Nữ đại sứ nghề mong muốn người học có định hướng đúng khi khởi nghiệp
Đại sứ nghề Nhữ Thị Phương rẽ sang học nghề và tốt nghiệp trường cao đẳng nghề du lịch với tấm bằng xuất sắc, được nhà trường giữ lại làm giảng viên, tự mở nhà hàng đồ uống được ưa thích.
Đại sứ nghề Nhữ Thị Phương (bên phải) chấm thi tốt nghiệp lớp pha chế đồ uống tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: CTV
Nhữ Thị Phương cho biết cô khá bất ngờ khi được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) chọn là 1 trong 10 đại sứ nghề năm 2021. Hiện Nhữ Thị Phương là giảng viên môn Nghiệp vụ nhà hàng và Nghiệp vụ pha chế đồ uống, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
Đại sứ nghề Nhữ Thị Phương chia sẻ: Với vai trò mới này, tôi phải cố gắng và nỗ lực hơn trong quá trình làm nghề và quảng bá nghề. Nhưng việc quan trọng nhất, tôi nghĩ sẽ làm sao để mọi người có thể nhận thức rõ những hiệu quả, tính tích cực của việc học nghề mà tôi đã thực sự thấm thía, nhất là học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.
Nhớ lại hơn 10 năm về trước, Phương rẽ sang học nghề để mong có “kế sinh nhai” sau khi thi trượt đại học. Tốt nghiệp THPT năm 2009, Phương (quê Bắc Giang) ban đầu cũng chọn học đại học để trở thành sinh viên như đa số bạn bè cùng thời. Nhưng kết quả thi đại học năm ấy không như mong muốn.
“Lúc ấy thi trượt đại học xong, tôi hụt hẫng lắm. Tôi có ý định tiếp tục ôn tập để năm sau thi lại. Nhưng một thời gian sau, tôi nghĩ nếu vậy thì sẽ bỏ lỡ mất 1 năm và đại học cũng không phải con đường duy nhất để thành công, bằng chứng là nhiều người học đại học xong vẫn phân vân chọn công việc hoặc làm trái ngành”, Phương cho biết.
Vốn yêu thích du lịch, Phương quyết định đăng ký học nghề Quản trị khách sạn của Trường Cao đẳng (CĐ) Du lịch Hải Phòng vì cho rằng khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng hoạt động du lịch sôi động, học xong dễ xin việc làm. Khi chọn nghề, bố mẹ cũng không phản đối và chỉ khuyên học xong có việc làm, không phải làm trái nghề và mất tiền xin việc.
Video đang HOT
“Bài học kỹ năng nghề đầu tiên tôi được học là trải khăn bàn và gấp khăn ăn. Chỉ đơn giản là chiếc khăn vuông nhưng biến tấu ra nhiều hình khác nhau, vừa giữ gìn vệ sinh cho khách vừa trang trí bàn ăn cực đẹp. Từ đó tôi có đam mê và quyết tâm chinh phục nghề ở những kỹ năng khác nữa”, Phương chia sẻ.
Cơ sở vật chất của trường nghề khi đó không hiện đại như bây giờ, nhưng vẫn đáp ứng đủ điều kiện học tập. “Nghề này chủ yếu phục vụ khách dựa trên các món ăn, đồ uống từ đơn giản đến đắt tiền. Không phải lúc nào, chúng tôi cũng có điều kiện mua dụng cụ, nguyên liệu đắt tiền nên phải dùng nguyên liệu thay thế”, Phương cho biết.
Chỉ sau 3 năm học nghề, Phương vượt qua các kỳ thi kỹ năng nghề cấp trường, cấp thành phố, quốc gia. Sau đó được chọn thi tay nghề ASEAN, tay nghề thế giới.
Phương giành giải Nhì Kỳ thi tay nghề Quốc gia năm 2012, cũng trong năm đó tại Indonesia, Phương nhận chứng chỉ tay nghề xuất sắc tại Kỳ thi tay nghề ASEAN. Năm 2013 tại Đức, Phương nhận chứng chỉ tay nghề xuất sắc tại Kỳ thi tay nghề thế giới.
“Qua các cuộc thi, tôi được đào tạo bài bản, các kỹ thuật đều là kỹ thuật cao, có cái nhìn bao quát với nghề hơn. Tôi được cọ xát, giao lưu với nhiều bạn có kỹ năng tốt giúp mình hoàn thiện hơn”, Phương nói.
Tốt nghiệp CĐ Du lịch Hải Phòng năm 2012, Phương được nhà trường giữ lại làm giảng viên. “Tôi tâm niệm rằng bản thân đã được nhà trường, nhà nước tạo điều kiện để rèn luyện và phát triển bản thân, phát triển kỹ năng nghề toàn diện. Nếu mình chỉ làm cho một cơ sở, doanh nghiệp thì sẽ không phát huy hết được những gì đã học hỏi của ở các chuyên gia. Chính việc tôi đi giảng dạy cũng giúp có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng mới”, Phương chia sẻ.
Năm 2018, Nhữ Thị Phương chuyển công tác từ trường CĐ Du lịch Hải Phòng về Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, giảng dạy bộ môn Nghiệp vụ nhà hàng và Nghiệp vụ pha chế đồ uống. Phương pháp giảng dạy của cô Phương là luôn luôn thực hành. Thực hành tại lớp và thực hành tại các cơ sở thực tế để học sinh có sự so sánh, từ đó đưa ra các giải pháp giúp cho quá trình làm nghề được hiệu quả hơn.
“Tôi phụ trách mảng đào tạo còn bên doanh nghiệp họ tuyển dụng. Nhu cầu việc làm ngành này rất lớn, nhất là thiếu các nhân lực có kỹ thuật và tay nghề cao”, Nhữ Thị Phương nhận định.
Đối tượng học nghề tại Trung tâm Dịch vụ việc làm khắc hẳn so với học sinh tại trường Cao đẳng. Những người học tại Trung tâm là những người thất nghiệp và đăng ký học theo chương trình đào tạo của bảo hiểm thất nghiệp. “Nhiều người không biết rằng khi lĩnh bảo hiểm thất nghiệp có học nghề. “Có những người đăng ký học chi mang tính trải nghiệm nhưng có người chủ đích học để khởi nghiệp và không ít người khởi nghiệp thành công khi chọn đúng lĩnh vực đam mê. Do đó, tôi hướng dẫn họ kỹ năng và định hướng để khởi nghiệp”, Phương chia sẻ.
Sau giờ giảng dạy trên lớp, Nhữ Thị Phương lại đến quán cà phê của mình để lo việc kinh doanh. Kỹ năng nghề Dịch vụ nhà hàng và pha chế có sẵn, Quán cà phê vừa phục vụ khách, vừa là nơi Nhữ Thị Phương đào tạo học sinh theo hướng truyền nghề, dạy sau đó cho học sinh thực hành và giới thiệu việc làm sau khi học xong.
Kỹ năng nghề sẵn có giúp Nhữ Thị Phương quản lý nhân viên, quản lý nguyên liệu, tránh thất thoát. Cô Phương còn đào tạo “set up” cửa hàng cà phê cho các đơn vị, đào tạo nhân viên nhà hàng cho doanh nghiệp.
“Để học và hành nghề tốt trong thời buổi xã hội hiện đại cần có kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó, kiến thức và kỹ năng các bạn có thể rèn luyện và học tập. Nhưng quan trọng nhất chính là thái độ, sự cầu tiến, chịu khó học hỏi. Do đó, học đại học cũng tốt nhưng tùy hoàn cảnh và thực tế, việc lựa chọn học nghề sẽ giúp người học tiếp cận nhanh với nghề và với nỗ lực của bản thân sẽ mang tới thành công”, đại sứ nghề Nhữ Thị Phương chia sẻ.
Hà Nội trả kết quả cho gần 3.600 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp qua hình thức gián tiếp
Để tạo điều kiện cho người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), trong thời gian giãn cách xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính qua hình thức gián tiếp.
Trung tâm đã trả kết quả cho gần 3.600 hồ sơ hưởng BHTN theo đúng quy định.
Tư vấn việc làm qua hình thức online.
Ông Tạ Văn Thảo, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Thực hiện Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND TP và chỉ đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội về phòng chống dịch COVID-19, ngày 24/7, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã xây dựng quy trình tạm thời để thực hiện chính sách BHTN trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, theo hình thức từ trực tiếp sang gián tiếp. Hình thức này áp dụng tại trụ sở chính, các cơ sở và các điểm, sàn giao dịch việc làm vệ tinh.
Theo đó, người lao động gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện; thông báo tìm kiếm việc làm, thông báo trả kết quả qua zalo, email, điện thoại tới 1 trong 15 cơ sở, điểm, sàn giao dịch việc làm vệ tinh của Trung tâm.
"Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động được hỗ trợ chính sách, chúng tôi đã đăng tải công khai quy trình trên website của Trung tâm, cổng thông tin của Sở LĐTBXH Hà Nội và các phương tiện thông tin đại chúng", ông Tạ Văn Thảo cho biết.
Theo thống kê, từ ngày 24/7 đến ngày 7/8, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tiếp nhận 816 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trả kết quả 3.588 hồ sơ (bao gồm cả hồ sơ đã nhận trước thời điểm thực hiện giãn cách); giải quyết 13.797 hồ sơ thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm.
"Số liệu người nộp hồ sơ thấp hơn so với trước khi thực hiện giãn cách xã hội. Tình trạng hiện nay nếu tiếp tục kéo dài thì thời điểm sau khi hết giãn cách, dự báo số lượng hồ sơ sẽ tăng mạnh và chắc chắn sẽ ảnh hưởng, tạo áp lực nhất định lên hệ thống tiếp nhận, giải quyết hồ sơ BHTN của Trung tâm", ông Tạ Văn Thảo nhận định.
Trong thời gian này, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vẫn triển khai thu thập thông tin thị trường lao động, cũng như cung cấp lại cho doanh nghiệp, người lao động qua hình thức online. Từ những dữ liệu thu thập được, Trung tâm sẽ tham mưu cho Sở LĐTBXH Hà Nội những hoạt động thúc đẩy tăng cường tạo việc làm cho người lao động một cách phù hợp nhất sau khi hết giãn cách xã hội.
Hà Nội thông báo 15 địa chỉ giao dịch trực tuyến hưởng trợ cấp thất nghiệp Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tạm dừng các giao dịch trực tiếp đối với người lao động đến làm các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Các giao dịch làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian này được chuyển sang hình thực trực tuyến. Giao dịch việc làm, giải quyết thủ tục qua hình thức...