Nữ du học sinh Việt được Facebook mời làm việc với mức lương 9 con số
Kết thúc kỳ thực tập tại Facebook, Tăng Trần Diệu Linh (21 tuổi) nhận được lời mời quay trở lại làm việc sau tốt nghiệp với mức lương hấp dẫn.
Mạnh dạn chuyển từ chuyên ngành Kinh tế sang Khoa học máy tính
Tăng Trần Diệu Linh (21 tuổi) là sinh viên năm cuối tại Đại học Grinnell, Mỹ. Cô học chuyên ngành Khoa học máy tính.
Tăng Trần Diệu Linh (21 tuổi) là sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính tại Đại học Grinnell, Mỹ.
Đối với cô gái này, chuyên ngành Khoa học máy tính không phải là lựa chọn đầu tiên. Trong khoảng thời gian cấp ba, Diệu Linh từng làm thêm ở một số công ty tại vị trí cộng tác viên kinh doanh. Do đó, khi lên đại học năm thứ nhất, Linh đã lựa chọn theo học ngành Kinh tế.
Tuy nhiên, thực tế không như tưởng tượng. Diệu Linh chia sẻ: “Ngành Kinh tế ở trường mình rất nặng về lý thuyết và toán, khiến mình cảm thấy khá hoang mang với lựa chọn của bản thân”.
Linh đã tận dụng mô hình đại học khai phóng để trải nghiệm thêm ngành Khoa học máy tính theo lời khuyên của bạn bè. Qua đó, cô khám phá ra ngành học này giúp bản thân khai thác tối đa những điểm mạnh của mình.
Diệu Linh bộc bạch: “Mình chọn theo đuổi ngành này khi mình nhận ra bản thân có thể ngồi trước màn hình 4-5 tiếng để sửa một cái bug (lỗi phần mềm) bé mà không cảm thấy mệt mỏi hay chán nản. Mình chưa dám gọi là đam mê, nhưng mình biết là mình sẽ đủ kiên nhẫn và sức lực để đặt các môn Khoa học máy tính lên hàng đầu”.
Diệu Linh (giữa) cùng các bạn trong cộng đồng du học sinh Việt Nam.
Video đang HOT
Chủ động tìm kiếm cơ hội trải nghiệm ở các tập đoàn lớn
Để chuẩn bị cho việc đi thực tập vào năm thứ 3 đại học, Diệu Linh đã thu thập thông tin ở nhiều nguồn khác nhau. Các kiến thức cơ bản về cơ hội thực tập đều được Linh tìm hiểu thông qua mạng xã hội và trang báo uy tín. Bên cạnh đó, cô bạn cũng tích cực trao đổi với các sinh viên khóa trên để lấy thêm kinh nghiệm.
“Mình thường tìm hiểu qua việc nói chuyện, phỏng vấn con đường mà các anh chị đi trước đã trải qua. Mình hỏi về môi trường làm việc và các cơ hội cho sinh viên ở các công ty đó. Cuối cùng là nhờ tiền bối gửi hồ sơ của mình cho bên tuyển dụng để tìm kiếm cơ hội phỏng vấn”, Diệu Linh nói.
Sau khi chuẩn bị kỳ càng, Diệu Linh nhận được hàng loạt các lời mời thực tập đến từ tập đoàn lớn.
Cô cân nhắc và quyết định chọn Facebook làm điểm dừng chân của mình. Nữ sinh sinh năm 2000 cảm thấy văn hóa nơi đây rất phù hợp với tính cách bản thân. Hơn thế nữa, Linh cũng luôn muốn làm việc ở các công ty công nghệ lớn tại California, Mỹ.
Diệu Linh (thứ hai từ trái sang) tham gia chương trình workshop về khoa học máy tính.
Trải nghiệm thực tập trực tuyến tại Facebook
Vì dịch bệnh Covid-19, Diệu Linh thực tập trực tuyến. Ban đầu, cô rất tiếc vì không thể trực tiếp trải nghiệm cơ sở vật chất hiện đại của Facebook. Tuy nhiên, mọi người trong nhóm của Linh cũng làm việc từ xa và thường xuyên tương tác với nhau nên cô an ủi phần nào. Linh cho rằng có thể tìm được cơ hội thực tập trong tình hình dịch bệnh đã là một điều may mắn.
Chia sẻ với Dân trí , Diệu Linh cảm thấy thoải mái trong môi trường làm việc tại Facebook. Khi mới vào làm, văn hóa giao tiếp cởi mở và trao đổi phản hồi là hai điều khiến Linh còn bỡ ngỡ, nhưng với sự trợ giúp của cố vấn cũng như thành viên trong nhóm, cô bạn đã nhanh chóng thích nghi.
Trong thời gian làm việc, Linh luôn thấy bản thân được tôn trọng và được lắng nghe: “Mọi người thường xuyên chủ động hỏi thăm về tình trạng của mình cũng như giúp đỡ để mình có thể cảm thấy thoải mái nhất có thể”.
Kết thúc ba tháng thực tập, Diệu Linh cho biết bản thân đã học hỏi thêm nhiều điều mới: “Đầu tiên là cách làm việc từ chính những người trong ngành, cách giao tiếp, nói chuyện, trao đổi thông tin, nêu ý kiến… Thứ hai, vì Facebook là một công ty công nghệ lớn nên mình phải nâng cao tiêu chuẩn cho các sản phẩm của bản thân”.
Cô bạn sinh năm 2000 cảm thấy bản thân đã trở thành một kỹ sư máy tính tốt hơn chỉ trong thời gian ngắn ngủi vừa qua.
Nữ sinh Diệu Linh nhận được lời mời vào làm việc tại Facebook.
Facebook mời làm việc với mức lương hấp dẫn
Mọi nỗ lực của Diệu Linh đã được đền đáp xứng đáng khi cô nhận được lời mời làm việc chính thức từ Facebook.
Facebook đưa ra đề nghị mức lương một năm lên đến vài tỷ đồng (quy đổi USD sang Việt Nam đồng) nếu Diệu Linh quay trở lại làm việc sau khi tốt nghiệp đại học. Đối với Diệu Linh, đây chắc chắn là một đề nghị hấp dẫn, đặc biệt là đối với một du học sinh quốc tế mới ra trường. Tuy nhiên, Linh cũng cân nhắc đến các yếu tố khác trong thời gian tới, chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Diệu Linh tiết lộ: “Mình cảm thấy rất hạnh phúc, tự hào cũng như cảm thấy biết ơn vì gia đình, bạn bè, thầy cô đã ủng hộ và tin tưởng vào mình để mình có cơ hội việc làm như hiện tại. Bên cạnh đó, mình cũng tự tin hơn vào các lựa chọn của bản thân, nhất là khi đây không phải là chuyên ngành mình lựa chọn ban đầu”.
Diệu Linh mong muốn trở lại Việt Nam sau một thời gian làm việc tại nước ngoài.
Trong năm cuối tại trường đại học, Diệu Linh cũng tiến hành phỏng vấn với một số công ty khác để cân nhắc lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên Facebook vẫn luôn là ưu tiên của cô gái này.
Xa hơn, Linh mong muốn trở lại Việt Nam để đóng góp cho công cuộc thay đổi số của nước nhà. Cô cho biết: “Mình nghĩ sau một vài năm học tập và làm việc ở nước ngoài, mình có thể trở lại Việt Nam với tư cách là một Diệu Linh hiểu biết, hữu ích và sáng tạo hơn để cùng những người trẻ khác tạo ra sự thay đổi ở chính quê hương mình”.
Myanmar chặn Twitter, Instagram
Giới chức Myanmar yêu cầu các nhà cung cấp mạng Internet và hãng viễn thông chặn Twitter cùng Instagram cho tới khi "có thông báo mới".
Đại diện Telenor, hãng viễn thông của Na Uy, cho biết các bên cung cấp dịch vụ Internet và di động nhận lệnh chặn truy cập hai mạng xã hội nói trên từ 5/2 "cho tới khi có thông báo mới". Người sử dụng cho biết không thể truy cập Twitter lúc 22h (23h giờ Hà Nội), thậm chí không thể truy cập thông qua các dịch vụ VPN.
Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar chưa bình luận về thông tin, trước đó cơ quan này thông báo sẽ chặn Facebook tới 7/2 vì "sự ổn định" khi nhiều người "tung tin giả và sai lệch trên Facebook khiến dân chúng hiểu nhầm".
Sau khi không thể vào Facebook, nhiều người Myanmar chuyển sang sử dụng Twitter để đăng nội dung phản đối việc quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực, kêu gọi biểu tình.
Một thiết giáp BTR-3U của quân đội Myanmar đỗ gần tòa nhà quốc hội tại thủ đô Naypyidaw, ngày 4/2. Ảnh: AFP .
Một phát ngôn viên Twitter cho biết hãng này "quan ngại sâu sắc về lệnh chặn các dịch vụ Internet của Myanmar" và sẽ vận động để chấm dứt điều này. Phát ngôn viên của Facebook xác nhận mạng xã hội Instagram bị Myanmar chặn và "kêu gọi giới chức khôi phục kết nối để mọi người Myanmar có thể liên lạc với gia đình, bạn bè và truy cập các thông tin quan trọng".
Động thái chặn một số mạng xã hội diễn ra sau khi quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020.
Quân đội Myanmar ngày 2/2 cảnh báo dân chúng không đăng những "tin đồn trên mạng xã hội" có thể kích động "bạo loạn và gây bất ổn". Facebook cùng ngày xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar.
Sức khỏe của Aung San Suu Kyi 'vẫn tốt' Nhân viên báo chí của đảng NLD xác nhận Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi có sức khỏe tốt trong thời gian bị quản thúc tại nhà. "Chúng tôi được biết rằng tình trạng sức khỏe của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi ở Naypyidaw vẫn tốt. Theo thông tin tôi biết, bà ấy vẫn bị quản thúc tại...