Nữ game thủ Việt hóa ra còn ‘hardcore’ hơn các anh em
Xét về mức độ “ hardcore”, thì nhiều game thủ nam vẫn thua xa các chị em phụ nữ.
Một sự thật hiển nhiên mà bất kỳ game thủ Việt nào cũng biết, số lượng những nữ game thủ Việt hiện đang sinh sống trong nước cũng như đang học tập và làm việc tại khắp nơi trên thế giới là rất lớn.
Những thể loại game mà các chị em “say đắm” cũng rất đa dạng, và thậm chí, nếu xét tổng thể những game có sự hiện diện của game thủ nữ, chắc chắn số lượng sẽ hơn hẳn những game online cũng như offline mà nam game thủ đang theo đuổi. Lý do rất đơn giản, bên cạnh những tựa game dành cho riêng họ, chẳng có gì ngăn cản họ đến với những tựa game mà phần đông người chơi là nam giới cả.
Tuy nhiên trong bài viết ngày hôm nay, có lẽ sẽ vô cùng… nhạt nhẽo khi chúng ta chỉ điểm lại những thể loại game cả online lẫn offline game thủ nữ thưởng thức. Thay vào đó, thông qua những câu chuyện mà tôi có dịp được trải nghiệm trực tiếp hoặc được nghe kể lại, chúng ta hoàn toàn có thể nhận định rằng, xét về mức độ “hardcore”, thì nhiều game thủ nam vẫn thua xa các chị em phụ nữ.
Hãy bắt đầu một cách đơn giản với những game casual. Nếu là một game thủ đã gắn bó nhiều năm trời với làng game Việt nói chung và những quán internet nói riêng, sẽ chẳng có gì lạ lùng khi một buổi sáng sớm, thức dậy trước giờ đi học thêm, bạn quyết định vào một quán internet gần nhà để xem nhân vật của mình ra sao, thì đã thấy một hai chị em đang ngồi trong quán và phiêu với những giai điệu trong Audition. Chuyện đó được nhiều game thủ ví von một cách hài hước: “Chuyện thường ngày ở huyện!”
Với sự bùng nổ của những tựa game trên Facebook, mà gần đây nhất là bom tấn gây xôn xao dư luận và cũng là chủ đề bàn tán của không ít người: Candy Crush Saga, các chị em game thủ lại có thêm một “mặt trận” mới để thưởng thức.
Với khả năng cho phép người chơi thưởng thức game mọi lúc mọi nơi, từ trình duyệt đến điện thoại di động, việc một cô nàng cố gắng vượt qua những màn chơi có phần khó khăn trong Candy Crush ngay trong lớp học, trong giờ giải lao, khi gặp bạn bè ngoài quán cafe, thậm chí… thức đêm để thưởng thức trò chơi dễ gây nghiện này hoàn toàn không khó để bắt gặp.
Video đang HOT
Trước đây việc nam game thủ dành trọn ngày ngoài quán internet để thả mình vào thế giới của những game online không hề hiếm. Thế nhưng giờ đây, xét về mặt bằng chung, “độ chơi” và mức độ ham mê game của nhiều nam game thủ chúng ta dường như chỉ là “trò đùa” nếu so sánh với nửa còn lại của thế giới.
Một câu chuyện khác mà tôi được chứng kiến chính là câu chuyện một nữ du học sinh nước ngoài đang ở trọ nhà người bạn tôi để tiện cho việc học tập. Sau khi hoàn thành hết những công việc ở lớp, thông thường từ 11 giờ rưỡi hoặc 12 giờ đêm, cô nàng của chúng ta lại có mặt trong DotA 2 và sát cánh cùng những nam game thủ khác trong cuộc chiến gần như không có hồi kết.
Đừng đánh giá thấp các chị em, vì cô nàng game thủ này có “tác phong” chơi game hết sức chuyên nghiệp, khi biết sử dụng mic để giao tiếp với đồng đội, thông báo vị trí hoặc đưa ra những ý kiến riêng. Thật tiếc cho cô là không phải trận đấu nào ở khu vực Đông Nam Á cô cũng gặp được bạn chơi như ý muốn, đơn giản vì không phải game thủ nào cũng biết tiếng Anh đủ để giao tiếp với cô.
Cũng có những giây phút cáu gắt khi đồng đội không chịu đi gank, hoặc không cắm mắt để tránh bị đội bạn “làm thịt” lúc farm rừng, thẳng thắn mà nói thì nữ game thủ của chúng ta cũng có niềm đam mê game chẳng kém cạnh gì những đồng nghiệp nam giới cả.
Đó là câu chuyện người nước ngoài hiếm hoi mà tôi có dịp được chứng kiến tận mắt. Vậy còn người Việt Nam? Tôi có quen một cô gái hiện đang du học. Sở dĩ câu chuyện của cô được chúng ta đem ra bàn luận chính là vì chúng tôi gặp nhau trong Diablo 3, ngay trong những ngày đầu tiên tựa game chính thức phát hành.
Trong khi tôi đóng vai một gã monk già khú đế, với những chiêu thức có sức mạnh nhưng ban đầu hầu như chỉ mang giá trị “đỡ đòn” cho đồng đội, thì nhân vật Demon Hunter của cô bạn này lại hoàn thành khá tốt vai trò damage dealer. Sau này, khi phong trào Diablo 3 tạm lắng xuống, cô đành quay về với Guild Wars 2 và League of Legends để thỏa mãn niềm đam mê game của mình.
Cũng chính niềm đam mê đã khiến cho game thủ nữ trong nhiều game online hiện nay trở thành những con người hardcore theo đúng nghĩa đen. Chẳng hạn như một cô gái người Việt khác đang thưởng thức tựa game Aion, bom tấn một thời. Cô bỏ thời gian và công sức ra học hết tất cả những “bí kíp” craft đồ khủng trong game, đơn giản chỉ vì “muốn thấy chúng đẹp cỡ nào”.
Một điều nữa tôi nhận thấy ở rất nhiều nữ game thủ mà tôi từng có cơ hội quen biết, đó chính là thái độ thưởng thức tựa game cũng như thái độ giao tiếp của họ với những game thủ khác. Họ có thể cáu gắt, có thể khó chịu, nhưng rất ít khi họ “trình bày” sự khó chịu đó bằng những câu chữ có phần thiếu thiện cảm trong game, khác với những game thủ nam, khi họ đôi lúc mắng mỏ đồng đội bằng những từ ngữ vô cùng sinh động nhưng lại không văn hóa cho lắm.
Tựu chung lại, xét cả về đam mê trong game lẫn thời gian bỏ ra, nhiều nữ game thủ Việt Nam còn hardcore hơn cả chính chúng ta, những nam game thủ Việt, những người được coi là bộ phận chủ yếu trong bất kỳ tựa game online nào đã và đang được phát hành.
Theo VNE
eSports hóa game online: Chìa khóa thành công?
Việc ấp ủ một game online và biến nó thành bộ môn thể thao điện tử có thể đem lại thành công cho chính NPH.
Cho đến thời điểm hiện tại, những tranh cãi xoay quanh việc kỳ thực,eSports (thể thao điện tử) đang được online hóa, hay những game online đang được các nhà phát hành cũng như nhà phát triển khai thác theo hướng thể thao điện tử vẫn đang được dấy lên và chưa hề có hồi kết.
Trong khi một số game thủ thì cho rằng, việc online hóa eSports khiến cho làng thể thao điện tử trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Trước đây, những giải đấu dành cho những game thủ chuyên nghiệp thường xoay quanh những trận đấu của những tựa game được đầu tư nhiều cho mảng chơi mạng qua hệ thống mạng LAN.
Trong khi đó, với sự phổ biến ngày càng sâu rộng của internet trong nhiều năm trở lại đây, những trận đấu game chuyên nghiệp không còn đơn thuần chỉ là hai đội hoặc hai game thủ có mặt tại điểm thi đấu chung đã định sẵn và thi tài. Hiện giờ, đôi khi giải đấu thậm chí còn cho phép game thủ chơi game hoặc thi đấu ở bất kỳ đâu họ muốn, miễn là giờ giấc của trận đấu được cả hai bên tuân thủ nghiêm ngặt, và đường truyền internet phải đủ ổn định để trận đấu có thể diễn ra một cách bình thường.
Vậy còn eSports hóa game online? Hãy nhìn vào những cái tên như World of Tanks hay League of Legends chẳng hạn. Những tựa game online được tạo ra để game thủ rất dễ làm quen, dễ chơi dễ tiếp cận nhưng lại khó lòng có thể luyện tập mọi kỹ năng trong game lên mức "bá đạo" được. Hay nói một cách ngắn gọn hơn là "dễ chơi nhưng khó giỏi". Điều này là một lý do khiến cho không ít game online được tạo ra với cơ hội trở thành một bộ môn thể thao điện tử chính hiệu.
Trước đây, chẳng hề ít những game thủ gạo cội cho rằng, những game được sử dụng trong những giải đấu thể thao điện tử phải là bộ môn bộc lộ được khả năng và đẳng cấp của mỗi game thủ. Lấy ví dụ, kỹ năng xử lý độ giật của một món vũ khí trong Counter Strike khác hoàn toàn, thậm chí khó hơn nhiều so với CrossFire. Như vậy là họ cho rằng, những tựa game có phần casual, dễ chơi thì không nên trở thành một bộ môn eSports.
Tiếc thay, đó là góc nhìn có phần khá phiến diện của những game thủ. Cuộc chơi thể thao điện tử giờ đây chẳng còn là nơi mà kỹ thuật cá nhân trở thành điều quan trọng nhất nữa. Đối với một tựa game sở hữu số lượng người chơi ít, đồng nghĩa với những giải đấu cũng "hẻo" khán giả, thì cho dù game khó tới đâu, đó vẫn sẽ là một thất bại phần nào dành cho đơn vị tổ chức sự kiện.
Và như vậy là, việc những tựa game online với cộng đồng game thủ đông đảo, hoàn toàn có thể trở thành một thành công lớn về mặt tài chính trong bất kỳ giải đấu thể thao điện tử nào.
Việc ngày càng nhiều game online trở thành những bộ môn thi đấu chính tại những sự kiện hay giải đấu cũng là một hệ quả của xu hướng "online hóa" mà GameK đã có dịp phân tích cho các bạn. Trong tương lai gần, sự hiện diện của những game offline thuần túy, nơi chỉ có duy nhất người chơi tương tác với các nhân vật máy sẽ dần biến mất, và những tựa game online dạng MMO hoặc MO (số lượng game thủ tương tác với nhau ít hơn nhiều so với MMO, thường là game dạng dungeon) sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà phát triển game vì trải nghiệm xã hội hóa độc đáo của chúng.
Tương tự như vậy, khi một game online hội tụ được hai điều kiện: Cộng đồng đủ mạnh, và mang tính chất của một bộ môn thể thao điện tử, chúng hoàn toàn có thể nối gót những cái tên như League of Legends chẳng hạn, để trở thành tựa game mà bao game thủ ngày đêm luyện tập để có được ngày đứng trên đỉnh vinh quang.
Điều này có nghĩa là, phát hành được một tựa game có được hai yếu tố kể trên, cộng với những cố gắng của chính NPH, họ hoàn toàn có thể tạo ra những giải đấu thường kỳ dành cho cộng đồng game thủ hâm mộ. Khi đó, danh tiếng cũng như doanh thu mà tựa game này mang về cho NPH rõ ràng là rất đáng để hy vọng.
Theo VNE
Những game thủ không thể sở hữu hàng khủng trong game online Có rất nhiều game thủ khó có thể đạt được thành tựu lớn trong thế giới ảo của game online. Các nhân vật hàng khủng với sức mạnh áp đảo quần hùng luôn rất nổi tiếng trên server của cácgame online và những game thủ sở hữu tài khoản này cũng rất tự hào với thành quả trong thế giới ảo và thường...