Nữ doanh nhân và những cú lừa triệu đô khét tiếng
Bằng thủ đoạn tinh vi, nhiều “ nữ doanh nhân” với vẻ ngoài giàu có, sang trọng đã lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng. Sau khi bị phát hiện, họ phải lĩnh án nhiều năm tù, thậm chí tù chung thân cho hành vi lừa đảo của mình.
Lừa đảo 73 tỷ đồng rồi đi tù chung thân
Năm 2009, từ một người kinh doanh tự do, Nguyễn Thị Thanh Thủy thành lập Công ty TNHH Thủy Chung (Nghệ An) với ngành nghề kinh doanh văn phòng phẩm. Sau đó đổi tên thành Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Kim Liên, kê khai khống vốn điều lệ hơn 180 tỷ đồng.
Thủy khoe là quen thân nhiều lãnh đạo tỉnh Nghệ An và đang cần huy động vốn để đầu tư dự án biệt thự ven biển ở thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Sau đó, Thủy kết nối với Hồ Thị Năng (vốn hành nghề bán thịt lợn) để tìm người có nhu cầu mua biệt thự đến các khu đất “vàng” cũng như các khu biệt thự của người khác để giới thiệu.
Với chiêu bài đang đẩy nhanh dự án tại thị xã Cửa Lò, Thuỷ ngấm ngầm huy động, ký hợp đồng góp vốn với lãi suất cao, mục đích là lừa đảo. Tổng cộng, Thủy đã chiếm đoạt 73 tỷ đồng của hơn 10 người.
Tháng 6/2011, Thuỷ và Năng bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 18/2/2012, Thuỷ và Năng bị lực lượng Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế chức vụ (PC 46), Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ khi cả hai đang lẩn trốn trong nhà nghỉ ở Bắc Giang.
Ngày 14/6/2013, tại TAND tỉnh Nghệ An, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thủy mức án tù chung thân, bị cáo Hồ Thị Năng 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, tòa còn buộc Thủy và Năng phải trả lại cho 11 người bị hại tổng cộng hơn 73 tỉ đồng.
Video đang HOT
18 năm tù cho nữ doanh nhân BĐS
Ngày 13/5/2013, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt Lê Thị Thúy Oanh (38 tuổi, giám đốc DNTN Hoàng Đăng) 18 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; buộc bồi thường cho 2 bị hại hơn 32 tỉ đồng.
Năm 2006, sau khi rút một phần vốn đầu tư nuôi cá ở Cần Thơ, Oanh về Nha Trang thành lập DNTN Hoàng Đăng, vay tiền của nhiều người với lãi suất cao, từ 4,25 – 9%/tháng, để mua nhà, đất, xây dựng nhà hàng, khách sạn, sắm xe sang… Sau đó, Oanh đem tài sản thế chấp ở ngân hàng hoặc thế chấp bên ngoài để vay tiền sử dụng vào mục đích trả lãi, trả nợ vay và tiếp tục đầu tư mua nhà, đất. Để có tiền bù lỗ, Oanh đã dùng các thủ đoạn gian dối, lừa đảo chiếm đoạt của 2 người là Lê Thị Thoa và Mai Thị Kiều Oanh số tiền 32,58 tỉ đồng.
Chưa hết, Oanh còn nhiều lần vay tiền với tổng trị giá lên tới 76,6 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện số tài sản còn lại của bị cáo chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nợ phải trả.
Lập công ty làm “bình phong”
Tháng 4/2012, Ngân hàng Techcombank tố cáo bà Lê Thị Mai Anh (52 tuổi, phó giám đốc Công ty CP khoáng sản Kim Ngọc) chiếm đoạt số tiền vay 32 tỉ đồng. Kết quả điều tra xác định, Công ty Kim Ngọc được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ năm 2009 do Trần Thanh Hằng (con dâu bà Mai Anh) làm giám đốc, nhưng không có hoạt động kinh doanh.
Với mục đích thành lập công ty để làm “bình phong” cho hoạt động lừa đảo, bà Mai Anh đã làm giả báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm, làm giả tờ khai thuế và hóa đơn giá trị gia tăng nhằm mục đích vay vốn ngân hàng. Để được Techcombank giải ngân số tiền vay 32 tỉ đồng, bà này đã giả chữ ký của chủ sở hữu trong các hợp đồng thế chấp tài sản.
Ngoài ra, bà Mai Anh còn đứng ra cho vay tín dụng đen để lừa đảo khiến nhiều gia đình đứng trước nguy cơ mất trắng. Điều kiện cho vay của bà Mai Anh rất đơn giản, chỉ cần có sổ đỏ thế chấp, sau đó bà bắt họ phải ký vào một văn bản có tên là “hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba để vay vốn ngân hàng”.
Ông Quang (phố Quán Thánh, Hà Nội), một trong những nạn nhân của bà Mai Anh cho biết sau khi ký vào văn bản đó ông được bà Mai Anh cho vay 850 triệu đồng. Tháng 2/2012, ông Quang nhận được thông báo của Vietinbank chi nhánh Hà Nội về việc phát mại ngôi nhà của ông. Sau đó ông mới biết, sổ đỏ của gia đình bị bà Mai Anh thế chấp ngân hàng vay 3,9 tỉ đồng.
Theo tố cáo của những người bị hại, hành vi lừa đảo của bà Mai Anh còn có sự tiếp tay của số cán bộ ngân hàng và công chứng viên. Ước tính sơ bộ số tiền Mai Anh chiếm đoạt khoảng 70 tỉ đồng.
Cùng chồng lừa đảo rồi bỏ trốn
Ngày 17/1/2013, phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố bị can Trương Thị Đào (41 tuổi) cùng chồng là Trần Kim Chung (47 tuổi) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ngày 3/1/2013, doanh nghiệp Chung Đào của vợ chồng bà Trương Thị Đào đã ký kết hợp đồng kinh tế cung cấp 300 tấn cà phê cho Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk) với giá 38.700 đồng/kg. Sau khi ký kết hợp đồng, Simexco Đắk Lắk đã chuyển toàn bộ số tiền thanh toán hơn 11,6 tỉ đồng cho doanh nghiệp Chung Đào. Tuy nhiên, phía Chung Đào chỉ mới chuyển cho Simexco Đắk Lắk hơn 132 tấn cà phê nhân, số hàng còn lại trị giá hơn 6,4 tỉ đồng.
Cũng trong tháng 1/2013, bà Trương Thị Đào còn ký hợp đồng bán cho doanh nghiệp tư nhân Hà Bình, có trụ sở tại TP Buôn Ma Thuột, hơn 200 tấn cà phê nhân, trị giá 7,89 tỉ đồng. Ngày 7/1, ông Trần Kim Chung đến DN Hà Bình tạm ứng 2 tỉ đồng và giao số hàng trị giá hơn 1 tỉ đồng.
Ngày 8/1/2013, bà Trương Thị Đào gọi điện thoại báo cho DN tư nhân Hà Bình xuống nhận hàng, đồng thời đề nghị Hà Bình thanh toán đủ số tiền còn lại là 5,89 tỉ đồng cho phía Chung Đào. Tuy vậy, khi DN tư nhân Hà Bình cho xe xuống chở cà phê về thì chỉ có kho rỗng, liên lạc với vợ chồng Trương Thị Đào và Trần Kim Chung không được nữa.
Vợ chồng đại gia Chung – Đào đã bỏ trốn khỏi địa phương. Cơ quan điều tra xác định vợ chồng này đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn khỏi nơi cứ trú.
Theo NTD
Nữ doanh nhân chiếm đoạt 4,2 tỷ đồng để...
VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Đinh Thị Tâm (38 tuổi), trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội - nguyên Trưởng Ban quản lý các dự án Hà Nội, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần vật liệu và đầu tư VIDIFI (gọi tắt là công ty M-VIDIFI) về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, ngày 17-12-2011, bà Đinh Thị Tâm bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt quả tang khi đang nhận số tiền 768 triệu đồng từ tay một doanh nghiệp đối tác. Quá trình điều tra, các cơ quan tố tụng làm rõ, trong quá trình thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính (VIDIFI) - là chủ đầu tư dự án đã ký hợp đồng chỉ định công ty M-VIDIFI (VIDIFI là cổ đông sáng lập) là đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng cho dự án.
Bà Đinh Thị Tâm đã lợi dụng chức vụ Trưởng ban quản lý các dự án Hà Nội, Phó Chủ tịch HĐQT công ty M-VIDIFI và cổ đông đại diện cho VIDIFI để ép doanh nghiệp gửi giá nhằm chiếm đoạt tiền. Tháng 8-2010, M-VIDIFI ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với công ty HP có tổng giá trị trên 41 tỉ đồng. Trước đó, khi bàn bạc về việc ký hợp đồng, Tâm đã "cài" giá và ép Giám đốc công ty HP phải nâng khống giá vật tư lên để khi thực hiện hợp đồng trích lại khoản tiền đã "cài" giá theo các mức: Cát vàng: 53.000 đồng/m3, cát đen hạt thô 10.000 đồng/m3, đất đắp bao 42.000 đồng/m2 và cát đen đắp nền 5.000 đồng/m3. Căn cứ vào khối lượng vật liệu mà công ty HP bàn giao cho M-VIDIFI, từ tháng 9-2010 đến khi bị bắt quả tang, bà Tâm đã nhiều lần nhận tiền từ Giám đốc công ty HP, tổng số hơn 4,2 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, bị can Đinh Thị Tâm biết công ty HP chào giá bán vật liệu thấp hơn giá đã được VIDIFI phê duyệt nhưng không báo lại với Hội đồng quản trị công ty và các cổ đông góp vốn để giảm thiệt hại. Ngược lại bị can này lại ép đối tác nâng giá vật tư gây thiệt hại cho công ty M-VIDIFI khoản tiền hơn 4,2 tỷ đồng, đã phạm vào tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. Đáng chú ý, hầu hết khoản tiền nhận từ doanh nghiệp bà Tâm sử dụng để đi lễ chùa, trong đó dùng 2 tỉ đồng để mua tượng phật, đúc chuông và xây dựng một ngôi chùa ở Hải Dương; chi 500 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng một ngôi chùa ở Bắc Ninh; chi 800 triệu đồng để làm lễ cầu siêu ở một ngôi chùa khác ở Hải Dương... Theo các cơ quan tố tụng, trong vụ án này, Giám đốc công ty HP đã có hành vi giúp sức cho bị can Đinh Thị Tâm thực hiện hành vi phạm tội, nhưng do ông này đã chủ động tố giác hành vi phạm tội của Tâm tới cơ quan công an nên được miễn xem xét trách nhiệm hình sự.
Theo ANTD
Nữ doanh nhân chiếm đoạt 70 tỉ bỏ trốn Trong vai nữ doanh nhân thành đạt, Lê Thị Mai Anh đứng ra thu nhận "sổ đỏ" của người dân để vay tiền của các ngân hàng và hiện đã bỏ trốn. Do thiếu hiểu biết, rất nhiều gia đình đã rơi vào cái bẫy ủy quyền sổ đỏ để vay vốn. Với sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng, Lê Thị...