Nữ dược sĩ bị mẹ chồng hắt hủi dù chồng yêu thương hết mực
Ngày anh đưa tôi về ra mắt, cả nhà anh ai cũng bĩu môi, quay đi nơi khác. Mẹ anh bảo, nếu anh không bỏ tôi thì đừng xem bà là mẹ.
Vợ chồng tôi cưới nhau đến nay đã hơn ba năm. Tôi là dược sĩ, được chồng yêu và tôn trọng. Hơn ba năm qua, chúng tôi rất ít khi giận nhau, làm chuyện gì cũng đồng lòng.
Điều tôi rất buồn, muốn chia sẻ sau đây là mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Hơn ba năm làm dâu là chừng đó thời gian tôi phải nuốt nước mắt vào trong, cố gắng nhịn vì chồng và vì con gần ba tuổi.
Tôi sinh ra đã bị cái bớt máu ở mặt. Mẹ tôi kể, mới đầu, cái bớt chỉ nhỏ bằng ngón tay. Khi tôi lớn, nó lan rộng cả một bên má.
Hồi còn là học sinh, tôi rất tự ti vì bị bạn trêu, những ánh mắt nhìn mình soi mói, sợ sệt. Phải đến khi lên cấp ba, tôi mới dần tự tin, vì được cô giáo dạy sinh học giải thích nguyên nhân mình bị như vậy.
Mãi đến khi học xong đại học, đi làm được ba năm tôi mới có bạn trai. Anh là chồng tôi bây giờ. Anh nói yêu tôi vì cái bớt trên mặt và tôi đã biết rũ bỏ những mặc cảm để tự tin.
Tuy nhiên, chúng tôi không được gia đình anh đồng ý. Ngày anh đưa tôi về ra mắt, cả nhà anh ai cũng bĩu môi, quay đi nơi khác. Mẹ anh bảo, nếu anh không bỏ tôi thì đừng xem bà là mẹ.
Video đang HOT
Dù thế, anh vẫn ở bên tôi. Anh nói, tôi là cô gái tốt, anh may mắn vì gặp được nên không ai có thể ngăn cản.
Đám cưới của chúng tôi diễn ra rất buồn. Mẹ anh không dự. Các anh chị em anh cũng chỉ đến cho có. Đổi lại, bạn của anh và của tôi đến rất đông. Ai cũng ôm tôi chúc mừng.
Cưới ngày thứ nhất, ngày thứ hai mẹ anh bảo tôi làm gái mới dụ con trai bà (vì lúc đó tôi đã có thai ba tháng). Mẹ còn nói, bố mẹ tôi không biết dạy con. Tôi nói với mẹ, mẹ mắng chửi, nói con như thế nào cũng được, nhưng xin đừng xúc phạm bố mẹ con. Mẹ bảo tôi hỗn láo, cãi mẹ.
Vì bênh vợ, anh cũng bị mẹ ghét. Mẹ nấu ăn riêng. Tôi nấu cơm mời mẹ ăn, mẹ bảo: “Đồ rác rưởi như cô thì đừng mời”. Vợ chồng tôi chỉ biết im lặng ngồi ăn.
Những ngày cuối tuần, được nghỉ làm, tôi đi mua ba bịch phở cho ba người. Về nhà, tôi mời mẹ ăn. Mẹ cầm bịch phở ném vào người tôi trước mặt con trai rồi nói: “Cô đừng đóng kịch. Tôi đi xem bói rồi. Thầy nói, cô là sao chổi đến để quét nhà tôi, chia cắt mẹ con tôi”.
Nước phở tung tóe khắp nhà, thấm ướt cả bộ quần áo tôi đang mặc. Quay sang chồng tôi, mẹ nói, anh được ăn học, được dạy nên người mà đi rước gái về nhà. Suốt những tháng thai kỳ, hầu như tôi khóc nhiều hơn vui.
Đến bây giờ, dù chúng tôi đã mua nhà ở riêng, chỉ đến thăm mẹ những ngày lễ tết, giỗ ba chồng, nhưng mỗi lần nhìn thấy tôi, mẹ cầm chổi ra quét sân. Mẹ nói: “Rác trong nhà nhiều quá nên phải bỏ đi”.
Trong nhà có một người chị lấy chồng và không được lòng nhà chồng, bị chồng đánh nên về ở với mẹ. Chị ấy nhìn thấy vậy đã bảo mẹ đừng gay gắt với tôi nữa.
Câu nói của chị làm tôi đã rơi nước mắt vì cảm động. Thế nhưng, mẹ thì không. Mẹ bảo, trừ khi không còn bà trong nhà nữa thì ai thích lộng hành cứ làm. Bây giờ, tôi đang mang thai con thứ hai. Tôi phải làm sao để được bà chấp nhận và không còn có những lời cay nghiệt với tôi nữa.
Theo VietNamNet
Từ ngày mẹ chồng tập tành mua hàng online, tôi trở thành con nợ tự mua dây buộc mình
Tôi hối hận khi chỉ mẹ chồng dùng điện thoại quá.
Trước đây, tôi và mẹ chồng khá thân thiết với nhau. Một phần vì tôi không sống cùng mẹ, một phần vì tính tình tôi xởi lởi, dễ tiếp xúc, nói chuyện nên mẹ chồng tôi thích lắm. Cứ thứ bảy, mẹ chồng lại gọi điện kêu vợ chồng tôi đưa cháu về chơi. Về nhà là chúng tôi nói không hết chuyện.
Một hôm, mẹ chồng bảo tôi chở đi mua cái điện thoại mới. Bà nói dùng điện thoại cũ hoài bị lạc hậu. Nhóm tập thể dục của bà toàn dùng cái lướt lướt, xem tin tức, nghe nhạc gì cũng tiện. Thấy mẹ có tinh thần cầu tiến học hỏi, tôi hào hứng bỏ tiền mua tặng luôn cho bà cái điện thoại cảm ứng 9 triệu.
Nhưng chẳng bao lâu sau, tôi bắt đầu hối hận vì đã quá hào phóng với mẹ chồng mà "mua dây buộc mình". Từ ngày có điện thoại, mẹ chồng tôi chẳng còn chú tâm chăm sóc gia đình nữa. Tôi cũng chẳng biết đâu nếu bố chồng không gọi điện cho chồng tôi rên than.
Một phần vì tôi không sống cùng mẹ, một phần vì tính tình tôi xởi lởi, dễ tiếp xúc, nói chuyện nên mẹ chồng tôi thích lắm. (Ảnh minh họa)
Ông nói mẹ chồng tôi sáng tối ôm lấy cái điện thoại không rời. Nấu ăn thì qua quýt cho xong nên khi mặn khi nhạt, khi còn cho ông ăn mì tôm qua bữa. Nhà cửa bà cũng bắt ông lau chùi vì không có thời gian? Nghe chồng kể lại, tôi vừa sốc vừa buồn cười.
Đã thế, không biết ai chỉ bày mà mẹ chồng tôi bắt đầu tập tành mua hàng online. Bà kết bạn với toàn những người bán hàng rồi hỏi giá, đặt hàng này nọ. Dù tôi đã cảnh báo mua hàng online rất dễ bị lừa, tiền mất tật mang nhưng bà vẫn cứ thích mua vì nó tiện lợi, mẫu mã lại đẹp mắt. Khuyên không được, tôi đành thôi. Tôi đâu biết, người nhận hậu quả của những lần mẹ chồng "nổi hứng" lại chính là mình.
Lần đầu tiên là khi tôi đang làm ở công ty, mẹ chồng gọi điện hối thúc như chuyện gì quan trọng lắm: "Mau về giúp mẹ cái này. Mày mà không về chắc tao chết với bố mày". Trưa đó, tôi phải chạy về nhà chồng xem thử chuyện gì đã xảy ra.
Tiền bạc tôi trả cho mẹ chồng đã lên tới con số hơn 10 triệu đồng mà mẹ chồng chẳng có động tĩnh gì trả lại. (Ảnh minh họa)
Về tới nơi thì tôi chưng hửng thật sự. Thì ra mẹ chồng tôi đặt mua cái váy trên mạng với giá 2 triệu đồng. Nhưng khi nhận hàng, mặc thử thì cái váy chẳng khác gì cái bao, mẹ chồng tôi vóc dáng người thấp, mập, mặc vào càng buồn cười. Bố chồng tôi mắng cho.
Và tôi lại là người phải gọi điện cho shop thương lượng trả hàng, phí ship, phí tổn thất này nọ. Thương lượng xong xuôi, tôi còn phải đem cái váy đi gửi trả lại và bị shop cằn nhằn.
Từ đó về sau, mẹ chồng chuyển luôn việc nhận hàng, trả tiền cho tôi vì sợ bố chồng tôi la. Mà nhận hàng thì có cái được cái không. Cái nào được thì ổn, không là tôi phải chủ động liên hệ đổi trả tùm lum.
Chưa kể tiền bạc tôi trả cho mẹ chồng đã lên tới con số hơn 10 triệu đồng mà mẹ chồng chẳng có động tĩnh gì trả lại. Tôi nói với chồng, anh còn mắng tôi ngu thì ráng chịu. Tôi ức chế quá. Phải làm sao cho mẹ chồng dừng ngay mua hàng online lại đây? Kiểu này chắc tôi đổ nợ với bà quá.
Theo docbao.vn
Có dâu út giàu, mẹ chồng biến dâu trưởng thành osin không ngờ gậy ông đập lưng ông Từ ngày có Quỳnh, ai cũng cảm nhận rõ được sự phân biệt đối xử của bà mẹ chồng. Mọi việc trong nhà bà Nga để hết cho Phương làm trong khi bản thân bà chỉ ở nhà không làm gì cũng quyết không động vào. Phương chăm chỉ chịu khó lại biết chu toàn việc gia đình nên cũng được nhiều người...