bản, thử nghiệm dần dần mới thành công”, chị nói.
Theo chị, đông trùng hạ thảo tự nhiên chủ yếu ở Trung Quốc, rất hiếm nên đắt, giá trên 1 tỷ đồng/kg. Còn sản phẩm trên thị trường hầu hết không rõ nguồn gốc. Ở Việt Nam đã có mấy người nghiên cứu thành công sản xuất đông trùng hạ thảo, chủ yếu ở phía Bắc và TPHCM, chị là người đầu tiên nghiên cứu thành công ở ĐBSCL.
Video đang HOT
Cuối tháng 3 vừa qua, chị mang sản phẩm đông trùng hạ thảo của mình trưng bày tại Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại tỉnh An Giang. Nhiều doanh nghiệp đã liên hệ với chị đề nghị chuyển giao công nghệ như: đại diện khu công nghệ cao TPHCM, Công ty Nấm Việt…
Mơ ước của chị, giúp được nhiều nông dân có năng lực, tham gia sản xuất đông trùng hạ thảo. Quy trình sản xuất của chị, hạt ngũ cốc hấp cách thủy, cho nấm vào nuôi trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, hơn 60 ngày sẽ thu hoạch. Để có chục ký đông trùng hạ thảo tươi, cần vốn ban đầu cả trăm triệu đồng. Chị Xuân kể ở Thái Lan, gần 10 năm nay, có một trung tâm đào tạo nghề cho nông dân, sau đó nông dân đầu tư sản xuất, bán sản phẩm cho trung tâm. “Nhiều nông dân đã khá giả, còn thị trường có sản phẩm phong phú, giá cả phải chăng”, chị mơ ước.
Đông trùng hạ thảo là loại nấm Cordyceps có giá trị dược liệu cao, gồm 2 loài là Cordyceps sinesis (tự nhiên) và Cordyceps militaris (nhân tạo), có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt.
“Lúc nhỏ xem báo thấy các nhà khoa học Việt Nam làm việc cho Nhật tìm ra nhiều giống lúa có năng suất cao, cải thiện đời sống nông dân, tôi cũng ước mơ nghiên cứu được điều có lợi cho người nghèo quê tôi”. Thạc sĩ Trịnh Thị Xuân
Theo Tiền Phong
VTC14 xin lỗi về phóng sự học sinh hút shisha
Ban biên tập VTC14 đã kiểm tra chi tiết, rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất chương trình này và nhận thấy có những lỗi sai về nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp.
Ngay phần mở đầu chương trình "Góc nhìn khán giả" phát trên kênh VTC14 lúc 19h35 ngày 4.4, người dẫn chương trình đã đọc lời xin lỗi của VTC14 về phóng sự "Khi áo trắng học trò chìm trong khói trắng shisha".
Lời xin lỗi này được phát đi sau khi chính các em học sinh trong phóng sự phản ánh phóng sự trên là "dàn dựng", không phải do phóng viên điều tra. Theo đó, các em học sinh hút shisha là do "hợp tác" với phóng viên để ghi hình, không phải phóng viên điều tra ra các em học sinh hút shisha.
Các cô cậu học trò mặc đồng phục trường học trong phóng sự "Khi áo trắng học trò chìm trong khói trắng Shisha" của đài VTC14 (ảnh cắt ra từ phóng sự)
Sau đây là lời xin lỗi do biên tập viên đọc tại chương trình "Góc nhìn khán giả" tối 4.4:
"Thưa quý vị và các bạn, thời gian vừa qua, có rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến hiện tượng giới trẻ hút shisha. Shisha còn gọi là thuốc lào Ả Rập, có nhiều thành phần như là mật ong, lá và rễ cây, được ướp hương hiệu hoặc có thể bao gồm cả thuốc lá.
Hiện tại thì đây không phải là sản phẩm bị cấm theo quy định của pháp luật, nhưng việc hút shisha của giới học trò, ở nhiều thành phố trong cả nước khiến phụ huynh lo lắng.
Với mục đích cảnh báo các tác động có thể có của việc giới trẻ sử dụng shisha, trong bản tin cuộc sống 24h ngày 27.3.2015, VTC14 có phát sóng chương trình "Khi áo trắng học trò chìm trong khói trắng shisha" với nội dung phân tích từ nhiều góc độ, giúp giới trẻ và cộng đồng nắm bắt được các khía cạnh khác nhau của hiện tượng này.
"Khi áo trắng học trò chìm trong khói trắng shisha" không phải là một phóng sự điều tra ghi lại hình ảnh bắt gặp các học sinh đang hút shisha một cách tự nhiên, không phải là một phóng sự dàn dựng để nói về một cá nhân cụ thể hay đề cập về một vấn đề có tính chất tệ nạn. Đây chỉ là một chương trình mang tính chất cảnh báo, có sự tham gia cộng tác và trả lời của các học sinh khi biết được thông tin về chương trình.
Sau khi chương trình phát sóng, và đặc biệt sau khi được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của khán giả, trong đó có những ý kiến gay gắt đối với việc sử dụng hình ảnh của các em học sinh trên sóng truyền hình. Ban biên tập VTC14 đã kiểm tra chi tiết, rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất chương trình này và nhận thấy có những lỗi sai về nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp.
Trong đó, việc êkip sản xuất đã chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trong việc sử dụng thông tin và hình ảnh khi ghi hình, phát sóng đối với đối tượng là vị thành niên. Đặc biệt, ekip sản xuất đã sai sót khi không làm mờ nhận diện cá nhân của các em khi phát sóng chương trình.
Lỗi nghiệp vụ và việc không làm mờ nhận diện hình ảnh cá nhân của các em đã dẫn đến những suy diễn sai về tư cách đạo đức của các em xuất hiện trong chương trình và tác động tiêu cực tới cuộc sống và học tập của các em, nhất là khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Ban biên tập VTC14 xin gửi lời xin lỗi chân thành tới các em học sinh đã tham gia xuất hiện trả lời phỏng vấn trong chương trình, tới gia đình các em về những tác động không mong muốn đó. Chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc vì quá trình thực hiện sản xuất chương trình đã chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, khiến chương trình chưa đạt được ý nghĩa đầy đủ như mục đích của nó.
Đài truyền hình kỹ thuật số VTC và ban lãnh đạo VTC14 đã kiểm điểm nghiêm khắc, rút kinh nghiệm sâu sắc ở tất cả các khâu, từ ghi hình hiện trường, biên tập hình ảnh, hậu kỳ cho đến duyệt phát sóng của lãnh đạo đơn vị, về sự non kém hết sức đáng tiếc về nghiệp vụ của cả ekip.
Sau khi kiểm tra, làm việc ở các cấp, hôm nay (4.4) chúng tôi cũng đã tạm đình chỉ sản xuất của cả nhóm tác nghiệp chương trình nói trên để xem xét xử lý theo quy định.
VTC14 ý thức sâu sắc rằng với tôn chỉ phục vụ cộng đồng của kênh, chương trình có mục đích tốt đẹp, nhưng nếu phương pháp thể hiện chưa phù hợp cũng sẽ mang lại những tác động hoàn toàn không mong muốn. Do đó, những ý kiến phản hồi của khán giả sẽ giúp chúng tôi xem lại những gì mình đã làm, và có những kiểm tra, xử lý, điều chỉnh cần thiết để phục vụ khán giả, phục vụ cộng đồng ngày càng tốt hơn.
Chúng tôi xin ghi nhận và cảm ơn những ý kiến thẳng thắn của khán giả, của cộng đồng mạng. Xin được chân thành cám ơn các đóng góp thiện chí từ cộng đồng với chương trình và cách tác nghiệp của phóng viên VTC. Chúng tôi tin rằng, những ý kiến của quý vị sẽ giúp chúng tôi có những chương trình truyền hình tốt hơn, đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của xã hội."
Theo_Dân việt
Cô gái có cái tên "kỳ quặc" nhất thế giới Một nữ giảng viên đại học ở Colombia vừa tiết lộ rằng cô đã tranh đấu trong vòng 2 năm để được nhà chức trách nước này cấp cho thẻ căn cước (ID) mới mà cô hằng mong muốn: Cái tên gồm đầy đủ 26 chữ cái theo thứ tự: Abcdefg Hijklmn Opqrst Uvwxyz. Cô gái 36 tuổi, hiện sống ở thủ đô...