Nữ giám đốc công ty thu hàng chục nghìn USD, lừa đảo xuất khẩu lao động
Hợi thành lập Công ty TNHH AC Foods Hà Linh, mục đích thu tiền, hồ sơ của những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tai Nhật Bản.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội ngày 15-6 cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra hành vi “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với Nguyễn Thị Hợi (SN 1983, trú ở đường Kim Giang, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội), Giám đốc Công ty TNHH AC Foods Hà Linh.
Bị can Nguyễn Thị Hợi
Theo điều tra, năm 2017, Nguyễn Thị Hợi là cộng tác viên tìm nguồn lao động của chi nhánh Công ty CP hợp tác quốc tế V.N. Mặc dù không được công ty ký hợp đồng lao động và không được thu tiền của người lao động nhưng Hợi vẫn thông tin với mọi người có khả năng làm thủ tục đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản theo đơn hàng khách sạn và nhà hàng.
Theo đó, đơn hàng khách sạn đi làm việc 3 năm với chi phí 4.000 USD/người, còn đơn hàng nhà hàng thì đi làm nhiều đợt, mỗi đợt 3 tháng với chi phí 4.500 USD/người.
Thông qua chị Trần (trú ở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội), Hợi đã tiếp cận được 7 người có nhu cầu. Những người này được nghe Hợi giới thiệu chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, và cam kết nếu không xuất cảnh được sẽ trả lại tiền. Có 6 lao động thông qua chị Trần nộp cho Hợi 19.000 USD và 1 người nộp cho Hợi 4.000 USD.
Để người lao động tin tưởng, tháng 5-2018, Nguyễn Thị Hợi thành lập Công ty TNHH AC Foods Hà Linh và đảm nhiệm chức giám đốc. Hợi nói với những người đã nộp tiền rằng công ty TNHH AC Foods Hà Linh có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, và chậm nhất đến ngày 31-7-2018 sẽ xuất cảnh.
Video đang HOT
Từ đó, Hợi yêu cầu mỗi người nộp thêm 2.000 USD tiền “chống bỏ trốn” trước khi xuất cảnh. Có 6 người đã nộp thêm cho Hợi 12.000 USD. Như vậy, tổng số tiền mà Nguyễn Thị Hợi đã nhận của 7 người bị hại là 31.000 USD.
Đến thời điểm hành vi phạm pháp bị lộ, Nguyễn Thị Hợi đã trả lại tiền cho người lao động và nộp cho cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả hơn 650 triệu đồng.
Để phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án, đề nghị những ai là bị hại của Nguyễn Thị Hợi, liên hệ cán bộ điều tra Trần Anh Dũng, Đội 10 Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội để giải quyết. Điện thoại: 0913569000, địa chỉ: 40B Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo Danviet
Tuyên án vụ thất thoát hơn 1.800 tỉ tại một ngân hàng ở Cần Thơ
Chiều 14/6, TAND TP Cần Thơ tuyên án vụ thiệt hại 1.800 tỉ xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô (VCB Tây Đô).
Nhóm bị cáo tại tòa. Ảnh: Thanh Niên
Theo đó, toà tuyên phạt Nguyễn Minh Chuyển (cựu giám đốc VCB Tây Đô) 20 năm tù, Trần Anh Huy (cựu Trưởng phòng Khách hàng VCB Tây Đô) 18 năm tù, Nguyễn Hữu Nghĩa (cựu cán bộ tín dụng) một năm tù, cùng về tội vi phạm quy định về cho vay trong các tổ chức tín dụng.
Tuyên phạt bị cáo Võ Vũ Bình (người đòi đổi kiểm sát viên vì giọng nói khó nghe) 18 năm tù; Nguyễn Hùng Cường 19 năm tù, Nguyễn Thanh Hùng 20 năm tù, Cao Hoàng Thám 12 năm tù và các bị cáo Võ Hoàng Thám, Nguyễn Công Trừng, Trang Hồng Sơn, Trịnh Minh Tú mỗi người bị 7 năm tù cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ngoài ra, toà còn buộc các bị cáo bồi thường cho ngân hàng hơn 2.500 tỉ đồng. Chủ tọa phiên toà cũng ra quyết định bắt tạm giam tại toà đối với 3 bị cáo Nguyễn Thanh Hùng, Trần Anh Huy và Võ Vũ Bình để đảm bảo công tác thi hành án.
Sau khi toà tuyên bố kết thúc phiên toà, mọi người ra về thì người nhà bị cáo Bình đã liên tục nói to, cho rằng bị cáo bị oan, sao lại bắt giam.
Trước đó, bị cáo Vũ Bình cũng chính là người yêu cầu thay ông Đặng Quốc Việt là 1 trong 3 kiểm sát viên. Bị cáo này nêu lý do là ông Việt có giọng nói và âm giọng rất khó nghe.
Ngoài ra kiểm sát viên này không trực tiếp giải quyết đơn khiếu nại của bị cáo; tham gia điều tra không đầy đủ...
Luật sư của Vũ Bình không có ý kiến. Còn ông Việt cho rằng, đề nghị của bị cáo Vũ Bình không có căn cứ. Sau khi hội ý, toà cho rằng kiểm sát viên nói tiếng Việt, giọng địa phương nhưng không ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xét xử.
Đến nay chưa có văn bản ràng buộc kiểm sát viên tham gia điều tra bao nhiêu lần. Kết quả tham gia điều tra được thể hiện trong cáo trạng...
Bị cáo Bình không nêu ra được căn cứ là kiểm sát viên không vô tư khách quan nên không chấp nhận yêu cầu của bị cáo.
Bị cáo Võ Vũ Bình. Ảnh: VietNamNet
Theo cáo trạng của VKS, từ năm 2010 - tháng 12/2014, Chuyển, Huy, Nghĩa và một số cán bộ của VCB Tây Đô đã vi phạm trong việc lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra giám sát vốn vay, điều kiện đảm bảo tín dụng, vi phạm Quy chế của Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Các bị can này ký, thực hiện 56 hợp đồng tín dụng cho 41 doanh nghiệp thuộc 6 nhóm khách hàng gồm: Nam Sông Hậu, Du lịch Đại Dương, Cơ khí Tây Đô, An Đô, Thép Đông Dương và Trường Nguyên với tổng số tiền giải ngân hơn 2.476 tỉ đồng vay vốn, đến nay không có khả năng thu hồi.
Vụ việc trên gây thiệt hại cho VCB Tây Đô hơn 1.838 tỉ đồng, thông qua đó để cho các bị can Cường, Trừng, Thám, Duy, Bình, Thám, Sơn, Tú và Hùng là chủ các nhóm doanh nghiệp trên địa bàn lừa đảo chiếm đoạt của VCB Tây Đô tổng số tiền trên 1.051 tỉ đồng.
Nhóm bị cáo Hùng, Cường, Tú, Sơn, Bình, Trừng, Cao Hoàng Thám và Võ Hoàng Thám thông qua mối quan hệ thân quen với bị cáo Chuyển nên đã "thuận lợi" thực hiện được hành vi lừa đảo một cách tinh vi, có tổ chức, quy mô lớn với số tiền chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng.
Do đó cần có mức hình phạt tương xứng để răn đe giáo dục các bị cáo và để phòng ngừa chung cho xã hội.
Vi An (T/h)
Theo doisongphapluat
Bắt giam ba bị cáo tại toà trong vụ VCB Tây Đô Chủ tọa phiên tòa đã ra lệnh bắt tạm giam đối với 3 bị cáo để đảm bảo công tác thi hành án. Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh Lê An Chiều 14/6, sau 2 ngày xét xử sơ thẩm vụ án thất thoát hơn 1.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tây Đô...