Nữ đặc cảnh 9x ở Trung Quốc khổ luyện
Để trở thành đặc cảnh, các cô gái phải vượt qua nhiều bài huấn luyện như lật lốp xe, tay không leo xuống cột, đu thang trên không và huấn luyện thực chiến.
Theo QQ, Trương Thần và Chu Đan Ni là hai nữ cảnh sát đặc nhiệm duy nhất của đội đặc cảnh tuần tra thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Trương Thần (phải), sinh năm 1992, tốt nghiệp chuyên ngành thể thao cộng đồng của đại học sư phạm Chiết Giang. Chu Đan Ni (trái), sinh năm 1993, tốt nghiệp trường cảnh sát.
Năm 2014, hai cô gái cùng gia nhập đội, trở thành cộng sự ăn ý và bạn thân của nhau.
Cảnh sát đặc nhiệm tuần tra có nhiệm vụ tuần tra, truy bắt tội phạm đường phố. Vì thế, họ thường phải tập luyện rất nặng. Lật lốp xe là bài huấn luyện bắt buộc. Là nữ giới, Trương Thần và Chu Đan Ni chỉ được giao lật hai lốp xe nhẹ nhất.
Đường phố là địa bàn hoạt động phức tạp với đủ loại tội phạm khác nhau. Cảnh sát tuần tra cần trang bị kỹ năng tối thiểu như tay không leo cột. Trương Thần vốn sợ độ cao, đây là bài tập cô cho rằng khó nhất.
“Lúc mới tập, tôi sợ đến mức không dám xuống. Tôi tự giày vò mãi, nghĩ rằng rất nhiều người đang nhìn mình, đợi mình, cuối cùng mới leo xuống trong nước mắt”, Trương Thần nhớ lại. Giờ đây, cô đã khắc phục nhược điểm, leo xuống dễ dàng.
Chu Đan Ni trèo lên đỉnh cột, trán lấm tầm mồ hôi. Trương Thần lập tức giúp bạn tháo dây an toàn. Trong kỳ huấn luyện, cả hai luôn giúp đỡ nhau.
Đu thang trên không là môn học giúp đặc cảnh luyện độ dẻo dai của cơ thể. Trương Thần tốt nghiệp ngành thể thao nên dễ dàng vượt qua môn này.
Huấn luyện thực chiến là khóa đào tạo giúp đặc cảnh tuần tra luyện khả năng thích ứng thực tế. Mỗi khóa đào tạo, họ đều phải trang bị vũ khí đầy đủ, đề phòng sự cố ngoài ý muốn.
Video đang HOT
Trương Thần gặp khó khăn khi mới học bắn súng.
“Trước đây tôi chưa từng cầm súng. Khi huấn luyện, súng cũng được trang bị ống giảm thanh. Lúc huấn luyện thực chiến, tôi mới cảm giác được sức giật mạnh hơn tưởng tượng. Áp lực khi cầm súng có đạn thật rất lớn, lần đầu bắn thật tôi đã khóc vì quá sợ”, cô nhớ lại.
Chu Đan Ni quật ngã huấn luyện viên ở sàn tập. Sau đó, hai cô gái lắng nghe góp ý của huấn luyện viên để rút kinh nghiệm.
Đánh giáp lá cà là kỹ năng cực kỳ quan trọng. Chu Đan Ni cảm thấy mình tấn công chưa đủ mạnh.
“Cô ấy quá hiền, không muốn làm người khác bị thương. Khi tập luyện, cô ấy tấn công ít, phòng thủ nhiều”, Trương Thần nhận xét.
Ngâm chân là thói quen thư giãn hàng ngày của hai cô gái sau một ngày luyện tập.
Ngày nghỉ, họ cởi bỏ đôi giày cảnh sát đặc nề, thay vào đôi giày cao gót thanh mảnh đi dạo phố.
Giống như những cô gái cùng tuổi, Trương Thần và Chu Đan Ni thích đi dạo phố.
Hai cô gái có sở thích chung là ăn lẩu.
Hồng Hạnh
Ảnh: QQ
Theo VNE
Vận động viên nhí Trung Quốc khổ luyện vươn tới Olympic
Ngoài khả năng thiên phú, các vận động viên nhí cần trải qua thời gian dài khổ luyện mới mong lọt vào đội tuyển quốc gia thi đấu Olympic.
Theo Sina, đạt huy chương vàng Thế vận hội thể thao thế giới (Olympic) là ước mong của tất cả vận động viên trên thế giới. Tại Trung Quốc, đất nước luôn có thành tích cao trong bảng xếp hạng Olympic, vận động viên được đào tạo từ khi mới 5-6 tuổi, và phải trải qua nhiều năm khổ luyện mới có cơ hội được tham dự đội tuyển quốc gia thi đấu Olympic.
Trong ảnh, một huấn luyện viên trung tâm thể dục thể thao Bắc Kinh đang ép dẻo cho một vận động viên nhí.
Giờ ép cơ tại trường thể thao Thập Sát Hải, Bắc Kinh.
Độ tuổi bắt đầu tham gia huấn luyện của vận động viên nhí thường từ 6 tuổi. Độ tuổi thi đấu lý tưởng là từ 17 đến 18.
Một bé trai luyện đẩy tạ trong Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao Hạ Môn, thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến.
Trong quá trình khổ luyện, nhiều em bị chấn thương, thậm chí phải từ bỏ giấc mộng tham dự Olympic.
Các cầu thủ tương lai ở trường bóng đá Phúc Lực Thiết Nhĩ Tây, thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông.
Học viên trung tâm huấn luyện thể dục thể thao Bạc Châu thuộc thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy.
Đội thể thao nhí trường huấn luyện thành phố Phụ Dương, tình An Huy.
Từ khi thành lập năm 1992 đến nay, đội của trường có hàng chục em lọt vào đội tuyển cấp tỉnh và của quốc gia. Vận động viên Đặng Lâm Lâm, quán quân hai kỳ Olympic môn cầu thăng bằng nữ năm 2008 và 2012, cũng được đào tạo tại đây từ năm 6 tuổi.
Học viên nhí đang luyện bóng bàn tại trường thể thao Thập Sát Hải, Bắc Kinh.
Sân huấn luyện trường thể thao quận Từ Hối, Thượng Hải. Một học viên môn thể dục dụng cụ đang tập với vòng treo, phía sau là khẩu hiệu "tuổi nhỏ lập chí lớn".
Đôi bàn tay quấn băng vải của một học viên môn thể dục dụng cụ.
Một bé gái đang luyện đi trên cầu thăng bằng. Những vận động viên nhí này được rèn luyện ý chí kiên cường và tinh thần vượt khó.
Học viên trượt băng tốc độ vừa kết thúc kỳ huấn luyện trên băng để chuyển sang huấn luyện trên đất.
Trồng cây chuối được xem là động tác hiệu quả nhất để rèn luyện ý chí.
Hải Yến
Ảnh: Sina
Theo VNE
Triều Tiên cử hàng trăm điệp viên theo dõi lao động ở Trung Quốc Triều Tiên bị cáo buộc cử khoảng 300 điệp viên sang Trung Quốc theo dõi các lao động nước này sau vụ đào tẩu gây chú ý của hơn một chục nhân viên nhà hàng Triều Tiên gần đây, theo Yonhap ngày 7.7. Yonhap dẫn lời một người đào tẩu Triều Tiên tên Kim Yong-hwa, hiện là giám đốc tổ chức Hiệp hội...