Nữ giám đốc thích khoe ngực của Universitatea Cluj
Nàng MC kiêm người mẫu Anamaria Prodan khiến nhiều người thán phục khi đảm nhiệm thành công vai trò giám đốc điều hành của nhiều đội bóng.
Anamaria Prodan sinh năm 1972, MC truyền hình kiêm người mẫu khá nổi tiếng ở Romania. Bên cạnh hai công việc trên, người đẹp 40 tuổi này còn được nhiều người biết đến trong vai trò người đại diện cầu thủ kiêm giám đốc điều hành của các đội bóng.
Năm 2008, Anamaria Prodan từng làm chủ tịch của đội bóng hạng hai Romania FC Buftea. Một năm sau, người phụ nữ này được tiến cử cho vị trí giám đốc điều hành của CLB FC Snagov và sau đó là các đội bóng khác như FC Gloria Bistrita hay Concordia Chiajna. Hiện Anamaria Prodan là giám đốc điều hành của CLB FC Universitatea Cluj, chơi ở giải vô địch Romania.
Do từng là một người mẫu ngực trần, Anamaria Prodan có thói quen ăn mặc rất “thoáng mát” khi xuất hiện trước công chúng và các cầu thủ.
Ngắm vẻ bốc lửa của Anamaria Prodan
Video đang HOT
Theo Ngoisao
Vỡ mộng vì mua hàng theo nhóm
Trước thông tin trang bán hàng trực tuyến Nhóm Mua thay đổi Giám đốc điều hành, trụ sở tạm thời đóng cửa, website ngừng hoạt động, nhiều khách hàng đang sở hữu những voucher của Nhóm Mua những ngày qua đã rơi vào tình trạng lo mất tiền oan.
Chiều 16-11, dù công ty mở cửa nhưng vẫn không tiếp khách hàng
Thất vọng tràn trề
Chị Đỗ Lan Hương, nhân viên kế toán một công ty máy tính ở phố Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm cho hay, chị đã đặt mua 6 voucher ăn tại một nhà hàng Hàn Quốc của Nhóm Mua cách đây 2 tuần nhưng đến nay chưa nhận được phiếu. Cách đây 2 ngày, do không đăng nhập được vào website của Nhóm Mua nên chị Hương gọi vào số máy văn phòng của công ty nhưng cũng không có người nhấc máy. "Tôi không biết bao giờ có thể nhận được voucher mà mình đã đặt mua. Hơn nữa, hiện tại tôi còn vài voucher khác của Nhóm Mua với các loại dịch vụ khác nhau, không biết chúng còn giá trị sử dụng không", chị Hương than phiền.
Giống như chị Hương, chị Phương Linh, ở phường Giảng Võ, quận Ba Đình cầm những voucher này đến thẳng đơn vị cung cấp dịch vụ đang có voucher bán trên Nhóm Mua thì họ cho biết, với những khách hàng đang có voucher của Nhóm Mua vẫn sẽ được sử dụng dịch vụ bình thường, và hạn sử dụng vẫn được dùng như đã ghi trên voucher. Với những voucher chỉ đặt mà chưa được xuất kho thì trách nhiệm hoàn toàn phụ thuộc vào bên Nhóm Mua.
Thời gian gần đây, mô hình các website mua theo nhóm nở rộ tại Việt Nam, với sự ra đời của hàng loạt website như Muachung, Nhommua, Cucre, Hotdeals, Phagia... Người dùng có thể tìm thấy tại đây rất nhiều món hời với mức giảm giá phổ biến từ 30% (cho sản phẩm) và 50-70% (cho các loại hình dịch vụ), áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ăn uống, du lịch, làm đẹp, đồ dùng gia đình... Mức giảm giá cao khiến không ít người đặt mua không chút đắn đo.
Sau một thời gian làm khách hàng tích cực của các trang web mua theo nhóm, chị Hoàng Thu Thủy, nhân viên quảng cáo một công ty truyền thông cho biết, không phải lúc nào chị cũng hài lòng về chất lượng sản phẩm của những dịch vụ, hàng hoá từ các coupon và voucher giảm giá. "Tôi đã mua voucher của rất nhiều spa để thư giãn, làm đẹp, thậm chí mua cả phiếu giảm giá của các nhà hàng. Gần đây tôi mua voucher khách sạn cho bố mẹ đi nghỉ tại Đà Nẵng". Tuy nhiên, chị Thủy kể lại, một số nhà hàng quảng cáo trên web rất đẹp, bữa ăn rất hoành tráng. Nhưng khi đến ăn thực tế thì mỗi đĩa chỉ lèo tèo vài miếng thịt, còn toàn độn rau. Chưa kể suất ăn bao gồm cả nước uống, nhưng thực tế khách vẫn phải trả tiền thêm.
Chỉ tiếp khách hàng vào tuần sau
Thông báo được dán tại Chi nhánh Hà Nội -
Công ty TNHH Nhóm Mua ở phố Nguyễn Khuyến
Từ 13-11, Văn phòng Nhóm Mua tại Hà Nội ở phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa, Hà Nội đã đóng cửa với lý do "lỗi hệ thống". Ngay sau khi có thông tin trên, nhiều khách hàng đã liên hệ và tới công ty để đòi quyền lợi. Có mặt tại đây chiều 16-11, dù văn phòng Công ty này đã mở cửa song có 4, 5 nhân viên đứng ở cửa chặn chúng tôi lại với lý do "công ty đang kiểm kê, từ thứ ba tuần sau mới tiếp khách. Chỉ có cán bộ công ty mới được vào". Cũng với câu trả lời này, tất cả khách hàng của Nhóm Mua Hà Nội hôm qua đến đây đành phải ngậm ngùi ra về. Trên bức tường mặt tiền của văn phòng, một tờ thông báo đã được dán lên với nội dung: "Công văn số 14 về việc chuyển giao ban điều hành mới của Công ty TNHH Nhóm Mua" do bà Nguyễn Thị Thanh Vân - Giám đốc chi nhánh Hà Nội - Công ty TNHH Nhóm Mua ký.
Thông báo này nêu rõ: "Chúng tôi xin được gửi công văn thông báo chính thức về việc thực hiện chuyển giao ban điều hành mới trong nội bộ Công ty TNHH Nhóm Mua trên toàn quốc từ ngày 13-11. Trong thời gian chuyển giao, đội ngũ Ban điều hành quản lý mới đã quyết định tạm thời ngưng website mua hàng theo nhóm www.nhommua.com nhằm loại bỏ những rủi ro không đáng có, có thể ảnh hưởng tới hệ thống cơ sở dữ liệu của Nhóm Mua cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng và đối tác của Nhóm Mua". Tại văn bản này, Công ty TNHH Nhóm Mua đã cam kết những giao dịch trực tuyến thành công trước khi website www.nhommua.com tạm ngưng hiển thị sẽ hoàn toàn được xử lý như thông thường. Điều đó đồng nghĩa với việc Nhóm Mua sẽ chi trả đầy đủ những khoản chưa được thanh toán cho khách hàng. Công ty sẽ mở lại website và tiến hành những hoạt động thanh toán vào thứ ba (20-11). Ngay khi website của công ty hoạt động trở lại, công ty sẽ chủ động làm việc với tất cả các nhà cung cấp, các đối tác, các bạn hàng để thỏa thuận sắp xếp lịch vận hành các giao dịch mua theo nhóm và gia tăng tần số thanh toán các giao dịch. Việc thanh toán này sẽ được thực hiện 3 lần/ngày. Thông qua văn bản này, Công ty TNHH Nhóm Mua cũng "mong nhận được sự cảm thông từ đối tác, khách hàng về những bất tiện có thể phát sinh tại thời điểm chuyển giao ban điều hành mới" ?!
Về sự cố liên quan đến hoạt động bán hàng trực tuyến của Công ty TNHH Nhóm Mua, ông Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: "Qua báo đài, tôi được biết lãnh đạo công ty này đã khẳng định với những voucher còn hiệu lực, nếu không còn nhu cầu sử dụng, khách hàng có thể mang đến công ty để được xem xét, giải quyết". Tuy vậy, thực tế thời gian qua đã có nhiều đơn vị kinh doanh theo hình thức mua theo nhóm (groupon) phá sản tại Việt Nam. Do đó, để tránh rủi ro, trước khi bỏ tiền ra mua bất cứ sản phẩm nào, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về tư cách pháp nhân, chính sách, hệ thống kinh doanh và đối tác của doanh nghiệp đó xem có đáng tin cậy hay không.
Có thể bị xử lý hình sự, nếu...
Luật sư Trần Thanh Hà - Giám đốc Công ty TNHH Luật S&B nhận xét, hình thức mua theo nhóm đã xuất hiện và bùng nổ ở Việt Nam vài năm gần đây. Đây là hình thức giao dịch thương mại điện tử có thể giúp doanh nghiệp bán hàng nhanh, đỡ mất chi phí quảng cáo, còn người tiêu dùng cũng được giảm giá ưu đãi. Thực tế hiện nay cho thấy những rào cản về thanh toán, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến giao dịch thương mại điện tử đang còn trống và không rõ ràng. Khi nhà cung cấp dịch vụ ký hợp đồng với doanh nghiệp khác để bán voucher giảm giá thì trước khi niêm yết sản phẩm doanh nghiệp của website sẽ phải sử dụng thử dịch vụ hoặc ăn thử đồ ăn trước. Nếu đảm bảo đầy đặn, hợp vệ sinh, giá cả hợp lí thì mới kí hợp đồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều khách hàng phản ánh chất lượng dịch vụ, sản phẩm của các loại hàng hoá, dịch vụ được đăng quảng cáo trên các trang web mua hàng theo nhóm có chất lượng rất kém. Dường như khâu kiểm tra chất lượng dịch vụ đã bị nhiều trang web bán hàng trực tuyến bỏ qua, họ chỉ quan tâm hưởng hoa hồng từ nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng và số lượng voucher bán ra, khiến không ít người tiêu dùng chịu thiệt.
Hiện nay, hệ thống pháp luật chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên đối với hình thức mua bán này nên khi xảy ra rủi ro, quyền lợi của khách hàng sẽ không được đảm bảo. Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp cơ quan chức năng phát hiện đơn vị bán thẻ mua hàng giảm giá cho khách vi phạm các quy định về thương mại điện tử, thì cơ quan chức năng sẽ áp dụng các chế tài theo luật định. Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định được doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm để trục lợi, chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý hình sự. Mặt khác, người tiêu dùng cũng có thể gửi đơn khiếu nại đến Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể.
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, Điều 23 Luật bảo vệ người tiêu dùng đã quy định, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật...Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa bao gồm: Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa, gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Do vậy, trong trường hợp này, Công ty TNHH Nhóm Mua phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng nếu xảy ra thiệt hại do những trục trặc phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của công ty này.
Theo ANTD
CEO bị điều tra, Nhóm Mua bổ nhiệm "tướng" mới Ngày 13/11, Hội đồng Quản trị công ty Nhóm Mua đã phát đi thông cáo công bố bổ nhiệm ông Kyle Phạm vào chức vụ Giám đốc Điều hành và quyết định có hiệu lực tức thì. Theo đó, ông Kyle Phạmlà một Việt kiều Úc. Năm 2012, Kyle Phạm đảm nhiệm vị trí Giám đốc Tài chính Nhóm Mua. Kyle tiếp quản...