Nữ đại úy làm loạn sân bay: Xử lý tiếp được không?
“Theo quy định, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, hành vi đó có được lập biên bản hay không?”
Mới đây, ông Tô Tử Hùng, Trưởng phòng An ninh hàng không thuộc Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hành vi của nữ đại úy Lê Thị Hiền ẩn chứa 3 loại sai phạm và có thể áp dụng mức phạt cao hơn rất nhiều.
“Thứ nhất, việc xúc phạm nhân phẩm nhân viên hàng không, mức phạt tối thiểu là 1 triệu đồng. Thứ hai là việc tấn công, xâm hại đến sức khoẻ của nhân viên hàng không, mức phạt tối thiểu với vi phạm này cũng là 1 triệu đồng.
Thứ ba là việc gây rối trật tự, mức phạt tối thiểu là 200.000 đồng”, ông Hùng phân tích và cho biết đã trao đổi với cơ quan công an về những nội dung này để có những quyết định xử lý phù hợp.
“Chúng tôi cũng đã yêu cầu Cảng vụ hàng không miền Nam làm việc với cơ quan công an để xử lý những bước tiếp theo với vi phạm của chị Hiền”, Trưởng phòng An ninh hàng không cho biết thêm.
Bà Lê Thị Hiền gây náo loạn sân bay
Trao đổi với Đất Việt chiều 31/8, Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính. Hành vi vi phạm phải được lập biên bản vi phạm hành chính. Mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ được xử phạt một lần trong thời hạn 1 năm. Nếu xử phạt 2 lần cùng một hành vi đó là trái với quy định của pháp luật.
“3 nguyên tắc quan trọng nhất của việc xử lý vi phạm hành chính. Mỗi một hành vi vi phạm hành chính phải được lập biên bản vi phạm hành chính, nếu không có biên bản thì không đưa ra được quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đầy đủ, phải mô tả hành vi vi phạm đầy đủ để căn cứ vào đó để áp dụng các quy định xử phạt. Mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ được xử phạt một lần trong thời hạn 1 năm.
Nếu không nắm được những nguyên tắc này có thể dẫn tới vận dụng sai trong xử lý vi phạm hành chính”, Luật sư Quynh nhấn mạnh.
Trong trường hợp Cục Hàng không Việt Nam xử lý tiếp 2 hành vi vi phạm khác của đại úy Lê Thị Hiền, Luật sư Nguyễn Văn Quynh lưu ý, theo quy định mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, hành vi đó có được lập biên bản hay không?.
Video đang HOT
“Anh không thể nói hôm trước chỉ có hành vi gây rối, giờ lại nói có hành vi xúc phạm nhân phẩm nhân viên hàng không rồi xâm hại đến sức khoẻ của nhân viên hàng không, thế những hành vi đó đã được lập biên bản chưa? Nếu khi lập biên bản không có những hành vi này thì không thể xử lý vi phạm hành chính.
Đại úy Lê Thị Hiền có quyền khiếu nại, hoặc khởi kiện quyết định xử phạt nếu có căn cứ cho rằng, quyết định xử phạt không đúng trình tự thủ tục, thẩm quyền ban hành quyết định, không có hành vi vi phạm, việc ban hành quyết định xử phạt là không có căn cứ pháp luật”, ông Quynh nêu quan điểm.
Thời gian gần đây có thông tin về việc một số hãng hàng không có biện pháp ngăn chặn đại úy Lê Thị Hiền đặt chỗ và mua vé máy bay. Luật sư Nguyễn Văn Quynh cho rằng điều này là bất hợp lý.
“Anh có thể cấm người ta theo quy định của pháp luật là cấm bay (hình phạt bổ sung, sau khi xử phạt hành chính). Còn việc mua vé hay không là quyền của họ, họ mua vé nhưng không bay được thì họ mất tiền.
Anh có thể cấm người ta bay vì họ không đảm bảo an ninh hàng không và đó là hình thức xử phạt mà pháp luật cho phép để nhằm mục đích xử nghiêm người có hành vi vi phạm, nhưng anh không thể cấm họ mua vé”, vị luật sư nói.
Bà Lê Thị Hiền bị lực lượng an ninh sân bay áp chế.
Như đã thông tin, khoảng 13h35 ngày 11/8, hành khách Lê Thị Hiền (36 tuổi, trú tại Hà Nội) đi cùng hành khách Ngô Tiến Dũng và Lê Bảo An đến làm thủ tục chuyến bay VN248 lộ trình TP.Hồ Chí Minh – Hà Nội.
Bà Hiền đã gửi 4 kiện hành lý tiêu chuẩn miễn cước nhưng yêu cầu nhân viên làm thủ tục gửi thêm 1 kiện hành lý xách tay, khi không được đồng ý, bà Hiền đã tỏ thái độ bức xúc và lớn tiếng, có lời lẽ thô tục với nhân viên hàng không.
An ninh sân bay Tân Sơn Nhất cũng cho biết, sau đó bà Hiền đồng ý xách tay kiện hành lý trên và đại diện hãng bay đã giải quyết cho hành khách này đi chuyến bay trên. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển đến bộ phận an ninh soi chiếu, bà Hiền làm mất thẻ lên máy bay và tiếp tục đến quầy 1A lớn tiếng.
Đại diện Vietnam Airlines đã quyết định hủy chuyến với bà Hiền để đảm bảo an ninh, an toàn. Trong lúc hướng dẫn bà Hiền liên hệ với Cảng vụ hàng không miền Nam để giải quyết vụ việc, bà Hiền lại tiếp tục to tiếng, gây mất an ninh trật tự công cộng.
Ngày 23/8 Công an TP. Hà Nội đã chỉ đạo Công an quận Đống Đa đình chỉnh công tác đối với cán bộ này. Ngoài ra, Đồn công an sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng xử phạt hành chính 200 ngàn đồng đối với là Lê Thị Hiền.
Hoàng Hải
Theo baodatviet
Nữ đại úy làm loạn sân bay: Kiến nghị xử lý tiếp
"Chúng tôi cũng đã yêu cầu Cảng vụ hàng không miền Nam làm việc với cơ quan công an để xử lý những bước tiếp theo với vi phạm của chị Hiền"
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến có chủ đề "Đi máy bay - Cư xử thế nào cho đẹp?" do báo điện tử Dân Trí tổ chức chiều 29/8, đại diện Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra nhiều thông tin quan trọng.
Về việc nữ đại úy Lê Thị Hiền (người gây rối tại sân bay Tân Sơn Nhất) cáo buộc bị lực lượng chức năng "giam lỏng", ông Tô Tử Hùng, Trưởng phòng An ninh hàng không thuộc Cục Hàng không Việt Nam, nói "chắc là có sự hiểu lầm" vì lực lượng an ninh không giam giữ, nhất là với cháu bé.
"Khi chị Hiền có hành vi vi phạm với nhân viên hãng hàng không thì nhân viên an ninh sân bay đã mời chị Hiền vào văn phòng cảng vụ. Nhưng tại đây, chị Hiền vẫn tiếp tục đòi ra ngoài.
Với hoàn cảnh khách hàng đang mất bình tĩnh như thế, chúng tôi không thể để chị ấy ra ngoài. Và khi ở trong khu vực văn phòng cảng vụ, chị Hiền còn đánh nhân viên an ninh sân bay", ông Hùng nói.
Vị lãnh đạo an ninh hàng không nói ông lấy làm tiếc vì cháu bé con chị Hiền phải chứng kiến sự việc xảy ra với không khí căng thẳng như vậy. Ông Hùng khẳng định đã chăm sóc cháu bé, đảm bảo an toàn cho cháu theo đúng quy định cũng như trách nhiệm.
Bà Lê Thị Hiền bị lực lượng an ninh sân bay áp chế. Ảnh cắt từ clip
Theo Trưởng phòng An ninh hàng không hành vi của nữ đại úy công an ẩn chứa 3 loại sai phạm và có thể áp dụng mức phạt cao hơn rất nhiều.
"Thứ nhất, việc xúc phạm nhân phẩm nhân viên hàng không, mức phạt tối thiểu là 1 triệu đồng. Thứ hai là việc tấn công, xâm hại đến sức khoẻ của nhân viên hàng không, mức phạt tối thiểu với vi phạm này cũng là 1 triệu đồng. Thứ ba là việc gây rối trật tự, mức phạt tối thiểu là 200.000 đồng", ông Hùng phân tích và cho biết đã trao đổi với cơ quan công an về những nội dung này để có những quyết định xử lý phù hợp.
"Chúng tôi cũng đã yêu cầu Cảng vụ hàng không miền Nam làm việc với cơ quan công an để xử lý những bước tiếp theo với vi phạm của chị Hiền", Trưởng phòng An ninh hàng không cho biết thêm.
Một số ý kiến cho rằng, lỗi không chỉ ở phía khách hàng mà liên quan đến cả thái độ ứng xử của nhân viên hàng không.
Về vấn đề này, ông Lê Hồng Hà, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, cho rằng nếu nói chỉ xử lý hành khách, không xử lý nhân viên hàng không là sai. Có nhiều quy trình buộc các nhân viên hàng không phải thực hiện cũng tương tự có nhiều quy định khách hàng phải tuân thủ.
"Mỗi sự việc xảy ra, chúng tôi sẽ phân tích để tìm ra lỗi. Nếu có lỗi của nhân viên do quá trình đào tạo thì phải chấn chỉnh lại quy trình, còn nếu lỗi là do yếu tố chủ quan của nhân viên hàng không thì phải xử lý trách nhiệm", ông Hà khẳng định.
Như đã thông tin, khoảng 13h35 ngày 11/8, hành khách Lê Thị Hiền (36 tuổi, trú tại Hà Nội) đi cùng hành khách Ngô Tiến Dũng và Lê Bảo An đến làm thủ tục chuyến bay VN248 lộ trình TP.Hồ Chí Minh - Hà Nội.
Bà Hiền đã gửi 4 kiện hành lý tiêu chuẩn miễn cước nhưng yêu cầu nhân viên làm thủ tục gửi thêm 1 kiện hành lý xách tay, khi không được đồng ý, bà Hiền đã tỏ thái độ bức xúc và lớn tiếng, có lời lẽ thô tục với nhân viên hàng không.
An ninh sân bay Tân Sơn Nhất cũng cho biết, sau đó bà Hiền đồng ý xách tay kiện hành lý trên và đại diện hãng bay đã giải quyết cho hành khách này đi chuyến bay trên. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển đến bộ phận an ninh soi chiếu, bà Hiền làm mất thẻ lên máy bay và tiếp tục đến quầy 1A lớn tiếng.
Đại diện Vietnam Airlines đã quyết định hủy chuyến với bà Hiền để đảm bảo an ninh, an toàn. Trong lúc hướng dẫn bà Hiền liên hệ với Cảng vụ hàng không miền Nam để giải quyết vụ việc, bà Hiền lại tiếp tục to tiếng, gây mất an ninh trật tự công cộng.
Trao đổi với Đất Việt, Luật sư Trần Văn Thành cho rằng, đại úy Lê Thị Hiền hoàn toàn có thể làm đơn, yêu cầu Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất trích xuất camera tại quầy kiểm vé để xem lại toàn bộ diễn biến sự việc.
Ngoài ra, lúc xảy ra vụ việc cũng có rất nhiều nhân chứng, đó cũng là những đầu mối thông tin quan trọng.
"Nếu phần lỗi không hoàn toàn thuộc về đại úy Lê Thị Hiền thì sao? Nếu nhân viên kiểm vé cũng có một phần lỗi thì xử lý như thế nào? Chúng ta cần phải đánh giá sự việc một cách khách quan.
Do đó, để tránh những hiểu lầm không cần thiết từ phía dư luận, tôi cho rằng Cảng hàng không và hãng hàng không Vietnam Airlines cũng nên chủ động xác minh, làm rõ toàn bộ diễn biến vụ việc hôm 11/8, từ đầu tới cuối.
Trên cơ sở đó đưa ra thông báo chính thức để người dân có được thông tin chính xác", Luật sư Thành nêu quan điểm.
Bích Phương
Theo baodatviet
Đại uý Lê Thị Hiền làm gì khi bị đình chỉ vì mạt sát nhân viên hàng không? Sáng 23/8, Công an quận Đống Đa (TP.Hà Nội) đã công bố Quyết định đình chỉ công tác đối với Đại úy Lê Thị Hiền 30 ngày. Dư luận hiện băn khoăn, trong thời gian bị đình chỉ công tác, bà Hiền làm công việc gì? Thông tin từ Phó trưởng Công an quận Đống Đa Nguyễn Văn Thi, nữ Đại uý Lê...