Nữ gián điệp Mỹ từng bị Đức xử tử
Trong số những thành viên nổi bật của Dàn hợp xướng Đỏ, mạng lưới gián điệp nổi tiếng chống phát xít Đức, có một phụ nữ tên Mildred Harnack.
Arvid và Mildred Harnack tại Đức vào năm 1930. Ảnh: UW-Madison.
Mildred Fish Harnack sinh ra tại bang Wisconsin, Mỹ trong một gia đình người Đức nhập cư và là giảng viên môn văn học Đức của Đại học Wisconsin-Madison. Tại đây, bà gặp và kết hôn với nhà kinh tế học người Đức Arvid Harnack, sau đó hai người chuyển đến Đức năm 1929.
Arvid xuất thân trong gia đình danh giá, với nhiều người là giáo viên, luật sư, chuyên gia kinh tế. Đầu những năm 1930, ông bắt đầu quan hệ với tầng lớp ưu tú tại Berlin. Giống như nhiều người khác trong thời kỳ Đại suy thoái, Arvid say mê mô hình kinh tế của Liên Xô, nước không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, và có nhiều thiện cảm với chủ nghĩa cộng sản.
Mildred cùng chí hướng với chồng mình trong vấn đề chính trị. Họ cùng khoảng 50 nhà kinh tế học và giáo viên thành lập một nhóm nghiên cứu về mô hình kinh tế kế hoạch hóa của Liên Xô, ngay trước khi Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức vào năm 1933.
Sau khi trùm phát xít lên nắm quyền, nhóm của họ buộc phải tan rã. Do sự tồn tại của nhóm không hoàn toàn bất hợp pháp, các thành viên thoát được cuộc đàn áp của Hitler.
Trong giai đoạn đầu tiên Hitler cầm quyền, nhà Harnack có cuộc sống khá ổn định khi Arvid xin được việc trong Bộ Kinh tế Đức, còn Mildred làm dịch giả kiêm trợ giảng môn ngôn ngữ Anh và văn học Anh – Mỹ.
Bên cạnh đó, Mildred còn liên hệ với các tổ chức Mỹ ở nước ngoài, cùng chồng đến Liên Xô rồi trở về Mỹ vào nửa sau những năm 1930. Trên hành trình này, cặp vợ chồng đã gặp vài người có tầm ảnh hưởng, trong đó nhiều người mang tư tưởng tự do và hy vọng về sự sụp đổ của Hitler.
Video đang HOT
Nhà Harnack sau đó tiếp tục thành lập một nhóm thảo luận về nhiều chủ đề, bao gồm tương lai của đất nước và nền chính trị Đức trong trường hợp có và không có Hitler. Đây là hành động nguy hiểm bởi một số cuộc thảo luận được xác định là có nội dung chống phát xít, khiến họ đối mặt nguy cơ bị bắt.
Năm 1936, Arvid và Mildred cùng nhóm của họ tiếp xúc với vợ chồng Harro Schulze-Boysen, sĩ quan thuộc lực lượng không quân Đức (Luftwaffe). Harro và vợ Libertas đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc và có cái nhìn sâu sắc, không chỉ về quân đội mà cả giới quý tộc cũng như giai cấp công nhân.
Libertas từng làm việc trong ban sản xuất phim thuộc Bộ Tuyên truyền Đức và tận mắt chứng kiến cách Đức quốc xã phóng đại sự thật, hoặc đơn giản là lừa dối công chúng. Trong khi đó, Harro đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong Luftwaffe, có quyền tiếp cận nhiều bí mật của lực lượng này.
Cuối những năm 1930, Harro liên lạc với phía Liên Xô, đề nghị cung cấp thông tin cho họ và được hoan nghênh, dẫn tới sự ra đời của nhóm gián điệp Dàn Hợp xướng Đỏ, cái tên do lực lượng mật vụ Gestapo của Đức quốc xã đặt. Harro còn từng cố gắng tiếp cận người Mỹ, nhưng tâm lý chống Đức khiến tình báo Mỹ nghi ngờ và từ chối hợp tác với ông.
Dàn Hợp xướng Đỏ được coi là mạng lưới gián điệp chống Đức quốc xã thành công nhất trong Thế chiến II. Hoàn cảnh của các thành viên trong mạng lưới khá đa dạng, từ công nhân tới quan chức, nhưng đoàn kết lại nhờ khát vọng lật đổ Hitler.
Dàn Hợp xướng Đỏ chưa bao giờ tập trung trong các cuộc họp lớn bởi điều này quá nguy hiểm. Thay vào đó, từng người tranh thủ những cơ hội ngẫu nhiên để gặp thành viên khác.
Sau cuộc gặp hồi năm 1936, nhà Harnack kết bạn với nhà Schulze-Boysen cùng nhiều thành viên trong nhóm gián điệp. Thông qua họ, Arvid đã gửi cho Liên Xô thông tin về tình hình kinh tế và sản xuất ở Đức. Harro và vợ chồng Harnack còn cố thu thập thông tin cho các nước phương Tây trước khi Thế chiến II nổ ra, nhưng chỉ có Liên Xô lắng nghe họ.
Dàn Hợp xướng Đỏ cung cấp cho Liên Xô lượng lớn thông tin về ý định xâm lược của Đức. Ban đầu nước này không tin, nhưng khi sự thật được phơi bày, nhóm gián điệp cuối cùng cũng được chính quyền Liên Xô công nhận.
Trong khoảng thời gian đó, công việc chính của Mildred là tuyển thành viên cho mạng lưới. Nhờ kinh nghiệm làm việc đa lĩnh vực như xã hội, giáo dục và văn học, bà quen biết với khá nhiều người, đóng góp lớn vào việc phát triển nhóm gián điệp. Tuy nhiên, trọng trách nặng nề này gây tổn hại lớn tới tâm lý của Mildred, khiến bà phải chịu đựng căng thẳng tột độ đi kèm những cơn đau đầu và các vấn đề về dạ dày.
Trong giai đoạn 1941-1942, Dàn Hợp xướng Đỏ liên tục gửi thông tin cho Liên Xô, nhưng không may bị mật vụ Đức Gestapo bắt được các tín hiệu mã hóa. Tháng 7/1942, Gestapo giải thành công mật mã của một người điều hành sơ suất trong quá trình hoạt động, sau đó nhanh chóng phát động chiến dịch bắt các thành viên của nhóm.
Vợ chồng Schulze-Boysen bị bắt vào ngày cuối cùng của tháng 8/1942 và nhà Harnack cũng chịu số phận tương tự một tuần sau đó. Họ bị chặn trên bờ biển phía bắc nước Đức, được cho là đang cố chạy trốn đến Thụy Điển, quốc gia trung lập. Nhiều thành viên khác của Dàn Hợp xướng Đỏ cũng không thoát khỏi Đức quốc xã.
Gia đình Schulze-Boysen và Harnack lần lượt bị xử tử vào năm 1942 và 1943 bằng hình thức treo cổ với dây đàn piano, biện pháp được cho là khiến nạn nhân vô cùng đau đớn. Mildred ban đầu bị kết án 6 năm tù do đóng vai trò được cho là ít quan trọng hơn, nhưng đích thân Hitler đã can thiệp và ra lệnh tử hình bà.
Thi thể họ sau đó bị một nhà khoa học Đức đem đi thí nghiệm và mổ xẻ. Đến nay hài cốt của họ vẫn chưa được tìm thấy.
Các thành viên của Dàn Hợp xướng Đỏ sau đó được tôn vinh như những anh hùng trong cuộc kháng chiến chống lại Hitler. Cuộc đời và chiến công của họ được tưởng nhớ khắp nước Đức với nhiều bức tượng, tên đường và đài tưởng niệm.
Theo Ánh Ngọc (VNE)
Người Đức coi Trump nguy hiểm hơn cả Putin và Kim Jong-un
Người dân Đức coi Tổng thống Mỹ Donald Trump nguy hiểm hơn Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Một cuộc khảo sát xã hội học mới đây đã cho thấy kết quả bất ngờ là người dân Đức đánh giá Tổng thống của quốc gia đồng minh Hoa Kỳ Donald Trump là mối đe dọa nghiêm trọng hơn đối với thế giới, nếu so với các nhà lãnh đạo của các quốc gia "thù địch" hoặc không phải đồng minh với Đức.
Cụ thể, tờ báo Đức Deutsche Welle dẫn nguồn tin của Viện xã hội học YouGov cho biết, người dân Đức coi ông Donald Trump còn nguy hiểm hơn cả Tổng thống Nga Vladmir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hay Chủ tịch Trung Quốc.
Theo kết quả thăm dò ý kiến, có 41% số người Đức được hỏi ý kiến đã chỉ ra rằng, ông Trump là mối đe dọa đối với thế giới. 17% số người được hỏi nêu tên mối nguy hiểm đến từ ông Kim Jong-un. Có 8% số người tham gia cuộc thăm dò ý kiến bày tỏ nỗi e sợ về những hành động của ông Putin, còn chỉ có 7% cư dân Đức lên tiếng chống lại nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Mặc dù đạt tín nhiệm rất thấp nhưng đây cũng là một "thành công lớn" đối với nhà lãnh đạo Mỹ, bởi năm ngoái ông Trump bị tới 48% số người Đức coi là mối đe dọa, ông Kim Jong-un là 21%, còn chỉ có 15% số người được hỏi chống lại nhà lãnh đạo Nga Putin.
Dân Đức cho rằng ông Trump nguy hiểm hơn ông Putin và Kim Jong-un
Năm nay, những nguyên thủ quốc gia được người Đức tin cậy hơn cả là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (57%), Thủ tướng Đức Angela Merkel (53%), Thủ tướng Áo Sebastian Kurz (33%). Ông Putin cũng giành được sự tin cậy của 26% số người được hỏi ý kiến.
Được biết, Berlin và Washington đang có mâu thuẫn rất lớn về việc Mỹ đang ra sức ngăn chặn dự án khí đốt "Dòng chảy Phương Bắc 2" (Nord Stream 2) của Nga, mà Đức là nước sẽ thu được lợi ích lớn nhất từ dự án này.
Sẽ có 110 tỷ m3 khí đốt giá rẻ sẽ được bơm thẳng tới Đức nếu tuyến ống này hoàn thành, hơn nữa, với vai trò là nước đầu tiên nhận được dòng khí, Đức sẽ có vai trò rất lớn khi trở thành nước phân phối khí đốt cho tây Âu và trung Âu.
Do đó, việc Mỹ ra sức ngăn chặn Nord Stream 2 để bán khí đốt hóa lỏng (LNG) giá cao của mình cho châu Âu đã khiến cả giới lãnh đạo lẫn dân chúng Đức phản đối kịch liệt.
Ông Trump cũng khiến người ta kinh sợ vì tính khí bốc đồng, sẵn sàng lầm bất cứ cái gì mà người khác không dám làm, trong khi ông lại nắm nút bấm hạt nhân của một cường quốc như Mỹ. Người ta sợ rằng, nếu như Mỹ không có những chế tài chặt chẽ trong việc ra quyết định tấn công hạt nhân thì không loại trừ ông người đầu tiên ra lệnh hủy diệt thế giới.
Nhật Nam
Theo baodatviet.vn
Nữ điệp viên một chân khiến Đức Quốc xã điên đảo Virginia Hall có thể chỉ có một chân, nhưng không một điệp viên nào khiến Đức quốc xã điên đảo như người phụ nữ mang biệt danh "Chân gỗ" này. Mang một chân gỗ nhưng Virginia Hall hoạt động xông xáo, khiến phát xít Đức thất điên bát đảo. Ảnh: CIA Lực lượng Gestapo (Mật vụ) của Đức Quốc xã đã gọi Hall...