Nữ điều dưỡng khu cách ly tìm ra gia đình một phụ nữ Việt lưu lạc Trung Quốc 24 năm
Người phụ nữ được phía Trung Quốc trao trả sau đợt truy quét phòng ngừa COVID-19, vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ngày 8-12 trong tình trạng không nhớ tên tuổi, địa chỉ, thường nói nhảm… đã được nữ điều dưỡng tìm giúp được người thân.
Bà H. bên anh và chị – Ảnh: BVCC
Câu chuyện dài bắt đầu từ năm 1991, khi bà H. bị lừa bán sang Trung Quốc. Năm 1996 bà về nhà rồi trở lại Trung Quốc và bặt tin suốt 24 năm qua.
Ngày 8-12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân T.T.H., được chuyển đến từ khu cách ly tập trung do có biểu hiện rối loạn tâm thần.
Bà H. là một trong số những người được cơ quan chức năng Trung Quốc trao trả do cư trú bất hợp pháp trong chiến dịch kiểm soát, phòng chống COVID-19. Bệnh nhân được cách ly theo dõi 14 ngày tại bệnh viện.
Theo chị Lưu Hải Châu, điều dưỡng trưởng khoa truyền nhiễm, trong thời gian điều trị, bà H. tỏ ra nhút nhát, e dè, thường nói nhảm…
“Bà không nhớ tên tuổi, địa chỉ nên việc tiếp xúc và khai thác thông tin gặp nhiều khó khăn. Hằng ngày các điều dưỡng trong khu cách ly thay nhau mang cơm đến tận giường cho bà. Chúng tôi cũng thường xuyên theo dõi, quan sát để biết được thói quen, sở thích của bà từ đó chăm sóc, gần gũi với bà hơn” – điều dưỡng Châu cho hay.
Sau 10 ngày điều trị, bà H. đã thân thiết hơn với các điều dưỡng, nhưng các chị lại lo lắng khi thời gian điều trị đã gần hết mà vẫn chưa tìm được người thân của bệnh nhân, lo ngại khi ra ngoài bà sẽ không nhà, không người cưu mang…
Video đang HOT
Trong một buổi trực tối, điều dưỡng Lương Thị Minh, người trực tiếp chăm sóc cho bà H., đã đưa cho bà mảnh giấy để bà thử viết. Thật may mắn bà viết được vài địa danh dù không rõ ràng.
Điều dưỡng Minh đã tra cứu trên mạng, tìm thấy một thôn của Hà Nội gần giống địa danh mà bệnh nhân H. viết.
Khi trao đổi với chính quyền xã, chị Minh đã được kết nối với anh trai và chị gái bệnh nhân. Khi gửi ảnh, anh và chị bệnh nhân xác nhận đây là em mình, dù thời gian xa cách đã 24 năm.
24 năm bặt tin
Theo thông tin từ gia đình bệnh nhân, bà H. bị người bạn gần nhà rủ đi chơi nhưng thực chất là lừa bán sang Trung Quốc năm 1991. Sau khi bà bị lừa bán, người thân tích cực tìm kiếm bà nhưng không có kết quả.
Anh trai bà H. cũng sang Trung Quốc làm việc để mong tìm lại em gái nhưng vẫn không có chút hi vọng nào.
Năm 1996, bà H. bất ngờ về thăm nhà và cho biết tại Trung Quốc, bà bị bán cho một người đàn ông và đã sinh 2 con với người này. Sau 2 tuần ở nhà, vì nhớ con nên bà đã quay lại Trung Quốc. Từ đó đến nay 24 năm, bà hoàn toàn bặt tin.
Một ngày sau khi nhận được tin tức từ điều dưỡng Minh, anh và chị của bệnh nhân đã đến Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn đón bà về. Khi gặp lại anh và chị, bà có tỉnh táo hơn, có nhớ tên cha mẹ nhưng hoàn toàn không nhớ gì về quãng thời gian ở Trung Quốc.
“Khi gặp lại người em gái đã xa cách 24 năm, ba anh chị em cứ ôm nhau khóc, chúng tôi hi vọng khi về với gia đình, bà H. sẽ tỉnh táo và khỏe mạnh hơn” – điều dưỡng Minh cho biết.
Đây là lần thứ 2 có bệnh nhân ở khu cách ly ngừa COVID-19 ở Lạng Sơn được người thân đón về trong tình trạng bệnh nhân không nhớ rõ địa chỉ, tên người thân… Cuộc gặp gỡ cảm động và ấm áp được xem như hồi kết của 24 năm xa cách.
Covid-19 đẩy 32 y bác sĩ xin nghỉ việc
Không có phụ cấp, không được đóng bảo hiểm, bị nợ lương dài ngày do dịch Covid-19, nữ điều dưỡng 40 tuổi ở Bệnh viện Giao thông Vận tải tuyệt vọng. Chị quyết định nghỉ việc.
Chia sẻ với VnExpress, nữ điều dưỡng cho biết chị làm việc tại Khoa Khám bệnh 20 năm. Phụ cấp nghề (bằng 40% lương) bị cắt từ lâu, lương chị 4 triệu 700 nghìn đồng. Những đồng nghiệp mới vào lương chỉ khoảng 2-3 triệu.
Đồng lương ít ỏi không đủ nuôi hai con nhỏ ở nhà, sợ tăng gánh nặng cho chồng, chị cố gắng duy trì công việc. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, bệnh viện nợ lương nhân viên nhiều tháng. Nữ điều dưỡng không đủ tiền chi tiêu trong gia đình, không có tiền đóng học phí cho con. Xấu hổ, bất lực, mệt mỏi, chị quyết định nghỉ việc.
Chị là một trong 32 y bác sĩ tại Bệnh viện Giao thông Vận tải nộp đơn xin nghỉ việc, ngày 19/6.
Các bác sĩ cho biết tình trạng nợ lương tại bệnh viện diễn ra từ lâu. Từ năm 2019, bệnh viện chậm 2-3 tháng lương của nhân viên là chuyện bình thường, mọi người vẫn kiên nhẫn làm việc. Đầu năm 2020, dịch bệnh bùng phát, tình trạng nợ lương kéo dài gần nửa năm trời do thiếu nguồn thu.
Nữ điều dưỡng mặc dù được đào tạo bài bản chuyên ngành, mất tiền ăn học, nhưng khi xin nghỉ việc đã chia sẻ: "Tôi không thấy hối hận dù đã gắn bó 20 năm. Ở lại lấy gì mà sống".
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, trung bình một tháng, Bệnh viện Giao thông Vận tải tiếp nhận 2.000 bệnh nhân đến khám, ước tính mỗi ngày khoảng 70-80 bệnh nhân, chưa kể các nguồn khám sức khỏe lái xe, khám sức khỏe xin việc... Covid-19 xuất hiện, một ngày bệnh viện tiếp nhận nhiều nhất 20 bệnh nhân, chỉ trường hợp cần cấp cứu gấp mới vào viện, hầu hết đều là dân nghèo có bảo hiểm.
"Với chế độ tự thu tự chi như hiện nay của bệnh viện cùng số lượng ít ỏi bệnh nhân đến khám một ngày là không thể đủ trả lương cho nhân viên, chưa nói đến phụ cấp", một bác sĩ 34 tuổi nhận định.
Bác sĩ này cũng trong nhóm 32 y bác sĩ nghỉ việc. Chị cho biết hàng ngày đi làm nhưng không có bệnh nhân đến khám, vì thế lúc làm lúc chơi, không còn động lực làm việc. "Chuyển việc khác, dù ít hay nhiều còn có đồng ra đồng vào, chứ cứ tiếp tục không biết phải chờ đời đến bao giờ", bác sĩ bộc bạch.
Trong ngày 22/6, Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng chỉ còn khoa Khám bệnh và khoa Chạy thận Nhật - Việt hoạt động. Ảnh: Giang Chinh.
Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng hiện có hơn 100 y bác sĩ. Ngoài 32 người nghỉ việc, số còn lại chấp nhận ở lại, chịu cảnh không lương từ Tết đến nay. Một điều dưỡng ngoài 30 tuổi chia sẻ: "dù không có lương nhưng thời buổi dịch bệnh đâu đâu cũng khó khăn, mình phải thông cảm. Nguồn thu không có thì lãnh đạo bệnh viện cũng bất lực".
Thời gian rảnh, chị cùng chồng buôn bán thêm ở ngoài để nuôi con. Chị cho biết thêm: "32 y bác sĩ nghỉ việc không ảnh hưởng đến công việc của toàn bệnh viện, bởi viện hiện tại cũng không có mấy bệnh nhân".
Giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải Bùi Huy Hoàng giải thích, năm 2019 bệnh viện tự chủ hoàn toàn về tài chính. Đầu năm 2020 ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, số người vào khám chữa bệnh ít ỏi nên thu không đủ chi.
Bệnh viện Giao thông Vận tải còn có nguồn thu khác, mũi nhọn là chạy thận nhân tạo và dịch vụ khám sức khỏe cho thuyền viên. Các y bác sĩ mong muốn bệnh viện quản lý thu chi chặt chẽ hơn trong thời gian tới.
Ngày 23/6, 32 y bác sĩ nghỉ việc đã đi làm trở lại.
50 bệnh nhân mất chỗ chạy thận sau khi bác sĩ nghỉ việc 62 32 y bác sĩ Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng nghỉ việc 47
Xôn xao thông tin điều dưỡng BV phụ sản Tiền Giang gây tê tủy sống cho sản phụ trước sinh thay bác sĩ, bất chấp quy định Không phải bác sĩ gây mê, nữ điều dưỡng tại Bệnh viện phụ sản Tiền Giang vẫn tiến hành gây tê tủy sống cho sản phụ trước khi bước vào ca sinh mổ bất chấp đây là hành vi trái quy định của Bộ Y tế và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân. Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh một...