Nữ CSGT cầm loa điều tiết giao thông ở TP HCM
Từ đầu tháng 8, nhiều nữ CSGT TP HCM được huy động xuống đường cầm loa nhắc nhở người vi phạm giao thông ở các giao lộ trung tâm.
Nhiều nữ CSGT vừa được Phòng CSGT đường bộ – đường sắt ( PC67, Công an TP HCM) tăng cường xuống đường tham gia điều tiết giao thông tại các giao lộ ở trung tâm vào giờ cao điểm.
Điểm nổi bật là PC67 triển khai thí điểm hình thức phát loa tuyên truyền. Từ 6h30, tại giao lộ đường Nguyễn Trãi – Nguyễn Văn Cừ (quận 1), thượng úy Phan Hồng Quyên (33 tuổi, Đội CSGT Cát Lái) được đồng đội nam chỉ dẫn cách sử dụng loa trước khi vào làm nhiệm vụ.
“Trước đó, tôi cũng thường ra đường điều tiết giao thông nhưng đây là lần đầu tiên kiêm thêm việc cầm loa để chỉ dẫn, nhắc nhở người đi đường. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ mới, tôi phải có mặt ở giao lộ từ lúc 6h”, thượng úy Quyên cho biết.
Trong thời gian đầu, Phòng cảnh sát giao thông sẽ tập trung thí điểm mô hình này tại hai ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Trãi – Nguyễn Văn Cừ (quận 1).
Video đang HOT
Đứng ở vệ đường, nữ CSGT liên tục nhắc nhở người tham gia giao thông không được leo lề, lấn vạch khi dừng đèn đỏ… qua hệ thống loa. “Lúc đầu tôi hơi bỡ ngỡ khi giọng mình trong loa quá to, bị nhiều người nhìn nhưng chỉ một lúc là quen với công việc. Dù vậy, cả gần hai tiếng khoác chiếc loa nặng hai ký trên vai cũng khá mệt”, nữ thượng úy chia sẻ.
“Đề nghị người mặc áo xanh, đi xe máy màu xanh da trời lùi lại, dừng đúng vạch”. Nghe vậy, người đàn ông cười trừ nhưng chưa thực hiện, buộc thượng úy Quyên phải ra trực tiếp lòng đường yêu cầu chấp hành đúng luật giao thông.
Tham gia làm nhiệm vụ cùng nữ thượng úy còn có các CSGT nam hỗ trợ. “Chúng tôi không xử phạt, chỉ nhắc nhở để người đi đường nâng cao ý thức trong những lần dừng đèn đỏ sau”, nữ CSGT nói.
Được nhắc nhở trực tiếp bằng loa, hầu hết người tham gia giao thông chấp hành, dừng đúng vạch, không leo lên lề.
Đúng 8h30, kết thúc nhiệm vụ, thượng úy Quyên chào đồng đội để về đơn vị tiếp tục công việc khác. Theo Phòng cảnh sát giao thông, các chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ phát loa phải chấp hành nghiêm chỉnh điều lệnh của ngành, quy trình công tác, ứng xử văn hóa, văn minh, lịch sự.
Mỗi tuần, các nữ CSGT có trung bình một ngày tham gia điều tiết giao thông với loa tuyên truyền. Thời gian thực hiện từ 6h30 đến 8h và từ 16h30 đến 18h mỗi ngày.
Sau khi thí điểm, Phòng cảnh sát giao thông TP HCM sẽ đánh giá kết quả thực hiện và nhân rộng trên các giao lộ có tình hình phức tạp về ùn tắc giao thông.
Quỳnh Trần
Theo VNE
TP HCM muốn xây nút giao 3 tầng ở cửa ngõ phía Đông
Nút giao An Phú được kỳ vọng giảm ùn tắc tại giao lộ giữa cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với các tuyến đường khác.
UBND TP HCM vừa gửi văn bản khẩn, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thống nhất phương án xây dựng nút giao thông An Phú (quận 2), chỉ đạo thực hiện các công việc tiếp theo để nhanh chóng khắc phục tình trạng ùn ứ thường xuyên tại khu vực này.
Tại buổi làm việc với UBND TP HCM mới đây, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa thống nhất việc đầu tư giai đoạn một nút giao An Phú bằng vốn dư JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) của dự án cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Nút giao An Phú được đề xuất xây dựng có 3 tầng. Ảnh: Google maps.
Theo góp ý của Bộ GTVT, UBND thành phố đã hoàn thiện và chốt phương án thiết kế xây dựng nút giao An Phú có 3 tầng gồm hầm chui hai chiều kết nối đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ (theo hướng đi về hầm vượt sông Sài Gòn và ngược lại); kết hợp hầm chui theo hướng từ đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây vào đường Lương Định Của.
Tiếp đó, xây cầu vượt theo hướng từ đường Lương Định Của vào đường cao tốc HLD và cầu vượt theo hướng từ ngã ba Cát Lái - Mai Chí Thọ đi cao tốc HLD.
Ngoài ra, tuyến đường sắt nhẹ Long Thành - Thủ Thiêm và tuyến đường sắt TP HCM - Nha Trang sẽ đi trên cao, vượt đường Mai Chí Thọ để vào ga Thủ Thiêm.
Về phương án đầu tư, TP HCM đề xuất phân kỳ thành hai giai đoạn. Giai đoạn một sẽ xây hầm chui hai chiều (4 làn xe) kết nối đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ, theo hướng về hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) và ngược lại, với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 800 tỷ đồng.
Là điểm giao giữa các tuyến đường có mật độ phương tiện đông như cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Mai Chí Thọ, Lương Định Của, Nguyễn Thị Định, khu vực nút giao An Phú thường xuyên bị ùn tắc. Các loại xe phải dừng đợi đèn đỏ rất lâu mới có thể qua được nút giao này. Đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây bị ùn ứ.
TP HCM đang triển khai nút giao An Sương cũng với 3 tầng để giải quyết ùn tắc ở cửa ngõ phía Tây. Tuy nhiên, trong giai đoạn một cũng chỉ mới có hầm chui được xây dựng.
Hữu Công
Theo VNE
Người dân tri hô, cứu hai vợ chồng bị xe tải kéo lê gần 20m Phát hiện hai người đi xe máy bị cuốn dưới gầm xe tải, người đi đường hô hoán thông báo cho tài xế biết lùi phương tiện này để đưa hai nạn nhân ra ngoài. Hiện trường vụ tai nạn khiến hai vợ chồng đi xe máy bị kẹt dưới gầm xe tải Trưa 18.5, xe tải lưu thông trên đường Nguyễn Hữu...