Nữ điều dưỡng duy nhất trong khu phẫu thuật phóng xạ
2h sáng, điều dưỡng Diệp vừa chợp mắt sau một ca can thiệp phức tạp thì phòng cấp cứu báo có bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy kịch.
Diệp vội bật dậy đón bệnh nhân từ băng ca. Người bệnh khó thở, tím tái, bứt rứt. Chị đỡ dậy rồi nhanh chóng đưa máy vào theo dõi nhịp tim, huyết áp.
Bệnh nhân trong tình trạng nghìn cân treo sợi tóc, huyết áp tụt, nhịp tim rối loạn, có dấu hiệu ngưng tim, đau ngực trái dữ dội, bắt đầu đờ đẫn. Ê kíp 6 người gồm hai bác sĩ, hai điều dưỡng, hai kỹ thuật viên nhanh chóng trong từng thao tác. Theo y lệnh của bác sĩ, Diệp đẩy bệnh nhân vào phòng can thiệp và chuẩn bị các dụng cụ để đặt nội khí quản. Đây là ca cấp cứu nặng nên phải phối hợp vừa hồi sức vừa can thiệp thì mới có thể cứu sống người bệnh.
Trong lúc kỹ thuật viên đặt nội khí quản, Diệp vệ sinh cá nhân bệnh nhân, tháo răng giả, thay quần áo để chuẩn bị cho ca can thiệp.
“Ở vùng bẹn thường có động mạch lớn, đây là nơi đưa ống tiêm vào, dán nhiều băng keo y tế nên phải vệ sinh sạch vùng kín cho bệnh nhân để tránh bị đau rát khi gỡ băng keo”, chị Diệp, 35 tuổi, điều dưỡng của Đơn vị Can thiệp Nội mạch DSA, Bệnh viện Y Dược TP HCM, kể.
Trong tích tắc, kỹ thuật viên hình ảnh của Đơn vị đã chụp xong hình ảnh mạch vành bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA. Hình ảnh cho thấy bệnh nhân tổn thương nặng hai thân mạch vành. Cùng lúc này, Diệp phát hiện bệnh nhân dấu hiệu ngưng tim.
Chị cùng một kỹ thuật viên khác nhanh chóng nhồi tim cho bệnh nhân. Màn hình theo dõi bắt tín hiệu nhịp tim bệnh nhân hồi phục, vậy là “có cơ hội sống trở lại rồi”. Bác sĩ tiếp tục can thiệp mạch máu cho bệnh nhân bằng máy DSA. Cả ê kíp thở phào nhẹ nhõm khi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ổn định trở lại.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Diệp. Ảnh: Lê Cầm.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Diệp là “bóng hồng” duy nhất tại Đơn vị Can thiệp nội mạch (DSA), Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Đảm nhận công việc điều dưỡng tại DSA, Diệp vừa phải chịu áp lực của nghề “làm dâu trăm họ”, áp lực từ những ca cấp cứu và môi trường làm việc độc hại.
“Chúng tôi thường ví môi trường làm việc tại DSA như ’sa mạc’, rất khắc nghiệt và có nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Nhiều nữ bác sĩ và điều dưỡng từ chối làm việc ở đây cũng vì lý do này”, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Hòa, Trưởng Đơn vị can thiệp nội mạch chia sẻ.
Can thiệp nội mạch trên máy DSA là phương pháp điều trị ít xâm lấn, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Hàng nghìn bệnh nhân ở Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM đã được cứu sống nhờ DSA, tránh được cuộc mổ lớn. Tuy nhiên, phương pháp này phải ứng dụng trong môi trường phóng xạ, khiến các bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng có nguy cơ cao bị u não, ung thư da, tổn thương thủy tinh thể, bệnh tuyến giáp do tiếp xúc gần với tia phóng xạ mỗi ngày.
Video đang HOT
Diệp tâm sự: “Trước kia ở đơn vị cũng có một số nhân viên nữ như kế toán, thư ký và điều dưỡng. Do áp lực công việc quá nặng nề, môi trường làm việc độc hại nên có người chuyển công tác, có người vì lý do sức khỏe như bị ung thư tuyến giáp nên nghỉ việc”.
Vậy mà thấm thoắt, Diệp đã gắn bó với công việc này được 14 năm. Từ nhỏ đã yêu nghề y nên dù kinh tế gia đình khó khăn, chị vẫn quyết tâm học hành để theo đuổi nghề. Năm 2004, chị thi vào Đại học Y Dược TP HCM, đậu ngành điều dưỡng đa khoa hệ Trung cấp, được trường trao học bổng, miễn toàn bộ học phí. Sau khi tốt nghiệp rồi vào bệnh viện làm, gia đình, bạn bè ai cũng mừng. Riêng Diệp âm thầm suy nghĩ về những thử thách đang chờ phía trước và nỗ lực để bám trụ với nghề.
Thời gian Diệp dành cho bệnh viện còn nhiều hơn ở nhà. Có những hôm không kịp ăn trưa vì dang dở cùng ê kíp trong ca can thiệp. Mỗi ngày, chị làm việc liên tục khoảng 9-10 giờ, chăm sóc hàng chục bệnh nhân từ các khoa. Những hôm trực đêm, chị phải vào bệnh viện từ 4h chiều đến 7h sáng hôm sau.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Diệp (trái) trong bộ đồ bảo hộ ngăn tia phóng xạ, hỗ trợ bác sĩ tại phòng can thiệp nội mạch. Ảnh: Lê Cầm.
Mang áo chì nặng hơn 10 kg mỗi ngày, chị Diệp bị giãn tĩnh mạch, đang điều trị. Da của chị cũng sạm hơn so với người bình thường. Nhưng tình yêu dành cho công việc là động lực giúp chị sẵn sàng chấp nhận rủi ro ấy, kiên trì làm việc.
“Khác với công việc điều dưỡng ở những khoa khác, công việc tại đây giúp tôi tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, nhiều loại bệnh khác nhau, nhiều bác sĩ từ các khoa. Qua mỗi ca xử lý, mình lại được học hỏi nhiều hơn, nâng cao chuyên môn”, chị chia sẻ.
Điều dưỡng Diệp là mẹ của hai bé, một 10 tuổi, một 7 tuổi. Chồng chị cũng là y sĩ làm việc tại bệnh viện. Để gắn bó với nghề, bên cạnh niềm đam mê dành cho công việc, cả hai còn có cả sự hy sinh thầm lặng về sức khỏe, thời gian cho gia đình. Hai vợ chồng sắp xếp lịch trực để thay phiên nhau đón và chăm sóc cho con. Chị kể có lúc con trai thấy mẹ đi trực đêm nhiều thì hỏi “ sao mẹ không đổi ca để ở nhà ngủ với con”. Chị phải an ủi, động viên con để quen dần với thời gian công việc của mẹ.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Đai học Y dược, chia sẻ: “Điều dưỡng Diệp là một trong số ít nữ chọn làm việc trong môi trường của DSA. Chị tỏa sáng với nụ cười nồng hậu, tình yêu nghề, thái độ làm việc chuyên nghiệp và luôn hết mình với bệnh nhân”.
Không chỉ tận tụy trong công việc, điều dưỡng Diệp còn luôn nỗ lực trau dồi chuyên môn. Sau khi đã hoàn thành chương trình cử nhân điều dưỡng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng, sắp tới chị tiếp tục theo học thạc sĩ điều dưỡng để nâng cao trình độ.
Sáng nay bắt đầu tiêm vaccine Covid-19
Sáng 8/3, những lọ vaccine đầu tiên được VNVC bàn giao cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Hải Dương, chuẩn bị tiêm.
Ba thùng vaccine đã được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiếp nhận, đưa ngay vào kho lạnh, khoa Dược, để đảm bảo bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC.
Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết dự kiến 100 nhân viên là bác sĩ, điều dưỡng khoa Nhiễm D, Hồi sức cấp cứu người lớn, khoa cấp cứu, được tiêm vaccine hôm nay. Đầu tiên họ được khám sàng lọc, sử dụng hồ sơ sức khoẻ điện tử để quản lý từng quá trình tiêm chủng cá nhân, đồng bộ với hệ thống của Bộ. Sau khi tiêm, ở lại viện để theo dõi 30 phút, sau đó một số nhân viên tiếp tục quay lại làm việc theo lịch.
Khu tiêm chủng của bệnh viện đặt tại khoa Khám bệnh, gồm phòng khám sàng lọc, phòng tiêm và phòng chờ sau tiêm chủng. 900 nhân viên y tế sẽ được tiêm, trong vòng một tuần. Đây là những nhân viên y tế đầu tiên của khu vực phía Nam được tiêm vaccine AstraZeneca. 7 nhóm đối tượng được lựa chọn tiêm vaccine lần này gồm có nhân viên y tế của khoa Nhiễm D, khoa Cấp cứu, khoa Khám bệnh, phòng Công tác xã hội, phòng Xét nghiệm sinh học phân tử, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn và các trưởng, phó phòng chức năng cùng ban giám đốc bệnh viện.
Cùng lúc, ở Hà Nội, xe chuyên dụng cũng đưa vaccine đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, để chuẩn bị tiêm. Bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm phòng chống dịch và tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết cả đợt này bệnh viện có 420 nhân viên y tế tiêm, kế hoạch là tiêm hết trong thời gian sớm nhất.
"Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ tiêm hết cho toàn bộ nhân viên bệnh viện, nhưng vì nguồn cung cấp vaccine còn phải phân bố nhiều tỉnh thành khác nên chúng tôi ưu tiên cho những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 tại cơ sở Kim Chung, và một số nhân viên y tế làm nhiệm vụ khám sàng lọc cho bệnh nhân tại cơ sở Giải Phóng", bác sĩ Điền nói.
Nữ hộ sinh Hoàng Thị Thu Hằng, khoa Ngoại - Sản, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, là một trong những người đầu tiên sẽ được tiêm vaccine.
"Là một trong những người sẽ được tiêm đầu tiên tôi rất vui, nhất là được ưu tiên nhân ngày 8/3 - Ngày Quốc tế phụ nữ. Rất cảm ơn", chị Hằng chia sẻ.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội, giám sát viên quốc tế đang bàn giao và kiểm tra điều kiện tiêm chủng bên trong phòng tiêm trước giờ chính thức tiêm, sáng 8/3. Ảnh: Giang Huy.
Hải Dương là địa phương đứng đầu trong danh sách ưu tiên tiêm chủng. Bộ Y tế phân phối cho tỉnh này 33.000 liều vaccine, nhiều nhất trong các tỉnh thành nhận vaccine đợt này. Công tác tiêm chủng sẽ diễn ra cùng lúc tại Trung tâm Y tế huyện Kim Thành và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh.
Sở Y tế tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị, sẵn sàng cấp cứu khi xảy ra phản ứng tiêm chủng. Mỗi đơn vị cử ít nhất một tổ cấp cứu lưu động gồm các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và xe cứu thương, thuốc, phương tiện để cấp cứu, hỗ trợ các đơn vị tuyến dưới khi cần.
Ở Hà Nội , ngoài 450 liều vaccine được Bộ Y tế cấp trực tiếp cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Hà Nội còn nhận 8.000 liều đưa về Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố.
Vaccine AstraZeneca được đưa ra khỏi kho lạnh, lên xe đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, sáng 8/3. Ảnh: Hữu Khoa.
Những người được tiêm chủng đợt này là nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở điều trị Covid-19. Họ trực tiếp điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 hoặc có nguy cơ cao nhiễm. Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người tiêm đủ hai liều vaccine AstraZeneca. Mũi tiêm thứ hai cách mũi thứ nhất 12 tuần.
Trong Hội nghị triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 , ngày 6/3, Phó giáo sư Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh, mỗi địa điểm sẽ tiêm không quá 100 người trong một buổi tiêm, để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Địa điểm tiêm phải được bố trí theo quy tắc một chiều. Khoảng cách giữa các ghế ngồi chờ tiêm, các bàn tiêm, giữa các đối tượng và giường theo dõi sau tiêm phải tối thiểu hai mét.
Người được tiêm vaccine phải được khám sàng lọc. Nếu bị ho, sốt, khó thở sẽ phải hoãn tiêm. Khi khám sàng lọc, người được tiêm phải thông báo cho nhân viên y tế tiền sử bệnh tật, các bệnh nhiễm trùng cấp tính, mạn tính phải điều trị, điều trị hóa trị, miễn dịch, có tiền sử dị ứng hay sốc phản vệ.
Nhân viên y tế phải tư vấn kỹ lưỡng cho người tiêm về phản ứng có thể xảy ra sau tiêm, như đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, sốt... hoặc nặng hơn là phản ứng phản vệ, dị ứng. Khi họ đồng ý, kí vào giấy đồng thuận tiêm vaccine Covid-19, quá trình tiêm mới được tiến hành. Sau đó, người tiêm sẽ được giữ lại theo dõi 30 phút và tự theo dõi tại nhà trong vòng vài ngày.
Lịch sử tiêm chủng sẽ được cập nhật và theo dõi trên hồ sơ sức khỏe điện tử. Cả cơ sở y tế và người bệnh đều có thể truy cập vào hồ sơ này.
Bộ Y tế yêu cầu các điểm tiêm chủng chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dây chuyền lạnh bảo quản vaccine đảm bảo yêu cầu. Điểm tiêm chủng cũng phải trang bị hộp chống sốc, phòng trường hợp xảy ra tai biến sau tiêm.
Vaccine được bàn giao cho khoa Dược Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, sáng 8/3, chuẩn bị đưa vào bảo quản lạnh trước khi tiêm. Ảnh: Hữu Khoa.
Việt Nam hiện có 117.500 liều vaccine Covid-19 AstraZeneca phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Bộ Y tế quyết định phân phối vaccine trước cho 13 tỉnh đang có dịch, gồm 14 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật và 21 cơ sở điều trị Covid-19. Ngoài ra, có 600 liều được sử dụng để kiểm định chất lượng, lưu mẫu tại đơn vị nhập khẩu cùng Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và Sinh phẩm y tế theo quy định.
Dự kiến, tháng 3 sẽ có thêm 1,3 triệu liều vaccine nữa về trong chương trình Covax Facility. Các tháng tiếp theo sẽ tăng dần lên, đảm bảo đủ 100 triệu liều cho đợt tiêm chủng lớn nhất lịch sử.
Bệnh viện dã chiến đầu tiên ở Hải Dương hoạt động 29 bệnh nhân Covid-19 sáng nay được đưa vào Bệnh viện dã chiến đầu tiên ở Hải Dương. Trong số này có ba bệnh nhân cần theo dõi kỹ gồm hai phụ nữ mang thai và một người có bệnh nền. Một bác sĩ, 4 điều dưỡng và một hộ lý chịu trách nhiệm chăm sóc y tế 29 bệnh nhân. Bệnh viện...