‘Nữ giải khuây’ trên màn ảnh rộng xứ Hàn: Tái hiện lịch sử bị lãng quên
Nữ giải khuây (comfort women) là cụm từ ám chỉ những người phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục cho lính Nhật trong suốt thế chiến thứ hai. Có thể nói ‘nữ giải khuây’ là một phần lịch sử đen tối mà Nhật Bản không muốn nhắc lại và không muốn thừa nhận nhất bởi tội ác mà họ gây ra khó mà tưởng tượng và chấp nhận được. Hàn Quốc là một quốc gia có số lượng ‘nữ giải khuây’ nhiều nhất và trong những năm gần đây, chủ đề ‘nữ giải khuây’ liên tục được khai thác trên màn ảnh rộng. Xu hướng này một mặt phản ánh mối quan hệ chính trị luôn căng thẳng giữa hai nước Nhật Bản – Hàn Quốc. Mặt khác, đây có lẽ là cách các nhà làm phim góp phần đưa những câu chuyện và những con người bị lãng quên ra ánh sáng giúp chúng ta hiểu thêm về một phần của lịch sử tàn khốc. Những bộ phim dưới đây tuy cùng khai thác chủ đề ‘nữ giải khuây’ nhưng mỗi phim đã tái hiện lịch sử bằng những cách khác nhau.
Spirits’ Homecoming (2016)
Năm 1943, cô bé Jung Min (14 tuổi) và Young Hee (16 tuổi) bị lính Nhật bắt đến Mãn Châu làm nữ giải khuây phục vụ cho lính Nhật. Kể từ đó, cuộc sống của Jung Min và Young Hee là địa ngục: Họ cùng với những thiếu nữ khác sống trong nhà thổ, mỗi người ở trong một căn phòng nhỏ và mỗi ngày phải chịu sự hành hạ và cưỡng hiếp của vô số lính Nhật.
Poster phim Spirits’ Homecoming
Một người lính tốt bụng đã đưa Jung Min bản đồ để các cô gái có thể bỏ trốn. Thế nhưng cuối cùng Jung Min đã bị một tên lính Nhật bắn chết còn Young Hee đã trở về quê nhà an toàn. Trong một mốc thời gian khác, năm 1997, một bà lão từng là nữ giải khuây sau khi quyết tâm lộ mặt để chia sẻ quá khứ của mình đã bị người khác chế giễu. Bà tìm cách gọi linh hồn người bạn năm xưa của mình. Bà lão hóa ra chính là Young Hee. Bà tìm thấy linh hồn của người bạn Jung Min năm nào và nhờ một pháp sư, Jung Min đã trở về ngôi nhà năm xưa của mình và cả gia đình cô có thể cùng nhau ăn một bữa ăn đơn giản nhưng ấm cúng.
Spirits’ Homecoming ra mắt vào dịp 1/3/2016, ngày kỉ niệm phong trào cách mạng đầu tiên của Triều Tiên chống lại đế quốc Nhật Bản. Bộ phim là một hiện tượng phòng vé khi nó ra mắt: Chỉ trong vòng 5 ngày, phim đã đánh bại nhiều bom tấn và đạt hơn một triệu khán giả. Thành công của Spirits’ Homecomingkhông chỉ nhờ may mắn khi phim ra mắt vào một dịp kỉ niệm quan trọng của Hàn Quốc mà còn ở nội dung phim và tinh thần yêu nước của khán giả Hàn. Hành trình để phim đến với khán giả không hề dễ dàng. Bộ phim mất 14 năm để hoàn thành với vốn làm phim hoàn toàn được gây quỹ từ cộng đồng. Không chỉ vậy, phim còn gặp rắc rối ngay khi nó công chiếu: Không rạp phim nào chịu chiếu một bộ phim độc lập không danh tiếng so với những bom tấn ra mắt cùng thời điểm. Nhưng nhờ vào một lượng lớn khán giả đặt vé trước và ký tên kiến nghị trên mạng internet mà những rạp phim mới quyết định tăng số phòng chiếu cho phim.
Spirits’ Homecoming còn là một bộ phim giúp khán giả thế giới biết đến nhiều hơn về phần lịch sử đen tối ít khi được đề cập đến trong sách vở.
Spirits’ Homecoming không phải là một bộ phim dễ xem. Bởi nó quá chân thực khi phô bày những hành động phi nhân đạo của đế quốc Nhật: Những cô gái yếu đuối không chỉ bị hành hạ, trở thành món đồ chơi cho lính Nhật, mà còn bị giết một cách dã man không thương tiếc. Bên cạnh là một tác phẩm điện ảnh đầy ám ảnh, Spirits’ Homecoming còn là một cách mà các nhà làm phim và khán giả “biểu tình” chống lại những quyết định của chính quyền Park Geun Hye sau khi thỏa hiệp với chính phủ Nhật Bản về vấn đề “nữ giải khuây”. Không chỉ là một hiện tượng xã hội mạnh mẽ tại Hàn Quốc, Spirits’ Homecoming còn là một bộ phim giúp khán giả thế giới biết đến nhiều hơn về phần lịch sử đen tối ít khi được đề cập đến trong sách vở. Tất cả là nhờ nỗ lực của nhóm sản xuất phim và các nhà tài trợ đã mang phim trình chiếu trên toàn thế giới.
Herstory (2018)
Herstory bắt đầu với cô Moon (Kim Hee Ae), một nữ doanh nhân thành đạt, giám đốc một công ty du lịch ở Busan trong một lần nọ bị nghi ngờ “chạy tour” mại dâm trá hình. Trong lúc bị điều tra, cô Moon lập ra một hội phụ nữ dành cho những phụ nữ từng là nữ giải khuây.
Poster phim Herstory
Nhưng mãi đến khi phát hiện ra người giúp việc của mình Bae Jung Kil (Kim Hae Sook) cũng là nạn nhân nô lệ tình dục, cô Moon mới quyết tâm bằng mọi cách phải giúp những người phụ nữ này đòi lại công bằng. Dựa trên vụ kiện tụng có thật diễn ra tại Shimonoseki trong thập niên 90, bộ phim kể về hành trình sáu năm đeo đuổi sự thật và công bằng của 10 phụ nữ từng là nữ giải khuây cùng với 13 người luật sư của họ.
Mặc dù không thành công về mặt thương mại, song không thể phủ nhậm Herstory là một trong những phim Hàn xuất sắc nhất trong năm 2018. Bên cạnh là một phim khai thác đề tài “nữ giải khuây” cực kỳ thành công, Herstory còn là một phim đầy tính nữ quyền.
Herstory là một trong những phim Hàn xuất sắc nhất trong năm 2018.
Đây là một trong những phim Hàn hiếm hoi mà dàn diễn viên chính chỉ toàn là phụ nữ, lại là những nữ diễn viên tài năng nhất của điện ảnh Hàn. Mỗi nữ diễn viên đã thổi hồn vào từng vai diễn và mang lại màu sắc đa dạng đại diện cho những người phụ nữ tuy tính cách và cuộc sống hiện tại khác nhau nhưng họ đều mang cùng một nỗi đau.
I C an S peak ( Tiếng Anh là chuyện nhỏ , 2017 )
I Can Speak xoay quanh một bà ngoại khu phố khó tính Ok Boon ( Na Moon Hee) và anh nhân viên công chức giỏi tiếng Anh Min Jae (Lee Je Hoon). Bà cụ có “sở thích” là gửi thư khiếu nại cho ủy ban quận nơi bà ở mỗi khi thấy chuyện “chướng tai gai mắt” nhưng chẳng ai thèm để ý đến bà. Một ngày kia bà quyết tâm “bái sư” anh chàng Min Jae làm thầy dạy tiếng Anh cho mình. Ban đầu anh chàng luôn “làm lơ” bà cụ thế nhưng sau khi sự ấm áp của bà đã lay động trái tim anh chàng lạnh lùng và anh quyết tâm giúp bà học giỏi tiếng Anh.
Poster I Can Speak
I Can Speak tưởng chừng là một bộ phim hài giải trí nhẹ nhàng, đó là lí do vì sao cú “plot twist” nửa sau của phim lại làm khán giả bất ngờ: Bà cụ hóa ra từng là một “nữ giải khuây”. Bà luôn sống ẩn mình cho đến khi người bạn thân của bà, cũng là một nạn nhân giống bà qua đời. Lúc này, bà quyết định thay thế người bạn của mình và đại diện cho những nữ giải khuây khác đứng lên đòi lại công lý tại tòa án quốc tế. Bà cụ Ok Boon chính là dựa trên một nhân vật có thật – Lee Yong Soo, một “nữ giải khuây” từng đứng trước Quốc hội Mỹ năm 2007 để lên án chính phủ Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra tội ác với hàng ngàn phụ nữ vô tội.
Sự xuất hiện của bà đã khiến thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đứng ra phủ nhận mọi tội lỗi năm xưa của quốc gia mình và thậm chí còn nói rằng lời xin lỗi mà chính phủ Nhật đưa ra năm 1993 là không cần thiết. Mặc dù vậy, như những gì chúng ta thấy trên phim, người phụ nữ bé nhỏ đã chiến thắng và sau đó các đại biểu có mặt đã đồng thuận yêu cầu Nhật Bản phải chính thức xin lỗi những phụ nữ từng là “nữ giải khuây”.
Cảnh trong I Can Speak
So với hai phim trên, I Can Speak nhẹ nhàng hơn hẳn. Tuy vậy, phim đã thành công lột tả cuộc sống của một người phụ nữ từng là “nữ giải khuây”: Nỗi ám ảnh vẫn đeo bám Ok Boon dai dẳng và bà không thể có một gia đình bình thường và sống như một người phụ nữ bình thường. Ok Boon, cũng như nhiều “nữ giải khuây” khác đã tiếp tục sống nhưng chọn cách im lặng về quá khứ của mình vì thậm chí khi họ là nạn nhân, xã hội vẫn mang cái nhìn kì thị đối với họ. Và có lẽ, chính họ cũng không thế đối diện với nỗi kinh hoàng họ đã trải qua. Đây cũng là lí do vì sao một tội ác kinh khủng như thế đã bị chôi vùi trong suốt một thời gian dài: Những nạn nhân đã chọn cách im lặng và trốn tránh.
Theo Thegioidienanh.vn
'Herstory': Câu chuyện đau lòng về những nữ nô lệ tình dục bị lãng quên trong lịch sử
"Herstory" là bộ phim điện ảnh dựa trên câu chuyện có thật về nhiều cuộc đấu tranh pháp lý của những "phụ nữ giải khuây" chống lại chính phủ Nhật Bản.
&'Comfort women - Phụ nữ giải khuây', cụm từ sẽ khiến chúng ta đau lòng khi phải nhắc tới vì nó là một cụm từ nói tránh khi người ta muốn nhắc tới hơn 200.000 phụ nữ Châu Á từng bị bắt ép trở thành nô lệ tình dục trong thời kỳ Thế chiến II. Nhiều phụ nữ trẻ trên khắp Châu Á trong thời kỳ này đã phải sống trong đau khổ, nhục nhằn bởi tội ác gây ra bởi quân Nhật. Sự thật này là vệt hoen ố trong lịch sử đấu tranh vì quyền con người. Câu chuyện đau lòng về những phụ nữ bị quân Nhật biến thành nô lệ tình dục, không được nhắc tới trong các tài liệu chính thống về lịch sử.
kinopoisk.ru
Là tác phẩm mới nhất từ đạo diễn Min Kyu Dong, người từng nổi tiếng với các tác phẩm trước đó như All About My Wife (2012) hay All For Love (2005). Herstory kể một câu chuyện có thật về 10 nô lệ tình dục ở Busan, những người đã cùng nhau dấn thân vào một cuộc chiến pháp lý kéo dài sáu năm từ năm 1992 đến năm 1998 tại Shimonoseki, Nhật Bản với 23 lần tái thẩm và 13 luật sư bào chữa, để yêu cầu một lời xin lỗi và bồi thường từ chính phủ Nhật Bản.
Phiên tòa xét xử không được công chúng Hàn Quốc biết đến mặc dù kết quả là một phán quyết hiếm hoi và có ý nghĩa buộc chính phủ Nhật Bản đền bù cho nguyên đơn lần đầu tiên trong lịch sử các phiên tòa xét xử liên quan đến &'phụ nữ giải khuây'. Tuy nhiên, phán quyết này bị bác bỏ bởi tòa án cấp cao sau đó.
Herstory có sự hội tụ của một dàn diễn viên toàn nữ được đánh giá cao về mặt diễn xuất như Kim Hee Ae, Kim Hae Sook, Ye Soo Jung, Moon Sook và Lee Yong Nyeo, tiêu biểu nhất là Kim Hee Ae và Kim Hae Sook.
Trong phim, Kim Hee Ae đảm nhiệm vai Moon Jung Sook, người đứng đầu nhóm nguyên đơn. Kim Hae Sook đóng vai Bae Jung Kil, một trong những nạn nhân sống sót sau quá khứ khủng khiếp. Và Lee Yong Nyeo đóng vai Lee Ok Joo, người giúp Moon Jung Sook thông qua phiên tòa.
Thông qua bộ phim khán giả có thể cảm nhận được những nỗi đau, ám ảnh và những câu chuyện cuộc đời bi thảm của các nạn nhân ngay trong phòng xử án. Những phụ nữ từng là nạn nhân, từ những người mặc cảm, xấu hổ chuyển sang mạnh mẽ dám lên tiếng và đấu tranh vì công bằng và danh dự.
"Herstory" Trailer
"Herstory" Trailer
Herstory sẽ được ra mắt khán giả tại Hàn Quốc từ ngày 27/06/18.
Theo Saostar
'I Can Speak' - phim hài cười ra nước mắt của màn bạc Hàn Dù được gắn mác thể loại hài về chuyện học ngoại ngữ của một bà lão, tác phẩm thật ra có nội dung bi dựa trên chuyện có thật. Nhân vật chính của I Can Speak là bà già tinh quái Ok Boon - nỗi ám ảnh của văn phòng công dân với kỷ lục trên 8.000 đơn khiếu nại suốt 20 năm...